Tu lieu

Chia sẻ bởi Lê Văn Ngân | Ngày 16/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: tu lieu thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM HIỆU QUẢ
Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau, trong công tác giảng dạy phụ đạo hỗ trợ đối với học sinh yếu kém đối với trường THCS Diên Lãm. Tôi vừa là cán bộ quản lý vừa dạy môn Địa lý, xin đề xuất một số sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình quản lý và giảng dạy. Mà tôi áp dụng thực tế có hiệu quả và có thể vận dụng trực tiếp cho học sinh ở địa phương mình thuộc lĩnh vực vùng sâu, xa, từ điều kiện kinh tế, sự nhận thức về văn hóa của phụ huynh và học sinh đa số còn hạn chế.
Nay tôi xin tham dự viết bài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tham gia trao đổi kinh nghiệm cùng các thầy, cô và đồng nghiệp trong Ngành giáo dục Quỳ Châu nói chung và trường THCS Diên Lãm nói riêng, để góp ý trao đổi lẫn nhau, để xây dựng phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém, để có thể nâng dần chất lượng và có khả năng sánh vai với các trường bạn trong Huyện.
Kính thưa! Quý thầy, cô. Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi còn rất nhiều hạn chế, rất mong quý thầy, cô nhiệt tình góp ý để bài sáng kiến kinh nghiệm sau được hoàn thiện hơn. Nhằm áp dụng trong công tác giảng dạy mang tính thiết thực và có hiệu quả cho công tác giảng dạy ở trường THCS hiện nay. Với những lý do trên tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lý lớp ở trường THCS Diên Lãm".
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1) Cơ sở khoa học của việc chọn đề tài:
Trung học cơ sở là cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp Tiểu học và khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững chắc cho cấp học THPT và Cao Đẳng Đại học. Nó tạo mối quan hệ thiết giữa các môn học tự nhiên trong nhà trường, Địa lý là một trong những môn học mà hiện nay Ngành đặc biệt quan tâm. Do đó, cần có sự nhận thức rõ giá trị thực tiễn của môn Địa lý giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách sâu sắc làm nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này.
Từ những cơ sở khoa học đó, dạy học môn Địa lý ở trường THCS là hết sức quan trọng nhưng để học sinh có được vốn kiến thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS. Giáo viên phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém và hiểu các kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém nắm và hiểu các kiến thức là một vấn đề khó. Muốn để học sinh hiểu được giáo viên phải có quyết tâm với nghề một cách triệt để và có một tâm lý nhẹ nhàng, phương pháp phù hợp giảng dạy cho các đối tượng này, giáo viên phải vận dụng từ những khái niệm đơn giản, mở để học sinh nắm nhằm lấp lại kiến thức mà các em bị hỏng. Đặc biệt, khái quát kiến thức trong tâm cơ bản, ngắn gọn, cô đọng, làm nền tảng cho các kiến thức có liên quan vận dụng ở các lớp trên. Về phương pháp đòi hỏi giáo viên phải sử dụng triệt để các dụng dạy học như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ liên hệ thực tế, phân chia nhóm phải đảm bảo phải có đủ các đối tượng như (khá, giỏi, TB, yếu, kém) để có điều kiện trao đổi học tập lẫn nhau. Để giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao thì người giáo viên gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Học sinh đã làm quen với bộ môn như Địa lý và các môn khoa học xã hội khác ... Hiện nay sách biên soạn có hình thức trình bày sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu. Dưới mỗi đầu đề của mỗi bài thường có các hình ảnh găn liền với các câu hỏi hoặc cõu phát biểu, câu suy đoán, ... nhằm kích thích óc tò mò, kiến thức khoa học, thôi thúc học sinh tích cực tìm tòi khám phá, kiến thức mới, khái niệm mới. Nhờ các câu hỏi này mà giáo viên có thể tạo ra các tình huống có vấn đề lôi cuốn học sinh yếu kém vào tiết học một cách hứng thú, nhẹ nhàng. Từ đó, hình thành kiến thức mới như hình thành các khái niệm Địa lý một cách ngắn gọn, cô đọng dễ hiểu nhằm nền tảng cho việc vận dụng nghiên cứu các kiến thức cơ bản ở các lớp sau.
Để học sinh yếu kém học tốt thì giáo viên phải gây được hứng thú học tập. Muốn làm được như thế thì giáo viên định hướng giúp, hỗ trợ kiến thức cũ mà học sinh đã khuyết hoặc những cau hỏi gợi mở trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, biểu đồ hoặc suy luận từ những kiến thức cũ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Ngân
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)