Tư liệu tham khảo
Chia sẻ bởi Trần Thy Nhã Uyên |
Ngày 26/04/2019 |
116
Chia sẻ tài liệu: tư liệu tham khảo thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
1. Đặt vấn đề
Để học tập tốt môn Địa lí, một trong những phương tiện học tập hữu hiệu nhất đó là Atlat. Atlat địa lý Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng về nội dung các bản đồ mà còn có cả biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh. Qua việc sử dụng Atlat học sinh sẽ phát hiện kiến thức, khắc sâu bài học hơn, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, ngôn ngữ đặc biệt là khả năng sang tạo, giải quyết vấn đề.
Khi học sinh biết cách khai thác Atlat địa lí Việt Nam sẽ rất tiện lợi và hiệu quả; dù đi đâu, ở vị trí nào các em cũng có thể đem theo và sử dụng được Atlat để tra cứu các tư liệu dễ dàng, không phải dùng đến các bản đồ cồng kềnh, hay những dụng cụ tài liệu phức tạp, các em vẫn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức mới của môn Địa lí.
Hiện tại còn một số giáo viên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, chưa chú trọng sử dụng nó trong việc giảng dạy, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat. Hoặc có người chỉ thông báo cho học sinh xem thêm trong Atlat, không hướng dẫn cụ thể xem cái gì và xem như thế nào? dẫn đến hiệu quả chưa cao. Có học sinh khi đi thi tốt nghiệp THPT vẫn còn rất loay hoay không biết sử dụng Atlat như thế nào để tìm ra các số liệu dùng cho bài làm, trong khi các tư liệu đó đã có sẵn trong Atlat, được phép sử dụng trong phòng thi.
Đối với giáo viên, nếu khai thác tốt các thông tin trong Atlat Địa lí Việt Nam để giảng dạy chương trình Địa lí 12 thì sẽ làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả dạy học cao hơn so với việc dạy học mà không khai thác các bản đồ có liên quan đến bài học trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Đối với học sinh, nếu khai thác tốt các thông tin trong Atlat Địa lí Việt Nam liên quan đến bài học, sẽ làm cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn, ít phải học thuộc lòng bài học hơn, đặc biệt là việc nhớ các số liệu để dẫn chứng cho các nội dung kiến thức địa lí.
Vì vậy, nếu giáo viên và học sinh biết khai thác hiệu quả Át lát Địa lí vào việc dạy và học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung cũng như môn Địa lý nói riêng.
2. Hướng dẫn sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam hiệu quả
* Khái quát về Át lát
Át lát là một tập các bản đồ của một bộ phận lãnh thổ hay toàn bộ bề mặt trái đất. Thông thường để tiện sử dụng, Át lát được biên tập có khổ nhỏ hơn so với các loại bản đồ treo tường.
Át lát địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành, kinh tế vùng của Việt Nam, chủ yếu được phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy Địa lý.
Atlat địa lí Việt Nam là một dạng bản đồ giáo khoa, có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ khá phù hợp với chương trình địa lí 12. Nó diễn giải vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận. Hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học
Átlát có vai trò rất quan trọng: Átlát là hình ảnh trực quan sinh động của các đối tượng địa lý; là phương tiện dạy học để học sinh khai thác tri thức: Át lát là hình ảnh trực quan thể hiện sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí, do đó Át lát là một phương tiện để học sinh khai thác kiến thức, tìm hiểu sự phân bố và giải thích mối quan hệ của các yếu tố địa lý; là phương tiện dạy học để học sinh rèn luyện kĩ năng về bản đồ.
Một cách khái quát, bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam gồm: Trang đầu giới thiệu các ký hiệu chung trong từng bản đồ trong Atlát Địa lý Việt Nam.
- Các bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và loại đất chính, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số, dân tộc, kinh tế chung.
- Các bản đồ các ngành kinh tế gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch.
- Các bản đồ các vùng kinh tế gồm: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung
Để học tập tốt môn Địa lí, một trong những phương tiện học tập hữu hiệu nhất đó là Atlat. Atlat địa lý Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng về nội dung các bản đồ mà còn có cả biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh. Qua việc sử dụng Atlat học sinh sẽ phát hiện kiến thức, khắc sâu bài học hơn, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, ngôn ngữ đặc biệt là khả năng sang tạo, giải quyết vấn đề.
Khi học sinh biết cách khai thác Atlat địa lí Việt Nam sẽ rất tiện lợi và hiệu quả; dù đi đâu, ở vị trí nào các em cũng có thể đem theo và sử dụng được Atlat để tra cứu các tư liệu dễ dàng, không phải dùng đến các bản đồ cồng kềnh, hay những dụng cụ tài liệu phức tạp, các em vẫn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức mới của môn Địa lí.
Hiện tại còn một số giáo viên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, chưa chú trọng sử dụng nó trong việc giảng dạy, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat. Hoặc có người chỉ thông báo cho học sinh xem thêm trong Atlat, không hướng dẫn cụ thể xem cái gì và xem như thế nào? dẫn đến hiệu quả chưa cao. Có học sinh khi đi thi tốt nghiệp THPT vẫn còn rất loay hoay không biết sử dụng Atlat như thế nào để tìm ra các số liệu dùng cho bài làm, trong khi các tư liệu đó đã có sẵn trong Atlat, được phép sử dụng trong phòng thi.
Đối với giáo viên, nếu khai thác tốt các thông tin trong Atlat Địa lí Việt Nam để giảng dạy chương trình Địa lí 12 thì sẽ làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả dạy học cao hơn so với việc dạy học mà không khai thác các bản đồ có liên quan đến bài học trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Đối với học sinh, nếu khai thác tốt các thông tin trong Atlat Địa lí Việt Nam liên quan đến bài học, sẽ làm cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn, ít phải học thuộc lòng bài học hơn, đặc biệt là việc nhớ các số liệu để dẫn chứng cho các nội dung kiến thức địa lí.
Vì vậy, nếu giáo viên và học sinh biết khai thác hiệu quả Át lát Địa lí vào việc dạy và học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung cũng như môn Địa lý nói riêng.
2. Hướng dẫn sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam hiệu quả
* Khái quát về Át lát
Át lát là một tập các bản đồ của một bộ phận lãnh thổ hay toàn bộ bề mặt trái đất. Thông thường để tiện sử dụng, Át lát được biên tập có khổ nhỏ hơn so với các loại bản đồ treo tường.
Át lát địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành, kinh tế vùng của Việt Nam, chủ yếu được phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy Địa lý.
Atlat địa lí Việt Nam là một dạng bản đồ giáo khoa, có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ khá phù hợp với chương trình địa lí 12. Nó diễn giải vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận. Hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học
Átlát có vai trò rất quan trọng: Átlát là hình ảnh trực quan sinh động của các đối tượng địa lý; là phương tiện dạy học để học sinh khai thác tri thức: Át lát là hình ảnh trực quan thể hiện sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí, do đó Át lát là một phương tiện để học sinh khai thác kiến thức, tìm hiểu sự phân bố và giải thích mối quan hệ của các yếu tố địa lý; là phương tiện dạy học để học sinh rèn luyện kĩ năng về bản đồ.
Một cách khái quát, bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam gồm: Trang đầu giới thiệu các ký hiệu chung trong từng bản đồ trong Atlát Địa lý Việt Nam.
- Các bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và loại đất chính, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số, dân tộc, kinh tế chung.
- Các bản đồ các ngành kinh tế gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch.
- Các bản đồ các vùng kinh tế gồm: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thy Nhã Uyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)