Tự chọn ngữ văn 6

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thành | Ngày 18/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Tự chọn ngữ văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Thứ 3 ngày 17 tháng năm 2010

Tiết 1
Giới thiệu chương trình môn Ngữ văn 6 và hướng dẫn phương pháp học bộ môn

Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS lớp 6 làm quen với môn Ngữ văn, nắm vững mục tiêu,chương trình và những yêu cầu cơ bản để học có hiệu quả.
- Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để hoạt động trong giờ học.
II. Tiến trình các hoạt động dạy học.
HĐ1: Giới thiệu mục tiêu, chương trình của môn Ngữ văn.
Mục tiêu môn học.
Môn Ngữ văn là một môn học đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, ton trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tình tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt.
Chương trình môn Ngữ văn 6:
Tổng số tiết: 140. Gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Mỗi tuần thông thường học 4 tiết. Trong một đơn vị bài học thường có cả 3 phân môn.( đọc thứ tự các tiết theo PPCT)
Ngoài ra, mỗi tuần có thêm 1 tiết Tự chọn, chủ yếu dùng để luyện thêm kỹ năng, nâng cao kiến thức; 1 buổi học nâng cao chủ yếu để bồi dưỡng.
HĐ2: Hướng dẫn phương pháp học bộ môn.
Phương pháp học bộ môn:
Học phần văn bản ( kiến thức văn học)
Chuẩn bị: Soạn bài (đọc kĩ văn bản, đọc hiểu phần chú thích, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
Hoạt động trên lớp: xây dựng nội dung kiến thức bài học, ghi chép những nội dung cần nhớ.
Về nhà: làm tất cả các bài tập còn lại trong phần luyện tập, làm bài tập trong “ Bài tập ngữ văn”.
Học phần Tiếng Việt và Tập làm văn: đọc trước nội dung, nghiên cứu kĩ các câu hỏi trong SGK.
Về nhà: làm các bài tập còn lại trong SGK và sách bài tập.
Đ/v các bài: Luyện tập, Luyện nói, Tổng kết, Thực hành: chuẩn bị trước vào vở soạn hoặc vở bài tập.
Chuẩn bị đồ dùng: (dùng cho nhiều môn học).
Thẻ học tập
Bảng con.
Bảng nhóm ( 4 người một bảng)
Các loại vở cần có:
Vở ghi ngữ văn.
Vở soạn văn.
vở bài tập ngữ văn
Vở tập làm văn ( chỉ dùng để viết các bài văn)
Vở tự chọn Ngữ văn.
Vở nâng cao Ngữ văn
HĐ 3: Bài tập về nhà (làm vào vở tự chọn)
Thay lời Lạc Long Quân kể lại chuyện Con Rồng cháu Tiên và những lời nhắn nhủ cháu con.























Thứ 3 ngày 17 tháng năm 2010
Tiết 2 Bài tập về cấu tạo từ tiếng Việt
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học về từ đơn và từ phức.
- Luyện tập tạo lập văn bản tự sự có ý thức sử dụng một số từ láy tượng hình, tượng thanh.
II. Tiến trình các hoạt động dạy-học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
Em háy vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt?
Từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau? Cho VD.
HĐ2: Hệ thống các bài tập:
Bài tập 1: Em hãy tìm các từ phức trong hai câu sau. Trong các từ phức ấy, có từ nào là từ láy không? Vì sao?
Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được.
Đáp án:
-Các từ phức: tính tình, tập quán, ăn ở, lâu dài ( không có từ láy)
Bài tập 2: Trong các từ ghép sau đây, từ ghép nào có nghĩa khái quát, từ ghép nào có nghĩa cụ thể?
Ăn chơi, ăn bớt, ăn khớp, ăn mặc, ăn theo, ăn ý, ăn diện, ăn mòn.
Đặt câu với từ ăn mòn, ăn mặc.
Đáp án:
Từ ghép có nghĩa khái quát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)