TTHCM
Chia sẻ bởi Lê Kiều Oanh |
Ngày 03/05/2019 |
1042
Chia sẻ tài liệu: TTHCM thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN:
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
( (
Bài thu hoạch
sau khi thăm Bảo Tàng
Chứng Tích Chiến Tranh
GV: Ngô Thị Kim Liên
SV: Nguyễn Thị Kim Thi
Mã số SV: 0917318
Lớp: 09KMT
Tôi luôn tự hào mình là con của quê hương Tây Ninh- mảnh đất anh hùng trong suốt thời kì chiến tranh chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ gian truân của dân tộc. Gia đình tôi là một gia đình có truyền thống cách mạng, chiến tranh đã cướp mất người ông thân thương của tôi. Bà nội tôi khi xưa cũng là một cô thanh niên xung phong vừa tham gia sản suất vừa gánh gạo nuôi quân, phục vụ bộ đội. Bác tôi đã cống hiến một phần thân thể của mình cùng với biết bao nhiêu người khác nữa để đổi lấy độc lập tự do như ngày hôm nay cho dân tộc.
Từ nhỏ, tôi đã được bà nội kể cho nghe những câu chuyện về tội ác của quân đội Mỹ gây ra ở quê hương ruột thịt của mình. Điều đó đã ăn sâu trong tâm trí tôi rằng chiến tranh là một điều thật khủng khiếp.
Khi lớn lên, được học môn lịch sử và đặc biệt là môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tôi đã thấy được phần nào những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra, nhưng tôi chưa từng được tận mắt chứng kiến những hình ảnh về chiến tranh. Mãi cho đến khi được đi thăm Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh (28- Võ Văn Tần, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), tôi đã có nhiều suy nghĩ và nhận thức rõ nét hơn về chiến tranh. Lòng yêu nước và căm thù giặc trỗi dậy mạnh mẽ trong tôi cũng như biết bao bạn khác. Những cảm xúc tôi ghi lại trong đây chỉ là một phần nhỏ trong chuyến đi thăm bảo tàng.
Lần đầu tiên đến thăm Bảo Tàng, điều tôi nhận thấy trước hết ở đây là khung cảnh trước sân với những chiếc máy bay, xe tăng với đủ loại, kích thước và màu sắc khác nhau được lưu giữ và bảo quản cẩn thận.
Tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều người nước ngoài cũng đến thăm bảo tàng, có cả người da vàng, da trắng lẫn người da đen. Họ chắc hẳn là những con người rất yêu chuộng hoà bình và cũng một phần ngưỡng mộ tinh thần dân tộc của Việt Nam. Trong số họ có cả những người lính Mỹ khi xưa đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam. Phải chăng họ đến đây để nhìn lại những tội ác mình đã gây ra ?
Bước vào khu vực sảnh chính của bảo tàng, tôi thấy được rất nhiều loại bom, đạn đủ mọi kích thước. Bên cạnh còn có phòng trưng bày về chất độc dioxin. Nhìn những hình ảnh này, ắt hẳn ai cũng phải chạnh lòng , tác hại của chất độc hoá học vô cùng khủng khiếp đã gây biết bao đau đớn cho người dân kể cả khi chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm.
Theo chân người hướng dẫn, chúng tôi lên lầu hai, cả lớp ngồi xếp hàng bên ngoài phòng trưng bày Hoà Bình, nghe anh hướng dẫn giới thiệu về bảo tàng và kể sơ lược về các đòn tra tấn dã man của địch đối với những chiến sĩ cách mạng của ta, các vụ thảm sát dân ta,… Càng nghe, tôi càng nôn nóng muốn được xem tận mắt những hình ảnh đó. Cuối cùng chúng tôi cũng được đi tham quan tự do các phòng trưng bày.
Tại phòng trưng bày các sự thật lịch sử
Tôi quá bất ngờ vì những điều mình tưởng tượng về chiến tranh trước đây chưa bằng một phần nhỏ những nỗi đau, sự tàn khốc mà những tấm ảnh này ghi lại.
Đây là hình ảnh về vụ thảm sát tại làng Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi) ngày 16-3-1968. Quân đội Mỹ ồ ạt tiến vào và tàn sát cùng một lúc 504 thường dân- chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em.
Xác người nằm ngổn ngang trên đường, có những em bé còn bú sữa mẹ.
Chúng gom dân lại và tàn sát tập thể hàng chục, hàng trăm người cùng một lúc.
Còn rất nhiều những tấm ảnh thương tâm về vụ thảm sát Sơn Mỹ. Tôi không hiểu tại sao những người lính Mỹ này lại có đủ can đảm để xả súng vào những đứa trẻ thơ tội nghiệp như thế. Hay là họ chỉ biết tuân thủ theo lệnh « bắn bất cứ cái gì di động » ?
Ngoài ra còn nhiều tấm ảnh về tác hại của bom lân tinh, bom napan- những điều mà trước kia tôi không hề tưởng tượng được. Tôi chỉ được học ở trường những điều cơ bản như : ngày tháng năm nào, trận đánh nào, xảy ra ở đâu, bao
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN:
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
( (
Bài thu hoạch
sau khi thăm Bảo Tàng
Chứng Tích Chiến Tranh
GV: Ngô Thị Kim Liên
SV: Nguyễn Thị Kim Thi
Mã số SV: 0917318
Lớp: 09KMT
Tôi luôn tự hào mình là con của quê hương Tây Ninh- mảnh đất anh hùng trong suốt thời kì chiến tranh chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ gian truân của dân tộc. Gia đình tôi là một gia đình có truyền thống cách mạng, chiến tranh đã cướp mất người ông thân thương của tôi. Bà nội tôi khi xưa cũng là một cô thanh niên xung phong vừa tham gia sản suất vừa gánh gạo nuôi quân, phục vụ bộ đội. Bác tôi đã cống hiến một phần thân thể của mình cùng với biết bao nhiêu người khác nữa để đổi lấy độc lập tự do như ngày hôm nay cho dân tộc.
Từ nhỏ, tôi đã được bà nội kể cho nghe những câu chuyện về tội ác của quân đội Mỹ gây ra ở quê hương ruột thịt của mình. Điều đó đã ăn sâu trong tâm trí tôi rằng chiến tranh là một điều thật khủng khiếp.
Khi lớn lên, được học môn lịch sử và đặc biệt là môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tôi đã thấy được phần nào những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra, nhưng tôi chưa từng được tận mắt chứng kiến những hình ảnh về chiến tranh. Mãi cho đến khi được đi thăm Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh (28- Võ Văn Tần, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), tôi đã có nhiều suy nghĩ và nhận thức rõ nét hơn về chiến tranh. Lòng yêu nước và căm thù giặc trỗi dậy mạnh mẽ trong tôi cũng như biết bao bạn khác. Những cảm xúc tôi ghi lại trong đây chỉ là một phần nhỏ trong chuyến đi thăm bảo tàng.
Lần đầu tiên đến thăm Bảo Tàng, điều tôi nhận thấy trước hết ở đây là khung cảnh trước sân với những chiếc máy bay, xe tăng với đủ loại, kích thước và màu sắc khác nhau được lưu giữ và bảo quản cẩn thận.
Tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều người nước ngoài cũng đến thăm bảo tàng, có cả người da vàng, da trắng lẫn người da đen. Họ chắc hẳn là những con người rất yêu chuộng hoà bình và cũng một phần ngưỡng mộ tinh thần dân tộc của Việt Nam. Trong số họ có cả những người lính Mỹ khi xưa đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam. Phải chăng họ đến đây để nhìn lại những tội ác mình đã gây ra ?
Bước vào khu vực sảnh chính của bảo tàng, tôi thấy được rất nhiều loại bom, đạn đủ mọi kích thước. Bên cạnh còn có phòng trưng bày về chất độc dioxin. Nhìn những hình ảnh này, ắt hẳn ai cũng phải chạnh lòng , tác hại của chất độc hoá học vô cùng khủng khiếp đã gây biết bao đau đớn cho người dân kể cả khi chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm.
Theo chân người hướng dẫn, chúng tôi lên lầu hai, cả lớp ngồi xếp hàng bên ngoài phòng trưng bày Hoà Bình, nghe anh hướng dẫn giới thiệu về bảo tàng và kể sơ lược về các đòn tra tấn dã man của địch đối với những chiến sĩ cách mạng của ta, các vụ thảm sát dân ta,… Càng nghe, tôi càng nôn nóng muốn được xem tận mắt những hình ảnh đó. Cuối cùng chúng tôi cũng được đi tham quan tự do các phòng trưng bày.
Tại phòng trưng bày các sự thật lịch sử
Tôi quá bất ngờ vì những điều mình tưởng tượng về chiến tranh trước đây chưa bằng một phần nhỏ những nỗi đau, sự tàn khốc mà những tấm ảnh này ghi lại.
Đây là hình ảnh về vụ thảm sát tại làng Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi) ngày 16-3-1968. Quân đội Mỹ ồ ạt tiến vào và tàn sát cùng một lúc 504 thường dân- chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em.
Xác người nằm ngổn ngang trên đường, có những em bé còn bú sữa mẹ.
Chúng gom dân lại và tàn sát tập thể hàng chục, hàng trăm người cùng một lúc.
Còn rất nhiều những tấm ảnh thương tâm về vụ thảm sát Sơn Mỹ. Tôi không hiểu tại sao những người lính Mỹ này lại có đủ can đảm để xả súng vào những đứa trẻ thơ tội nghiệp như thế. Hay là họ chỉ biết tuân thủ theo lệnh « bắn bất cứ cái gì di động » ?
Ngoài ra còn nhiều tấm ảnh về tác hại của bom lân tinh, bom napan- những điều mà trước kia tôi không hề tưởng tượng được. Tôi chỉ được học ở trường những điều cơ bản như : ngày tháng năm nào, trận đánh nào, xảy ra ở đâu, bao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Kiều Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 31
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)