TT mới nhất về Cúm H1N1

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 23/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: TT mới nhất về Cúm H1N1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hiểu biết cần thiết về dich cúm A/H1N1
*Tin mới nhất ( theo các thông báo trên TT đại chúng)
Một ổ dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát tại Trường tiểu học Giao Thạnh, xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TPHCM cho thấy 7 học sinh của trường này dương tính với virus cúm A/H1N1.
Hiện các trường hợp này đang được cách ly điều trị, sức khỏe chuyển biến khá tốt. Ngoài ra, toàn trường còn có 186 học sinh khác đang mắc các triệu chứng cúm được theo dõi đặc biệt. Nhiều người dân tại địa phương mấy ngày qua cũng mắc bệnh cảm cúm.
Chiều tối ngày 26-2, ông Lê Thành Nam, Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh, cho biết hiện ngành y tế tỉnh Bến Tre cùng Viện Pasteur TPHCM đang khẩn cấp triển khai các biện pháp khoanh vùng, cách ly, khống chế ổ dịch









Đến nay (27/2/2011), sau 3 ngày theo dõi, địa phương chưa thấy có BN mới.
** Tình hình chung cả nước


Ngay sau Tết Nguyên đán, số người mắc cúm A(H1N1) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khám và điều trị có chiều hướng tăng cao. Trước Tết, ở bệnh viện đã có hơn 60 trường hợp bị cúm A(H1N1) vào điều trị. Đến ngày 14/2, con số này đã trên 100 người, rải rác ở nhiều địa phương, trong đó, một bệnh nhân đã tử vong. Số lượng BN từ nhiều địa phương đến khám bệnh tại đây cũng rất đông, cho thấy dịch bệnh này đang hiện hữu đáng lo ngại.
Đại đa số các trường hợp đã được xét nghiệm đều có dương tính H1N1.
Không chỉ những người có bệnh mãn tính, mà cả những người khỏe mạnh cũng bị cúm A(H1N1). Điều đó chứng tỏ dịch cúm A(H1N1) đang lưu hành ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác. Nguy cơ từ dịch cúm A(H1N1) là không nhỏ, khi chưa sốt, bệnh đã lây lan khá mạnh.


Bệnh nhân cúm A(H1N1) biến chứng nặng ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (TTX VN)


Những người có nguy cơ cao như người già, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, người bị bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, hô hấp, ung thư, HIV, bệnh về máu… khi bị sốt phải đến bệnh viện để được khám và điều trị. Nếu được phát hiện để điều trị sớm, nhất là trong 3 ngày đầu, thì sẽ hạn chế được bệnh diễn biến nặn
*** Ngành y tế không bị động
Chống dịch cúm A/H1N1: Việt Nam đã chi gần 1.000 tỉ đồng
Cúm A/H1N1 chính thức xuất hiện tại VN ngày 31-5-2009, sau khi có bệnh nhân đầu tiên là một du học sinh từ Mỹ về nghỉ hè ở TP.HCM. Để chống lại đại dịch cúm A/H1N1, tính đến hết năm 2009 ngân sách T.Ư và các địa phương đã chi gần 1.000 tỉ đồng.

.








2. Tìm hiểu Chủng virut cúm A (H1N1) gây dịch toàn cầu
2.1 Sơ lược lịch sử :
Một chủng virut mới thuộc subtype H1N1 hiện đang lưu hành và gây bệnh ở người trên toàn cầu. Theo các nhà virut học của Mỹ, CDC, chủng virut cúm A (H1N1) phân lập được từ các bệnh nhân trong tháng 4/2009 chứa vật liệu di truyền là sự tái tổ hợp của ARN từ 4 chủng virut cúm khác nhau gồm chủng ở người, chủng ở lợn tại Bắc Mỹ và Âu Á, chủng cúm ở chim tại Bắc Mỹ. Chủng này chưa bao giờ xuất hiện ở lợn hoặc ở người bất cứ nơi nào trên thế giới.









Năm 1957, một đại dịch cúm tên là cúm châu Á làm cho 45 triệu người Mỹ bị bệnh, trong đó 70.000 trường hợp tử vong. Vụ dịch năm đó có 2 triệu người chết trên toàn cầu. 11 năm sau, trong giai đoạn 1968 - 1969, dịch cúm Hồng Kông đã làm 50 triệu người Mỹ bị bệnh, 33.000 trường hợp tử vong, thiệt hại hơn 3,9 tỷ đô-la. Năm 1976, khoảng 500 lính Mỹ nhiễm cúm lợn chỉ trong vài tuần. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó, các nhà điều tra đã thấy rằng, chủng virut gây bệnh lúc đó đã biến mất một cách bí hiểm. Tại Mỹ, trung bình hằng năm có khoảng 50 triệu trường hợp nhiễm cúm thường và khoảng 36.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em và người già. Họ chủ yếu bị biến chứng viêm phổi.
Các nhà nghiên cứu y học trên toàn thế giới đã nhận ra rằng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)