TT 30
Chia sẻ bởi Trần Kim Khánh |
Ngày 12/10/2018 |
80
Chia sẻ tài liệu: TT 30 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN
Tập huấn đánh giá học sinh cấp tiểu học theo Thông tư 30/TT-BGD ĐT, ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
I. Mục đích
1. Giúp cho CBQL, giáo viên nâng cao đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (kỹ thuật đánh giá, đánh giá thường xuyên, cách đánh giá bằng nhận xét,...). Nâng cao chất lượng dạy - học.
2. Rà soát lại, bổ sung, chỉnh sửa một số loại Hồ sơ đánh giá học sinh cho phù hợp với Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
II. Tài liệu tập huấn
1. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 21/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Tài liệu tập huấn Đánh giá học sinh tiểu học (Tài liệu tập huấn tại Trung ương).
3. Học bạ tiểu học (Học bạ theo TT 32; mô hình VNEN; học bạ theo TT 30)
4. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục đối với giáo viên bộ môn
5. Sổ theo dõi chất lượng đối với giáo viên chủ nhiệm
Lưu ý: Mỗi giáo viên tham dự tập huấn phải đầy đủ các tài liệu trên
II. Hình thức và nội dung tập huấn
1. Hình thức tập huấn: Chia nhóm và nêu vấn đề để các nhóm thảo luận, trình bày. Báo cáo viên định hướng và thống nhất các nội dung
2. Nội dung tập huấn
Hoạt động 1. Thảo luận về TT 30
Câu hỏi: Ở trường, bản thân các anh (chị) và giáo viên đã được tiếp cận với TT tư 30 chưa? Nêu các ý kiến thuận lợi, khó khăn khi thực hiện thông tư 30? Những vấn đề cần phải làm rõ khi thực hiện TT 30?
Hoạt động 2: Quan điểm Đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30
Câu hỏi thảo luận:
1. Mục đích đánh giá là gì ?
2. Hoạt động đánh giá gồm những hoạt động nào ?
3. Nội dung đánh giá gồm những gì ?
4. Đánh giá bằng cách nào ?
5. Đối tượng tham gia đánh giá gồm những ai ?
6. Cách ĐGTX bằng nhận xét đối với các môn học và hoạt động giáo dục (HĐGD)
Hoạt động 3: Định hướng về đánh giá thường xuyên bằng nhận xét theo quan điểm mới (TT 30)
Thảo luận nhóm về :
1. Điểm khác nhau giữa ĐGTX và ĐG định kì
2. Mục đích của ĐGTX
3. Nội dung ĐGTX
4. Đối tượng tham gia ĐGTX
5. Thời điểm ĐGTX
6. Nguyên tắc đánh giá
7. Cách thức ĐGTX
Đánh giá TX là gì ? Mục đích của ĐGTX ?
1. ĐGTX là ĐG trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
2. Trong ĐGTX, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp HS vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm HS trong học tập, rèn luyện.
=> Mục đích đánh giá thường xuyên
- Động viên, khích lệ HS học tập, giúp HS học tốt hơn.
- Giúp GV điều chỉnh, đổi mới PP, hình thức tổ chức dạy học ngay trong quá trình thực hiện các hoạt động và kết thúc mỗi gia đoạn dạy học...-> cung cấp thông tin phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Đánh giá thường xuyên là Đánh giá cái gì ?
1. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
2. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh
3. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh
Đối tượng tham gia đánh giá thường xuyên gồm những ai ?
- Giáo viên
- Học sinh (tự ĐG và nhận xét, góp ý bạn)
- Phụ huynh đánh giá
Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và Kết quả học tập theo chuẩn KT, KN như thế nào ?
Giáo viên đánh giá:
a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học, GV tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của HS;
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của HS không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;
b) Hàng tuần, GV lưu ý đến những HS có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để HS biết cách hoàn thành;
c) Hàng tháng, GV ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những HS chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng;
d) Khi nhận xét, GV cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp HS tự tin vươn lên;
đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
Một số kĩ thuật ĐGTX :
- Quan sát
- Phỏng vấn nhanh
- Kiểm tra nhanh
- Đánh giá sản phẩm của HS
- Tham khảo KQ tự ĐG và ĐG lẫn nhau của HS
- Tham khảo KQ ĐG của phụ huynh…
Hoạt động 4: Thực hành đánh giá thường xuyên bằng nhận xét TT30)
I. Nghiên cứu ví dụ về nhận xét trong trong đánh giá thường xuyên các môn Toán, Tiếng Việt.... (trong tài liệu tập huấn)
II. Thảo luận
1. Nội dung nhận xét
2. Cách nhận xét
3. Hình thức nhận xét
III. Thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong tuần, cuối tháng 10 (tuần 5 đến tuần 8)
Nhóm 1, 3: Thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong tuần phân môn Tập đọc lớp 2.
Nhóm 2, 4: Thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong tuần môn Toán lớp 3.
Nhóm 5. Thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong tuần phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
Nhóm 6. Thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong tuần môn Lịch sử và Đại lý lớp 4.
Hoạt động 5: Thực hành đánh giá thường xuyên bằng nhận xét (TT 30) các bài học trong tháng 10
Nhóm 1, 3: Thực hành xây dựng nội dung nhận xét 01 bài trong môn Tập đọc lớp 2.
Nhóm 2, 4: Thực hành xây dựng nội dung nhận xét 01 bài trong môn Toán lớp 3.
Nhóm 5. Thực hành xây dựng nội dung nhận xét 01 bài trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
Nhóm 6. Thực hành xây dựng nội dung nhận xét 01 bài trong tuần môn môn Lịch sử và Đại lý lớp 4.
Lưu ý: Xác định nội dung các hoạt động học trong mỗi bài học để nhận xét đánh giá học sinh có thực hiện được yêu cầu của hoạt động đó không?
Hoạt động 6: Thống nhất và trao đổi cách ghi đối với các loại Hồ sơ theo TT 30
1. Các loại sổ không sử dụng
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh lớp từ lớp 1 đến lớp 5
- Học bạ theo Thông tư 32
- Sổ nhật ký đánh giá học sinh của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong trường học theo VNEN
2. Các loại hồ sơ bổ sung và điều chỉnh
2.1. Học bạ theo Thông tư 32 đối với các học sinh học theo chương trình hiện hành.
- Dùng học bạ mới để thay thế trong những năm học sinh còn tiếp tục học tiểu học (mỗi học sinh có 02 học bạ: 01 học bạ theo Thông tư 32 và 01 học bạ theo Thông tư 30). Thay từ lớp 1 đến lớp 4 của năm học 2014-2015.
- Giữ nguyên học bạ theo Thông tư 32 đối với lớp 5 và điều chỉnh như sau:
+ Ghi: Điểm kiểm tra định kỳ cuối kỳ I và cuối năm vào cột Điểm KTĐK hoặc số NX đạt được cuối kỳ I và cuối năm đối với các môn: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
+ Cột Nhận xét của giáo viên: chi ghi các nhận xét vào cuối năm học
+ Mục I/ Hạnh kiểm ghi như sau: I/ HẠNH KIỂM Các năng lực Đạt Chưa đạt
+ Mục II/ Học lực ghi như sau: II/ HỌC LỰC Các phẩm chất Đạt Chưa đạt
+ Mục III/ Xếp loại giáo dục ghi như sau: III/ XẾP LOẠI GIÁO DỤC Thành tích nổi bật/những điều cần khắc phục, giúp đỡ
+ Mục VI/ Khả năng đặc biệt (không ghi)
2.2. Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm tiểu học
- Trang 10: Đối với các lớp học VNEN ghi các thành viên Hội đồng tự và ghi danh sách các tổ học sinh (phân công tổ ban đầu).
- Trang 13: Phần A, mục 3 về Xếp loại học sinh, ý a, b, c (không ghi). Nếu đã ghi từ đầu năm học để nguyên.
- Trang 42: Phần B, mục 3 Khen thưởng năm học - danh hiệu học sinh (không ghi)
2.3. Sổ kế hoạch tổ chuyên môn: Các cột mục, tiêu đề không hợp lý - Không ghi
3. Sổ tổng hợp đánh giá học sinh mô hình VNEN (Học bạ)
Kẻ thêm 01 cột Điểm kiểm tra định kỳ bên phải Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kỳ I, cuối năm học xuống đến môn học Tiếng dân tộc và ghi như sau: Điểm KTĐK.
4. Các loại sổ sử dụng đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30
4.1. Học bạ (mẫu mới theo Thông tư 30/TT-BGD ĐT, ngày 21/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Giáo viên chủ nhiệm ghi Nhận xét và cho Điểm kiểm tra định kì cuối học kỳ I, cuối năm học đối với các môn dạy và phần năng lực; các phẩm chất
- Giáo viên bộ môn ghi Nhận xét và cho Điểm kiểm tra định kì cuối học kỳ I, cuối năm học đối với các môn dạy
* Các giáo viên bộ môn thảo thuận với giáo viên chủ nhiệm ghi Nhận xét và cho Điểm kiểm tra định kì cuối học kỳ I, cuối năm học đối với các môn dạy vào Học bạ thì phải có nội dung nhận xét từng học sinh để cho giáo viên chủ nhiệm sao chép vào học bạ.
* Xem kỹ phần Hướng dẫn ghi Học bạ
4.2. Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
- Đối với Giáo viên chủ nhiệm: Dùng sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm và ghi nhận xét thường xuyên đối với học sinh và đối với tất cả môn học và hoạt động giáo dục được phân công dạy.
Ví dụ 1: Giáo viên Nguyễn Thị A được phân công dạy Môn Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức và chủ nhiệm lớp 2A.
Giáo viên Nguyễn Thị A sử dụng 01 quyển Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm để ghi Nhận xét đánh giá thường xuyên của môn Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức từng tháng đối với từng học sinh lớp 2A (Chỉ dùng 01 quyển để đánh giá nhận xét thường xuyên cho 03 môn học/01 học sinh).
Ví dụ 2: Giáo viên Hoàng Thị B được phân công dạy: Môn Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức lớp 4A và môn Toán lớp 4B, chủ nhiệm lớp 4 A.
Giáo viên Hoàng Thị B sử dụng: 01 quyển Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm để ghi Nhận xét đánh giá thường xuyên của môn Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức từng tháng đối với từng học sinh lớp 4A; 01 quyển Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn để ghi Nhận xét đánh giá thường xuyên môn Toán đối với từng học sinh lớp 4B.
Giáo viên bộ môn:
Ví dụ 3: Giáo viên Nguyễn Thị C được phân công dạy: Môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 4A, 4B, 5B và môn Thủ công lớp 3A
Giáo viên Nguyễn Thị C sử dụng: 04 quyển Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn để ghi Nhận xét đánh giá thường xuyên môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 4A, 4B, 5B và môn Thủ công lớp 3A (mỗi lớp 01 quyển).
Ví dụ 4: Giáo viên Trần Văn T được phân công dạy: Môn Thể dục 1A, 1B, 2A, 2B, 3A, 3B, 4A, 4B, 5A, 5B
Giáo viên Trần Văn T sử dụng: 10 quyển Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn để ghi Nhận xét đánh giá thường xuyên môn Thể dục đối với từng học sinh các lớp 1A, 1B, 2A, 2B, 3A, 3B, 4A, 4B, 5A, 5B (mỗi lớp 01 quyển).
5. Thực hành Ghi nhận xét thường xuyên tại Sổ theo dõi chất lượng giáo dục
Học viên thực hành Ghi nhận xét thường xuyên tại Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
IV. Hướng dẫn việc đưa ra nhận xét từng bài học, tuần, tháng
1. Hình thức nhận xét đánh giá thường xuyên
- Đánh giá nhận xét trực tiếp bằng lời của giáo viên đối với học sinh và học sinh đối với học sinh.
- Đánh giá nhận xét bằng các ghi nhận xét vào vở, bài kiểm tra... của học sinh: Hàng ngày thông qua các bài học, bài kiểm tra hoặc các sản phẩm của học sinh, giáo viên tiến hành việc nhận xét kết quả học tập của học sinh. Viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được.
- Trao đổi với cha mẹ học sinh để nhận xét học sinh
Câu hỏi:
Hiện một số trường nhận xét bài viết học sinh lớp 1 bằng cách đóng một bông hoa hay mặt cười trên bài trình bày của học sinh như thế có được coi là đánh giá bằng nhận xét ghi vở của học sinh không?
2. Nhận xét từng bài học, tuần, tháng (GV phải nắm được cách nhận xét đánh giá từng bài học, tuần khác với nhận xét đánh giá tháng/ biện pháp hỗ trợ của từng bài học, tuần khác với biện pháp hỗ trợ tháng)
* Đối với nhận xét học sinh qua từng bài học, tuần, tháng giáo viên cần lưu ý:
- Xác định nội dung các hoạt động học trong mỗi bài học để nhận xét đánh giá học sinh có thực hiện được yêu cầu của hoạt động đó không.
- Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi bài, môn học.
- Sử dụng kĩ thuật đánh giá thường xuyên gồm các kĩ thuật sau: Kĩ thuật quan sát; phỏng vấn; kiểm tra nhanh; đánh giá sản phẩm; tham khảo kết quả đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh; tham khảo kết quả đánh giá của phụ huynh để nhận xét đánh giá học sinh.
- Thu thập các dữ liệu của học sinh như: tham gia các hoạt động học; hoàn thành các yêu cầu của từng hoạt động học, bài học; sản phẩm của học sinh...
- Việc đưa ra nhận xét cần cụ thể chính xác những ưu điểm, chỉ ra những khó khăn và biện pháp hỗ trợ theo đối tượng học sinh (tham khảo các ví dụ nhận xét trong tài liệu tập huấn).
- Giáo viên ghi nhận xét trong Sổ theo dõi chất lượng đối với học sinh không phải để nhà trường, phòng GD&ĐT, Sở GD& ĐT kiểm tra mà nhận xét để đưa ra biện pháp hỗ trợ giúp học sinh tiến bộ trong từng hoạt động học, bài học, môn học.
- Nhận xét tháng là những vấn đề cần khái quát cụ thể. Không nên đưa những nhận xét vụn
- Thực hiện cách đánh giá học sinh theo TT30 là giúp cho giáo viên thay đổi phương pháp dạy học- yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn nữa, TT 30 đặt niềm tin và trao quyền chủ động rất lớn cho giáo viên, cho nhà trường. Ban đầu, có thể gặp khó khăn, nhưng nếu xác định được: đánh giá là để giúp học sinh học tốt hơn, thì thông qua các đợt tập huấn hiểu được cách đánh giá, cùng nhau trao đổi sinh hoạt chuyên môn, qua thực tiễn giáo viên sẽ biết được mình phải đánh giá như thế nào, nhận xét ra sao đối với từng học sinh. Chẳng hạn, về đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: Nhận xét đó có thể bằng “lời nói”, hoặc là “viết” hoàn toàn do giáo viên quyết định và vận dụng một cách linh hoạt, điều quan trọng là nhận xét đó phải chính xác, kịp thời, khích lệ được học sinh, làm cho các em thấy hứng thú học tập, đồng thời nhận xét còn tư vấn, hướng dẫn giúp các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục. Sự khác biệt lớn nhất so với cách đánh giá cũ là ở chỗ này. Cách đánh giá mới không chỉ ghi nhận kiến thức học sinh đạt được, mà còn đánh giá quá trình học sinh có được kiến thức và vận dụng kiến thức ấy như thế nào. Cách đánh giá trước đây không làm được điều này, giáo viên chủ yếu cho điểm số xác nhận kết quả cuối cùng của học sinh là xong.
- Để có nhận xét xác đáng, hiệu quả đối với học sinh thì giáo viên phải dựa vào nội dung bài học, căn cứ vào sản phẩm đạt được của học sinh ở mức độ nào đối chiếu với chuẩn kiến thức kỹ năng xem còn hạn chế gì, đồng thời hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá học sinh. Lưu ý là trong đánh giá bằng nhận xét dành cho học sinh phải rất cụ thể về từng nội dung học, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập của em và chỉ cho các em những hạn chế và cách khắc phục, không so sánh giữa học sinh này với học sinh khác…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Kim Khánh
Dung lượng: 266,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)