Truyện tranh : trăm trứng - trăm con

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 03/05/2019 | 113

Chia sẻ tài liệu: truyện tranh : trăm trứng - trăm con thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:





Ngày xưa, đã mấy nghìn năm rồi, Kinh -dương -vương, vua

nước Xích-quỷ, lấy Long-nữ là con gái thần Động-đình-hồ. Hai người sinh được một con trai đặt tên là Sùng-Lãm,
hiệu Lạc-long-quân. Lạc-long-quân nòi rồng, thích bơi lội ở dưới nước, lại rất khỏe mạnh.
Lạc-long-quân nối nghiệp cha, cai quản đất Lạc-Việt.


Tram Tr?ng - Tram Con

Đất nước Lạc-Việt lúc này còn
hoang vu, nhiều nơi có ma quỷ
Hiện ra làm hại dân. Ở vùng
biển Đông có con cá lớn, sống đã
lâu đời gọi là Ngư-tinh. Ngư-tinh
Thường há miệng thật lớn nuốt
gọn cả một chiếc thuyền đánh cá
cùng nhiều người cùng một lúc.
Việc này làm cho dân ven biển
làm nghề đánh cá rất lo sợ.



Được tin này, Lạc-long-quan đứng
trên thuyền lớn, tay cầm cây đinh-ba
nhọn, ra biển tìm cách trừ Ngư-tinh.
Gặp con cá quái ác, Lac-long-quân
dùng hết sức mạnh, phóng ngọn đinh-ba
vào mồm nó. Ngư-tinh bị đau, cố sức
vùng-vẫy làm nước biển bắn tung-tóe.
Tiện tay Lạc-long-quân dùng gươm chặt
luôn đầu Ngư-tinh để trừ họa cho dân.





Đến miền Long-biên lại gặp
con cáo chín đuôi, gọi là
Hồ-tinh. Con cáo này ban
đêm thường ở trong hang
bò ra đi bắt trẻ con về ăn thịt.
Lạc-long-quân liền dùng chỉ
ngũ sắc (năm màu) bện lại thành
dây thòng-lọng, đem đặt ở
cửa hang. Khi Hồ-tinh bò ra
liền bị dây xiết chặt vào cổ. Hồ-tinh
vùng-vẫy cố thoát ra không được,
đành chịu chết.





Rời Long-biên lên Phong-châu là miền núi,
Lạc-long-quân lại gặp một cây thông rất lớn.
Vì đã sống trên một nghìn năm, nên cây
thông này đã hóa ra Mộc-tinh. Đêm tối,
Mộc-tinh thường biến hình thành người vào
các thôn-xóm, bắt trâu bò, gà vịt về ăn.
Lạc-long-quân dùng rìu thật lớn, tự tay chặt
cây. Cây đổ, Mộc-tinh cũng chết theo. Trừ
xong ba loài yêu-quái này, Lạc-long-quân lại
dạy dân cách cấy lúa nếp. Lúa chín gặt về,
được đem xay, giã thành gạo. Gạo được đổ
vào ống nứa lẫn với nước lã. Sau lấy lá chuối
nút chặt ống nứa lại rồi hơ nướng trên đống
lửa. Một lúc sau, đem chẻ ống nứa ra là sẽ có
cơm ăn rất ngon. Cơm nếp nấu theo kiểu này
gọi là cơm lam.


Thuyền đi đánh cá đều được vẽ hai
con mắt lớn ở hai bên mũi. Người đi
đánh cá lại được vẽ trên lưng hình
một con vật rất hung dữ đang nhe
răng, giơ vuốt ra. Lạc-long-quân bảo
rằng làm như thế để khi lặn xuống
dưới nước, các con vật khác e sợ mà
không dám tấn-công. Nhờ thế mà
dân-chúng khắp nơi đã biết làm ruộng
và đánh cá để sống.





Lúc bấy giờ vua Đế-Lai cùng con gái là
Âu-cơ từ phương Bắc xuống chơi thăm
phương Nam. Thấy Lạc-long-quân khỏe
mạnh lại giỏi bơi lội, Đế-Lai liền gả con
gái cho chàng. Đôi trai tài, gái sắc làm
lễ thành hôn. Dân chúng trong vùng rất
vui mừng. Họ nhảy, múa, ca hát để chúc
mừng cặp vợ chồng trẻ. Cuộc vui chơi kéo
dài tới ba ngày...

Lạc-long-quân lấy Âu-cơ được một năm
thì có mang (có bầu). Đến ngày sinh,
dân chúng kéo đến nhà Lạc-long-quân
làm giúp. Người đun nước, người may
áo, may tã (lót). Nhưng khi bà đỡ đem ở
phòng ra thì chỉ là một bọc lớn chứ không
phải là em bé.
phải là em bé.

Cái bọc ấy cứ lớn dần...lớn dần. Bảy ngày sau
thì bọc tự nhiên nứt ra thành một trăm trứng.
Tiếp theo đó mỗi trứng nở thành một chú bé
trai rất xinh đẹp. Lạ nhất là một trăm chú bé
trai này đã biết đi ngay và chạy lại bên mẹ.



Âu-cơ và Lạc-long-quân đêm ngày săn sóc cho một đàn một trăm con mà không biết mệt
Dân chúng trong vùng thay nhau đem trái cây và cơm lam đến cho lũ trẻ. Chúng hay ăn
chóng lớn như thổi. Chẳng mấy chốc, một trăm chú bé đó lớn bằng cha.


Tuy đã có vợ con nhưng Lạc-long-quân lúc này thường vắng nhà luôn. Chàng hay xuống thủy
cung (cung điện ở dưới nước) để thăm mẹ là Long nữ. Âu-cơ ở nhà mãi cũng buồn. Nàng thường
trách chồng là không để ý săn sóc các con.





Lạc-long-quân nói: "Ta thuộc nòi giống rồng, thích ở dưới nước, còn
nàng thuộc giống tiên nên thích ở trên cạn. Như vậy không thể ở với
nhau lâu được. Bây giờ ta chia nhau, nàng đem 50 con lên núi, ta
em 50 con xuống biển là tốt cả.. "


Từ đó, Lạc-long-quân và Âu-cơ chia tay nhau, kẻ lên sinh sống ở miền rừng núi,
người xuống miền ven biển để làm ăn, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con
trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương. Do đó, người
Việt đều là con rồng cháu tiên.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)