Truyền Thuyết Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Long | Ngày 21/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Truyền Thuyết Việt Nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH.
CHUỖI TRUYỀN THUYẾT
ANH HÙNG CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM.
Chuỗi truyền thuyết anh hùng trong thời kì dựng nước và Bắc thuộc.
Nhận định chung về truyền thuyết.
Truyền thuyết thời kì dựng nước.
Truyền thuyết thời kì Bắc thuộc.
Nghệ thuật truyền thuyết trong thời kì này.
I. Nhận định chung về truyền thuyết.

Về truyền thuyết lâu nay, đã có nhiều người bàn tới, nhưng nó vẫn chưa được xem như một thể tài vững chắc, hoàn chỉnh của văn học dân gian.
Nhìn chung thì các tác giả đều nặng về vấn đề nhấn mạnh tính lịch sử của truyền thuyết- tức là chỉ mới nói nhiều đến giá trị nhận thức mà còn xem nhẹ hoặc chưa chú ý đứng mức đến giá trị thẩm mỹ và các đặc tính dân gian của thể tài này.
M.Gorki có nhận xét: “ Từ thời viễn cổ, văn học dân gian luôn luôn là người bạn đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch sử”.
truyền thuyết của mỗi thời kì lịch sử và viết về từng thời kì lịch sử cũng có những nét khác nhau về nội dung và nghệ thuật.
Phân loại truyền thuyết
II) Truyền thuyết anh hùng trong thời kì dựng nước :
a) Bối cảnh lịch sử và đặc điểm nội dung.
* Bối cảnh lịch sử :
- Vào thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 6 TCN, 15 bộ lạc sinh sống tại vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, miền Bắc Việt Nam ngày nay thành lập nên nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của người Việt. Kinh đô đóng tại Phong Châu ( Phú Thọ ngày nay). Vua nước Văn Lang, tất cả 18 đời đều xưng là Hùng Vương.

- Thế kỉ thứ 2 TCN, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần (218 – 208 TCN), nhà nước phong kiến Trung Quốc ở phương Bắc, Thục Phán lên làm vua nước Văn Lang, xưng là An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc, xây thành ốc ở Cổ Loa ( Đông Anh- HN) làm kinh đô.

- Trong sách lịch sử Việt Nam cũng đã ghi rõ: “ Đất nước này , dân tộc này cũng như cậu bé làng Gióng vừa đã có ý thức thì hai vai đã gánh nặng hai nhiệm vụ: làm ăn và đánh giặc và chính vì vậy mà dân tộc Việt Nam đã sớm tôi luyện trong ý thức dựng nước và giữ nước. hai mặt này gắn bó với nhau thể hiện cụ thể trong tư thế vừa sản xuất vừa chiến đấu”.
- So với Đại Việt Sử Kí của Lê Văn Hưu ở thời Trần chỉ ghi Sử ta bắt đầu từ Triệu Đà thì bộ Đại Việt Sử Kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi chép lịch sử dân tộc bắt đầu từ thời Hồng Bàng, rõ ràng đã tiến hơn hẵn 1 bước về mặt biên niên sử.


Nội dung truyền thuyết:



- Truyền thuyết giai đoạn này ( đặc biệt là thời kì Hồng Bàng) thể hiện niềm tự hào của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc các dân tộc người. Truyền thuyết là sự thể hiện sự trưởng thành về ý thức con người. Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc đồng thời với nó là ý thức cội nguồn. Khi xã hội càng phát triển, con người đã đạt được những thành tựu nhất định thì họ càng có ý thức về bản thân mình, muốn tô điểm cho nguồn gốc, phẩm chất của mình. Truyền thuyết ra đời để chuyển tải nội dung đó.

- Như vậy, hai nội dung “ dựng nước và giữ nước” đã trở thành nội dung bao trùm, xuyên suốt trong hệ thống truyền thuyết kể về thời kì Văn Lang – Âu Lạc. Các truyền thuyết đã phản ánh toàn diện mọi mặt đời sống dân tộc, và tư tưởng tình cảm của nhân dân trong thời kì này.

b)Chuỗi truyền thuyết những anh hùng dựng nước và giữ nước:

Những anh hùng dựng nước :

Truyền thuyết thời kì Hồng Bàng:

Truyện họ Hồng Bàng là truyên giải thích nguồn gốc dân tộc, giống nòi ,là truyện kể về non sông đất nước của người Việt. Chim có tổ người có tông. Người Việt dù ở ven biển, đồng bằng hay đồi núi thì cũng là con Rồng cháu Tiên cũng là anh em cùng 1 bọc – “đồng bào” .


Truyền thuyết thời kì Văn Lang – Âu Lạc :

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ phản ánh quá trình liên minh bộ lạc của những người vùng núi và vùng sông nước, miền xuôi và miền ngược, của những người thờ vật tổ là rắn và bộ lạc thờ chim làm vật tổ. Đó là mối dây liên kết đầu tiên, là tiền đề để hình thành dân tộc Việt. Tiếp sau đó, những chiến công diệt Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh của Lạc Long Quân thể hiện quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang bờ cõi của ông cha ta (vùng biển, vùng đàm lầy và vùng rừng núi).

Truyện Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu,Vua Hùng dạy dân trồng lúa, Vua Hùng đi săn, đề cao hình tượng Vua Hùng là người có công dựng nước, biết cách trị nước giúp dân. Đây là những công việc vô cùng lớn lao mà không ít nỗi vất vã, gian nan. Truyền thuyết về các Vua Hùng đã thể hiện rõ ý chí tự chủ, tự cường, ý thức về một nền độc lập, với đầy đủ thiết chế của một “ quốc gia” trong tâm thức của nhân dân thuở mới khai sinh ra đất nước.
Truyện Thần Tản Viên nói về vị đệ nhất phúc thần Việt Nam trong thành điện của người Việt Cổ, vị phúc thần cao hơn hết không phải là Thần Trời, Thần Đất, Thần Nước, mà là linh khí của quả núi cao nhất trong vùng chon rau cắt rốn của dân tộc Việt Nam, đó là thần Tản Viên.
Hình tượng những người con trai, con gái, con rể cùng góp công dựng nước, mở mang bãi bờ, cai trị dân chúng: Con gái Tiên Dung, con rể Chử Đồng Tử dạy dân làm ăn, mở mang bờ cõi; con gái Ngọc Hoa, con rể Sơn Tinh dạy dân trồng lúa, dệt vải, hát múa… Đặc biệt Sơn Tinh đã lập nên chiến công to lớn, chiến thắng lực lượng tự nhiên để mở mang địa bàn sinh tụ.
Những sự kiện đó là quá khứ vẻ vang gắn với niềm tự hào về nòi giống và dân tộc, đề cao ý thức về dòng dõi, nguồn gốc “con Lạc cháu Hồng” cao quý. Dễ dàng nhận thấy chủ đề xuyên suốt các truyền thuyết này là suy tôn các vua Hùng và ca ngợi công lao dựng nước, an dân của các vị trong suốt buổi bình minh của lịch sử dân tộc.
* Những anh hùng giữ nước.
Đặc điểm của nhân vật :

- Họ là những người có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, có khí phách hiên ngang, kiên cường, bất khuất, vừa anh dũng vừa mưu trí, có tài dẹp giặc chỉ trong nháy mắt. Bên cạnh sức khoẻ vô song, những nhân vật này lập được chiến công nhờ sự phù trợ của các vật thiêng: An Dương Vương có nỏ thần, được sứ Thanh Giang giúp sức, Thánh Gióng có ngựa sắt, roi sắt… Nhưng những vật thiêng này không hàm chứa năng lượng của tự nhiên như trong thần thoại mà nó là kết tinh của sức mạnh tập thể.

- Truyền thuyết Thánh Gióng: Tháng Gióng trong quá trình chuyển biến của mình đã được sự giúp sức của người thợ rèn sắt, đoàn trẻ crăn trâu cầm bông lau (làng Hội Xá), người cầm vồ (Làng Trung Mầu), người tạc tượng (tại Làng Mã, Gióng quay ngựa nhìn đất nước, Vu Điền gặp Gióng và tạc tượng Gióng). Như vậy, người anh hùng Gióng là kết tinh của mọi khă năng anh hùng trong thực tiễn: quần chúng, công cụ sản phẩm, vũ khí và địa thế non sông (theo Cao Huy Đỉnh)
. Một số nhân vật anh hùng sáng tạo kĩ thuật, xây dựng giỏi, chiến đấu giỏi lại trung thực như Thần Rùa, Ông Nỏ (Cao Lỗ). Ông Nỏ là đại diện cho trí tuệ cho tinh thần dũng cảm bất khuất của tập thể nhân dân, được nhân dân dành cho niềm ngưỡng mộ cao quý trong những truyền thuyết về riêng họ.  
Truyền thuyết An Dương Vương có một bước tiến mới về ý thức dân tộc của người Âu Lạc. Truyện đưa ra một cách cắt nghĩa về sự thắng lợi và thất bại của vua Thục trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân dân vừa ngơi ca, vừa cảm thông, vừa phê phán những nhân vật lịch sử ( trái tim lầm lỡ bỏ trên đầu ) mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng ( chủ quan, tự mãn, mất cảnh giác,… )- những sai lầm đó đã dẫn cơ đồ họ Thục đến chỗ “ đắm biển sâu”.
Trong truyền thời kì này thì người anh hùng vừa là tổng số vừa là một tổng hợp của các lực lượng. Những chiến công và thành tựu của nhân dân hàng nghìn người trong hàng nghìn năm được gắn cho một người, trong một thời gian ngắn thì tất yếu người đó sức mạnh tầm vóc to lớn, kì vĩ, ngang tầm với thần thánh. Truyền thuyết thời kì này có tính chất hoành tráng, gần gũi với sử thi, anh hùng ca.

Cũng trong giai đoạn này, truyền thuyết về những nhân vật anh hùng văn hoá cũng chiếm một số lượng lớn trong kho tàng truyền thuyết. Đó là những người có công khai sáng, phát minh ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của nhân dân, những người anh hùng khai phá vùng đất mới, những vị thần tổ nghề (Mai An Tiêm, Lang liêu, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,…) .Qua đó, nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng của mình đối với thành tựu văn hoá, những kết quả lao động và sáng tạo.
Cũng một số truyền thuyết như Thánh gióng, Chữ Đồng Tử, Tản Viên,… được viết dưới hình thức kinh phật khô khan hoặc có tính chất phù thủy. Đồng thời một số truyền thuyết về các anh hùng khác được vẽ thành tranh truyện và minh họa bằng những câu trong Đại Nam Quốc sử diễn ca.
Ví dụ :
“Kể từ trời mở viêm bang,
Sơ đầu có họ Hồng bàng mới ra. 
Cháu đời Viêm đế thứ ba, 
Nối dòng Hỏa đức gọi là Đế minh. " 
( Kinh Dương Vương )

“Lạc long về chốn Nam thùy, 
Âu cơ sang nẻo Ba vì Tản viên. 
Chủ trương chọn một con hiền, 
Sửa sang việc nước nối lên ngôi rồng.” 
( Lạc Long Quân – Âu Cơ )


“ Sáu đời Hùng vận vừa suy, 
Vũ ninh có giặc mới đi cầu tài, 
Làng Phù đổng có một người, 
Sinh ra chẳng nói,chẳng cười trơ trơ. 
Những ngờ oan trái bao giờ. 
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.” 
( Phù Đổng Thiên Vương )

“ Lại nghe trong thủa Lạc Hùng 
Mị châu có ả tư phong khác thường, 
Gần xa nức tiếng cung trang. 
Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai? 
Bỗng đàu vừa thấy hai người, 
Một Sơn tinh với một loài Thủy tinh.”
( Sơn Tinh – Thủy Tinh )

“Thục cơ tên gọi Mị Châu 
Gả cho Trọng Thủy, con đầu Triệu vương. 
Trăm năm đã tạc đá vàng, 
Ai ngờ thế tử ra đàng phụ ân.”
( An Dương Vương- Mỵ Châu Trọng Thủy)
Như vậy, truyền thuyết anh hùng trong thời kì dựng nước mang những nét đặc trưng nhất định, chịu ảnh hưởng của thần thoại và mang một số đặc điểm của sử thi dân gian. Phản ánh đầy đủ ý thức của nhân dân về quốc gia, dân tộc. Thể hiện toàn diện mọi mặt đời sống tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong thời kì này – thời kì bước đầu dựng và giữ nước.
III) Truyền thuyết anh hùng trong thời kì Bắc thuộc :
a) Bối cảnh lịch sử và đặc điểm nội dung:
Bối cảnh lịch sử :

-Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207TCN -938 ) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Nước Âu Lạc bị đô hộ, mở đầu cho thời kì lịch sử đen tối, đau thương, uất hận dài đằng đẵng hơn 1000 năm của dân tộc Việt. Nước Âu Lạc bị sáp nhập thành các quận, huyện của nhà nước phong kiến đô hộ phương Bắc ( qua các thời đại Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Đường của Trung Quốc ).

- Sau CN năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, nhưng chỉ sau 3 năm, đất nước lại rơi vào tay nhà Hán.


Sau đó nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổi lên.
Năm 248, Bà Triệu chống quân Ngô.Năm 542, Lí Bí khởi nghĩa thắng lới, xưng vương và lập nên nhà nước Vạn Xuân,…liên tiếp các cuộc khởi nghĩa nổ ra sau đó như Mai Thúc Loan ( 722), Khúc Thừa Dụ ( 905 ), Dương Đình Nghệ ( 931).

- Cho đến năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 939, ông xưng vương, dựng kinh đô tại Cổ Loa mở ra thời kì độc lập tự chủ cho nước ta sau hơn 1000 bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc.

Đặc điểm nội dung:


Truyền thuyết thời kì này tập trung vào 3 chủ đề : chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và hình tượng nhân vật trung tâm,nhân vật nổi bật nhất chính là hình tượng những anh hùng chống ngoại xâm.Tất cả tạo thành một dòng chảy dồi dào, mạnh mẽ, minh chứng cho một điều hết sức thiêng liêng: Dẫu đất nước bị thôn tính, song phong trào giải phóng dân tộc chưa bao giờ vơi cạn.

- Trước hết, đây là những cá nhân anh hùng bởi đó là những cá nhân có thật. Những anh hùng đẹp một cách toàn diện, kì vĩ phi thường về tướng mạo và tài năng. Nhân vật thường được gắn với những nguồn gốc cao quý, sự ra đời kì lạ hoặc có một điểm tướng tinh nào đó.
b) Chuỗi truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thời kì Bắc thuộc.

-Truyện Hai Bà Trưng: Trưng Trắc,Trưng Nhị có thể nói là bậc nữ kiệt hiếm có trong lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói chung. Đặc biệt là thân phận của nữ nhi thời phong kiến bị xem thường, vậy mà dám nổi dậy mưu toan nghiệp lớn, đền nợ nước, trả thù nhà, điều đó ngay đến đấng mày râu cũng chưa chắc đã có mấy ai được như vậy.Chuyện hai Bà bay lên trời theo lời kể của truyền thuyết cho ta thấy được ước mơ và nguyện vọng của nhân dân là : mong muốn những người anh hùng có công với nước với dân như hai Bà đời đời sống mãi.
Qua truyện Hai Bà Trưng, ta cũng thấy được sự khác biệt giữa truyền thuyết và sử sách phong kiến. Truyền thuyết cho rằng việc đền nợ nước mới là nguyên nhân chính, còn trả thù chồng chỉ là nguyên nhân thức yếu:
Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng…
- Truyện Bà Triệu: lại thêm một lần nữa cho thấy phẩm chất tài năng của những người con xuất sắc đã làm vẻ vang cho nòi giống.Theo như lịch sử cũng như truyền thuyết về Bà Triệu thì bà đã chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng. Bà mất đi nhưng tiếng thơm còn để lại mãi đến muôn đời. Các thế hệ người Việt đều kính phục và hết lòng tiếc thương một đời tài sắc và khí phách hiên ngang, lẫy lừng của Bà.

- Những truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước trong thời kì Bắc thuộc ( Lí Bí, Bố Cái Đại Vương- phùng Hưng,…) đã tạo thành chuỗi nhưng truyền thuyết anh hùng trong suốt quá trinh lịch sử Việt Nam, kể cá giai đoạn sau này. Trong Lĩnh Nam chích quái, Đại Nam quốc sử diễn ca hay Việt Điện U linh đã thể hiện rõ những truyền thuyết này.

-Theo thống kê sơ bộ Phan Trần, thì mới chỉ qua các trầm tích của 3 tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Tây mà đã có từ 60– 70 phần trăm thần là những nhân vật có công chống xâm lăng.

- Ở giai đoạn này, môtíp sức mạnh đã được biến thành môtíp truyền sức mạnh. Không chỉ có người anh hùng xông pha giữa trận tiền mà còn có nhiều cá nhân anh hùng khác, nhiều người con kiên cường khác, cũng dũng cảm như thế, cũng vô song như thế, như cùng một bầu mẹ mà ra. Do đó, xuất hiện những truyền thuyết như Nàng Vú Thúng, Truyện Nàng trăm sắc, Truyện bà áo the, Truyện may áo chồng bằng hơi thở ấm… Như vậy, người anh hùng vừa đại diện cho tập thể, vừa hoà tan vào tập thể.

- Truyền thuyết thời kỳ này cho thấy tác giả dân gian nhận thức được dân tộc, nhận thức được bản chất kẻ thù ( chẳng hạn như bản chất tàn bạo, âm mưu thâm độc của các tên quan đô hộ như Tô Ðịnh, Mã Viện, Cao Biền...) và ngày càng đi sát lịch sử hơn (Bám sát lịch sử về nội dung cũng như hình thức biểu hiện : tên người, sự kiện ...). Yếu tố thần kỳ tuy có giảm so truyền thuyết giai đoạn trước nhưng vẫn còn khá đậm đặc trong truyền thuyết giai đoạn nầy( như Hai Bà Trưng bay lên trời...)

Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thời kì Bắc thuộc đã phản ánh lịch sử chiến thắng và lịch sử chiến bại của dân tộc,phản ánh tất cả các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược, tuy còn mang nhiều yếu tố kì ảo nhưng có nhưng giá trị to lớn. Việc Tìm hiểu truyền thuyết trong quá trinh phát triển lịch sử của nó là rất cần thiết, đặc biệt là truyền thuyết anh hùng của dân tộc, thì việc nghiên cứu quá trinh nhào nặn và phát triển của bản thân nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ý thức dân tộc lại càng cần thiết.
IV: Nghệ thuật truyền thuyết trong thời kì:

Kết cấu của truyền thuyết là kết cấu chuỗi,  gồm một số truyện kể về một sự kiện, một nhân vật lịch sử và có tính xác định cụ thể. ( ví dụ: truyện về Lạc Long Quân thì có truyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ, Lạc Long Quân giết Ngư tinh, Mộc tinh,…)
Mô hình của truyền thuyết , nhất là truyền thuyết anh hùng thường có kết cấu như sau:

LAI LỊCH TÀI ĐỨC SỰ NGHIÊP CHẾT THẦN KÌ
( bao gồm sinh
đẻ thần kì và có
hình dáng dị thường)


HIỂN LINH : ÂM PHỦ SẮC PHONG : GIA PHONG


- Truyền thuyết thời kì này thường có yếu tố hoang đường kì ảo.

- Cảm quan lịch sử đã chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết. Các nhân vật dù có là hư cấu hay là nhân vật lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác nói chung là có một lý lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại.
CÁM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.
Nhóm 1:
Lê Khắc Bảo Long.
Ngô Thị Tú Oanh.
Võ Thị Mỹ Phước.
Trần Thị Phố.
Võ Thị Diễm Hằng.
Trần Thị Thu Thảo.
Trần Đình Tâm.
Nguyễn Thị Mai Ly.
Bùi Quang Lanh.
Nguyễn Võ Thúy Đầm.
Nguyễn Thị Hồng Nga.
Trần thị Sương.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)