Truyền thống lịch sử Thăng Long Hà Nội
Chia sẻ bởi Ngô Kiều Anh |
Ngày 21/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Truyền thống lịch sử Thăng Long Hà Nội thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Truyền thống lịch sử, văn hóa
Thăng long - hà nội
Ngàn năm lịch sử thăng long.
Những truyền thống của người hà nội.
Học sinh hà nội giữ gìn và phát huy truyền thống thăng long hà nội
Cách đây khoảng hai vạn năm, trên vùng đất Hà Nội ngày nay, đã có người nguyên thủy đến sinh sống.
Di vật đá
Mũi tên đồng ( Cổ Loa)
(Công cụ sản xuất và đồ trang sức)
Mũi giáo
Dao găm
Thời Văn Lang - Âu Lạc, vùng trung tâm Hà Nội ngày nay chỉ là một miền quê nhỏ ở phía Nam trung tâm đất nước. Sau chiến tranh chống Tần, Thục Phán đã lên thay vua Hùng, dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Hà Nội bắt đầu trở thành trung tâm chính trị - xã hội của cả nước.
Thành Cổ Loa
Thời Hùng Vương, cư dân Hà Nội cổ đã góp phần quan trọng tạo nền móng cho nền Văn minh Sông Hồng - nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Huyền thoại Thánh Tản Viên và huyền thoại Thánh Gióng đã đi vào trong tâm linh người Việt.
Nửa sau thế kỉ IX, Tiết độ sứ Cao Biền đắp "An Nam La Thành"( thành Đại La) - trên miền đất cổ Hà Nội.
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cộng đồng dân cư sống bên bờ sông Nhị, núi Tản đã cùng nhau liên tục đấu tranh chống âm mưu đồng hóa của kẻ thù, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Tiêu biểu là Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền ..
Lý Bí
Năm 1010, Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
Từ thế kỉ X đến XIX , cư dân Thăng Long đã góp phần xây dựng nền văn hóa Thăng Long, nền Văn minh Đại Việt một nền văn minh rực rỡ vào bậc nhất Đông Nam á thời đó.
Đền Đồng Cổ
Hà Nội là mảnh đất sinh ra nhiều anh hùng, đồng thời cũng có nhiều anh hùng thành danh ở Hà Nội trong các cuộc chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh...
Tượng đài Lê Lợi
Tượng đài Quang Trung
Nguyễn Trãi
Năm 1802, mở đầu triều đại thời Nguyễn, thành Thăng Long được xây lại theo kiểu mới. Trấn thành Thăng Long hình vuông, Thành mở 5 cửa.
Năm 1813 Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội.
Từ sau nửa thế kỉ XIX đến năm 1945, người dân Hà Nội đã anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Giành chính quyền ở Bắc Bộ Phủ(19/8/1945)
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)
Năm 1946 - 1954, nhân dân Hà Nội và các vùng phụ cận đã tích cực góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Trong những năm 1955 - 1975, nhân dân Hà Nội và các vùng phụ cận tích cực tham gia xây dựng đất nước, chi viện cho miền Nam, góp phần vào sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Hà Nội anh dũng 12 ngày đêm đánh trả không quân Mĩ, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Sau giải phóng miền Nam, Hà Nội cùng cả nước đi lên CNXH. Mười năm sau ngày giải phóng, Thủ đô cùng cả nước bước vào thời kì đổi mới. Cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý, Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt.
Nhà hát lớn - Hà Nội
Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
Hồ Gươm
Vườn hoa Lý Thái Tổ
Ngày 17- 6- 1999, Hà Nội được UNESCO quyết định trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình", trở thành một trong năm thành phố tiêu biểu của thế giới.
Tháng 10 năm 2000, Thành phố Hà Nội được chủ tịch nước kí bằng tặng thưởng danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vì đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Những truyền thống của người hà nội
Truyền thống yêu nước: Truyền thống yêu nước của người Hà Nội được thể hiên trong:
- Công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi đất nước.
- Công cuộc xây dựng, kiến thiết thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả nước.
2. Truyền thống nhân nghĩa, khát vọng hòa bình:
Người Hà Nội có nếp sống khoan hòa, nhã nhặn, đã làm cho nhân tài của các vùng miền đến làm ăn, gắn bó lâu dài với Hà Nội. Ngày nay, người Hà Nội thể hiện khát vọng của mình bằng việc xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
3. Truyền thống sáng tạo:
Sự sáng tạo của người Hà Nội thể hiện ở lối nghĩ, cách làm không máy móc, áp đặt, biết linh hoạt phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, biết lựa chọn ứng xử, hành động mềm dẻo, khéo léo.
Gốm - Bát Tràng
Tranh Tố nữ - Hàng Trống
4. Phẩm chất thanh lịch, văn minh:
Truyền thống thanh lịch, văn minh thể hiện trong lời nói nhã nhặn, ý tứ, làm đẹp lòng người khác. Cách ăn ở gọn gàng, nền nếp, cách hưởng thụ cuộc sống thiên về tinh thần hơn về vật chất.
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Là học sinh thủ đô Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, em cần rèn luyện mình như thế nào để xứng đáng với truyền thống đó?
III. Học sinh Hà Nội giữ gìn và phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội.
Mỗi học sinh cần học tập và rèn luyện một cách toàn diện:
Ăn ở ngăn nắp, gọn gàng. Biết sắp xếp công việc hợp lý, ?ng xử thông minh, khéo léo, tôn trọng, hòa nhã với mọi người , .
Kính trọng, lễ phép thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Trang phục đến trường gọn gàng, sạch sẽ, đúng quy định. Không đua đòi, ăn diện. Có thái độ tự tin, biết học tập có phương pháp, sáng tạo, .
Tham gia vào các hoạt động xã hội lành mạnh, có ý nghĩa tích cực góp phần làm đẹp cho xã hội. Đồng thời phê phán, lên án những hiện tượng không lành mạnh, .
Thăng long - hà nội
Ngàn năm lịch sử thăng long.
Những truyền thống của người hà nội.
Học sinh hà nội giữ gìn và phát huy truyền thống thăng long hà nội
Cách đây khoảng hai vạn năm, trên vùng đất Hà Nội ngày nay, đã có người nguyên thủy đến sinh sống.
Di vật đá
Mũi tên đồng ( Cổ Loa)
(Công cụ sản xuất và đồ trang sức)
Mũi giáo
Dao găm
Thời Văn Lang - Âu Lạc, vùng trung tâm Hà Nội ngày nay chỉ là một miền quê nhỏ ở phía Nam trung tâm đất nước. Sau chiến tranh chống Tần, Thục Phán đã lên thay vua Hùng, dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Hà Nội bắt đầu trở thành trung tâm chính trị - xã hội của cả nước.
Thành Cổ Loa
Thời Hùng Vương, cư dân Hà Nội cổ đã góp phần quan trọng tạo nền móng cho nền Văn minh Sông Hồng - nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Huyền thoại Thánh Tản Viên và huyền thoại Thánh Gióng đã đi vào trong tâm linh người Việt.
Nửa sau thế kỉ IX, Tiết độ sứ Cao Biền đắp "An Nam La Thành"( thành Đại La) - trên miền đất cổ Hà Nội.
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cộng đồng dân cư sống bên bờ sông Nhị, núi Tản đã cùng nhau liên tục đấu tranh chống âm mưu đồng hóa của kẻ thù, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Tiêu biểu là Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền ..
Lý Bí
Năm 1010, Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
Từ thế kỉ X đến XIX , cư dân Thăng Long đã góp phần xây dựng nền văn hóa Thăng Long, nền Văn minh Đại Việt một nền văn minh rực rỡ vào bậc nhất Đông Nam á thời đó.
Đền Đồng Cổ
Hà Nội là mảnh đất sinh ra nhiều anh hùng, đồng thời cũng có nhiều anh hùng thành danh ở Hà Nội trong các cuộc chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh...
Tượng đài Lê Lợi
Tượng đài Quang Trung
Nguyễn Trãi
Năm 1802, mở đầu triều đại thời Nguyễn, thành Thăng Long được xây lại theo kiểu mới. Trấn thành Thăng Long hình vuông, Thành mở 5 cửa.
Năm 1813 Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội.
Từ sau nửa thế kỉ XIX đến năm 1945, người dân Hà Nội đã anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Giành chính quyền ở Bắc Bộ Phủ(19/8/1945)
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)
Năm 1946 - 1954, nhân dân Hà Nội và các vùng phụ cận đã tích cực góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Trong những năm 1955 - 1975, nhân dân Hà Nội và các vùng phụ cận tích cực tham gia xây dựng đất nước, chi viện cho miền Nam, góp phần vào sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Hà Nội anh dũng 12 ngày đêm đánh trả không quân Mĩ, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Sau giải phóng miền Nam, Hà Nội cùng cả nước đi lên CNXH. Mười năm sau ngày giải phóng, Thủ đô cùng cả nước bước vào thời kì đổi mới. Cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý, Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt.
Nhà hát lớn - Hà Nội
Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
Hồ Gươm
Vườn hoa Lý Thái Tổ
Ngày 17- 6- 1999, Hà Nội được UNESCO quyết định trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình", trở thành một trong năm thành phố tiêu biểu của thế giới.
Tháng 10 năm 2000, Thành phố Hà Nội được chủ tịch nước kí bằng tặng thưởng danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vì đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Những truyền thống của người hà nội
Truyền thống yêu nước: Truyền thống yêu nước của người Hà Nội được thể hiên trong:
- Công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi đất nước.
- Công cuộc xây dựng, kiến thiết thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả nước.
2. Truyền thống nhân nghĩa, khát vọng hòa bình:
Người Hà Nội có nếp sống khoan hòa, nhã nhặn, đã làm cho nhân tài của các vùng miền đến làm ăn, gắn bó lâu dài với Hà Nội. Ngày nay, người Hà Nội thể hiện khát vọng của mình bằng việc xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
3. Truyền thống sáng tạo:
Sự sáng tạo của người Hà Nội thể hiện ở lối nghĩ, cách làm không máy móc, áp đặt, biết linh hoạt phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, biết lựa chọn ứng xử, hành động mềm dẻo, khéo léo.
Gốm - Bát Tràng
Tranh Tố nữ - Hàng Trống
4. Phẩm chất thanh lịch, văn minh:
Truyền thống thanh lịch, văn minh thể hiện trong lời nói nhã nhặn, ý tứ, làm đẹp lòng người khác. Cách ăn ở gọn gàng, nền nếp, cách hưởng thụ cuộc sống thiên về tinh thần hơn về vật chất.
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Là học sinh thủ đô Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, em cần rèn luyện mình như thế nào để xứng đáng với truyền thống đó?
III. Học sinh Hà Nội giữ gìn và phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội.
Mỗi học sinh cần học tập và rèn luyện một cách toàn diện:
Ăn ở ngăn nắp, gọn gàng. Biết sắp xếp công việc hợp lý, ?ng xử thông minh, khéo léo, tôn trọng, hòa nhã với mọi người , .
Kính trọng, lễ phép thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Trang phục đến trường gọn gàng, sạch sẽ, đúng quy định. Không đua đòi, ăn diện. Có thái độ tự tin, biết học tập có phương pháp, sáng tạo, .
Tham gia vào các hoạt động xã hội lành mạnh, có ý nghĩa tích cực góp phần làm đẹp cho xã hội. Đồng thời phê phán, lên án những hiện tượng không lành mạnh, .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Kiều Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)