Truyện tham khảo
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hà |
Ngày 10/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: truyện tham khảo thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
79 câu chuyên kể về Bác Hồ - phần cuối4/15/2012 6:36:00 PMMời các bạn cùng đọc, suy ngẫm và học tập theo tấm gương của bác qua những câu chuyện giản dị về bác nhé!
/
41. NHỮNG KỶ NIỆM SÂU ĐẬM NHẤT
Năm 1965, bắt đầu thời kỳ chiến tranh phá hoại của Giônxơn, tôi (Hoàng Thị Mễ) về công tác ở Vĩnh Linh, làm Trưởng ban kiểm tra của Đảng trong khu vực và được cử đi dự hội nghị tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc.
Lần này, đến thăm hội nghị, Bác mặc một bộ ka ki giản dị. Trông người vẫn khoẻ khoắn, nhanh nhẹn. Tôi rất mừng. Bác huấn thị cho chúng tôi nhiều điều hết sức quý báu về công tác kiểm tra, về đạo đức, phẩm chất của người cộng sản. Bác dặn đi dặn lại, đại ý: Công tác kiểm tra có quan hệ đến sinh mệnh của từng người đảng viên. Làm công tác kiểm tra tốt thì có lợi cho Đảng, có lợi cho mỗi đồng chí của ta. Bác nhắc nhở các đại biểu nữ càng phải đi sâu kiểm tra, bảo đảm quyền lợi cho đảng viên phụ nữ. Chúng tôi ghi tạc những lời Bác dạy. Làm công tác kiểm tra không được thành kiến, phải có lượng khoan hồng, đồng thời cần cứng rắn về nguyên tắc. Những lời dạy của Bác thật là quý báu cho chúng tôi và cho đất Vĩnh Linh nóng bỏng lửa đạn quân thù. Ngay từ đầu Bác đã hết sức quan tâm đến mảnh đất này, Bác rất chú ý đến các cháu thiếu nhi và chị em phụ nữ Vĩnh Linh, Bác dặn: Trong cuộc chiến đấu ác liệt này, các cháu Vĩnh Linh là những hạt giống quý, những mầm non xanh tươi, phải được giữ gìn sao cho mầm non đó cứ tươi tốt lên, dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Bác chỉ thị: Phải sơ tán hết các cháu, không được để cháu nào bị địch giết hại ở Vĩnh Linh. Ngày tết sắp đến, Bác nhắc các tỉnh phải gói bánh chưng gửi cho các cháu. Riêng Bác, Bác hay gửi bánh kẹo cho các cháu Vĩnh Linh. Cho đến giờ các cháu vẫn nhớ và nhắc đến “Quà Bác Hồ”. Thỉnh thoảng Bác lại hỏi thăm đồng bào và phụ nữ Vĩnh Linh có khoẻ mạnh không, sản xuất chiến đấu và học tập ra sao?
Năm 1968, địch buộc phải ngừng bắn, Bác chỉ thị ngay phải tiếp tế khẩn trương cho Vĩnh Linh, chủ yếu là đường, vải, thuốc. Các xe tải phải chuyên chở cho Vĩnh Linh, Cồn Cỏ và phải coi đây là một công tác rất quan trọng. Hồi đó tôi là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Vĩnh Linh, được phụ trách phân phối hàng về các xã. Tôi đã chấp hành nghiêm chỉnh lời Bác dạy. Việc phân phối được bảo đảm công bằng, hợp lý, chú ý các cháu mồ côi, các cụ già, bà mẹ các thương binh, bệnh binh…
Nhận được quà Bác cho, đồng bào Vĩnh Linh vô cùng hồ hởi bảo nhau: chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác.
Riêng tôi, lời dạy của Bác luôn là nguồn khuyến khích, động viên lớn nhất. Nhớ lại những lời dạy bảo của Bác về phẩm chất của người đảng viên, người cán bộ phải hết lòng vì nhân dân phục vụ, lại nghĩ tới tình thương yêu của Bác đối với nhân dân Vĩnh Linh như biển cả, tôi thấy mình có thêm sức mạnh, cùng với anh chị em dân quân, du kích làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
42. ĐI THĂM MIẾU KHỔNG TỬ
Ngày 19-5-1965, nhân lúc đang thăm Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến quê hương Khổng Tử. Hai giờ chiều, trong bộ quần áo lụa Hà Đông, Bác Hồ thong thả bước vào Khổng phủ trang nghiêm, cổ kính. Bác kể cho các cán bộ cùng đi: “Cho đến năm 1937, Khổng Đức Thanh là lớp con cháu đời thứ 77. Bố Khổng Tử có ba vợ. Khổng Tử là con vợ thứ ba. Khổng Tử lấy vợ sinh con là Khổng Lý... Đời Tống, Nguyên, Thanh đều góp của, góp công sửa sang Khổng phủ, Khổng miếu... Điều đó chứng tỏ học thuyết Khổng Tử từ lâu thành hệ tư tưởng chính thống, có sức sống qua nhiều thời đại. Chúng ta không gạt bỏ tất cả mà phải chọn lọc, tiếp thu những cái tốt đẹp nhất để làm giàu cho mình, cho con cháu mình....”. Đứng dưới gốc cổ thụ ở Khổng miếu mà nghe nói chính tay Khổng Tử trồng, cách đây 2.400 năm, Bác nói, giọng trầm lắng: “Khổng Tử là người chủ trương quyền bình đẳng về của cải và sự công bằng trong đời sống. Câu “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” mà Bác trích là từ câu của Khổng Tử: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ
/
41. NHỮNG KỶ NIỆM SÂU ĐẬM NHẤT
Năm 1965, bắt đầu thời kỳ chiến tranh phá hoại của Giônxơn, tôi (Hoàng Thị Mễ) về công tác ở Vĩnh Linh, làm Trưởng ban kiểm tra của Đảng trong khu vực và được cử đi dự hội nghị tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc.
Lần này, đến thăm hội nghị, Bác mặc một bộ ka ki giản dị. Trông người vẫn khoẻ khoắn, nhanh nhẹn. Tôi rất mừng. Bác huấn thị cho chúng tôi nhiều điều hết sức quý báu về công tác kiểm tra, về đạo đức, phẩm chất của người cộng sản. Bác dặn đi dặn lại, đại ý: Công tác kiểm tra có quan hệ đến sinh mệnh của từng người đảng viên. Làm công tác kiểm tra tốt thì có lợi cho Đảng, có lợi cho mỗi đồng chí của ta. Bác nhắc nhở các đại biểu nữ càng phải đi sâu kiểm tra, bảo đảm quyền lợi cho đảng viên phụ nữ. Chúng tôi ghi tạc những lời Bác dạy. Làm công tác kiểm tra không được thành kiến, phải có lượng khoan hồng, đồng thời cần cứng rắn về nguyên tắc. Những lời dạy của Bác thật là quý báu cho chúng tôi và cho đất Vĩnh Linh nóng bỏng lửa đạn quân thù. Ngay từ đầu Bác đã hết sức quan tâm đến mảnh đất này, Bác rất chú ý đến các cháu thiếu nhi và chị em phụ nữ Vĩnh Linh, Bác dặn: Trong cuộc chiến đấu ác liệt này, các cháu Vĩnh Linh là những hạt giống quý, những mầm non xanh tươi, phải được giữ gìn sao cho mầm non đó cứ tươi tốt lên, dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Bác chỉ thị: Phải sơ tán hết các cháu, không được để cháu nào bị địch giết hại ở Vĩnh Linh. Ngày tết sắp đến, Bác nhắc các tỉnh phải gói bánh chưng gửi cho các cháu. Riêng Bác, Bác hay gửi bánh kẹo cho các cháu Vĩnh Linh. Cho đến giờ các cháu vẫn nhớ và nhắc đến “Quà Bác Hồ”. Thỉnh thoảng Bác lại hỏi thăm đồng bào và phụ nữ Vĩnh Linh có khoẻ mạnh không, sản xuất chiến đấu và học tập ra sao?
Năm 1968, địch buộc phải ngừng bắn, Bác chỉ thị ngay phải tiếp tế khẩn trương cho Vĩnh Linh, chủ yếu là đường, vải, thuốc. Các xe tải phải chuyên chở cho Vĩnh Linh, Cồn Cỏ và phải coi đây là một công tác rất quan trọng. Hồi đó tôi là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Vĩnh Linh, được phụ trách phân phối hàng về các xã. Tôi đã chấp hành nghiêm chỉnh lời Bác dạy. Việc phân phối được bảo đảm công bằng, hợp lý, chú ý các cháu mồ côi, các cụ già, bà mẹ các thương binh, bệnh binh…
Nhận được quà Bác cho, đồng bào Vĩnh Linh vô cùng hồ hởi bảo nhau: chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác.
Riêng tôi, lời dạy của Bác luôn là nguồn khuyến khích, động viên lớn nhất. Nhớ lại những lời dạy bảo của Bác về phẩm chất của người đảng viên, người cán bộ phải hết lòng vì nhân dân phục vụ, lại nghĩ tới tình thương yêu của Bác đối với nhân dân Vĩnh Linh như biển cả, tôi thấy mình có thêm sức mạnh, cùng với anh chị em dân quân, du kích làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
42. ĐI THĂM MIẾU KHỔNG TỬ
Ngày 19-5-1965, nhân lúc đang thăm Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến quê hương Khổng Tử. Hai giờ chiều, trong bộ quần áo lụa Hà Đông, Bác Hồ thong thả bước vào Khổng phủ trang nghiêm, cổ kính. Bác kể cho các cán bộ cùng đi: “Cho đến năm 1937, Khổng Đức Thanh là lớp con cháu đời thứ 77. Bố Khổng Tử có ba vợ. Khổng Tử là con vợ thứ ba. Khổng Tử lấy vợ sinh con là Khổng Lý... Đời Tống, Nguyên, Thanh đều góp của, góp công sửa sang Khổng phủ, Khổng miếu... Điều đó chứng tỏ học thuyết Khổng Tử từ lâu thành hệ tư tưởng chính thống, có sức sống qua nhiều thời đại. Chúng ta không gạt bỏ tất cả mà phải chọn lọc, tiếp thu những cái tốt đẹp nhất để làm giàu cho mình, cho con cháu mình....”. Đứng dưới gốc cổ thụ ở Khổng miếu mà nghe nói chính tay Khổng Tử trồng, cách đây 2.400 năm, Bác nói, giọng trầm lắng: “Khổng Tử là người chủ trương quyền bình đẳng về của cải và sự công bằng trong đời sống. Câu “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” mà Bác trích là từ câu của Khổng Tử: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hà
Dung lượng: 87,17KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)