Truyện quê nội

Chia sẻ bởi Ngô Khánh Ngân | Ngày 17/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: truyện quê nội thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Sau ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, tôi thường thức dậy sớm. Khi thức giấc, tôi cứ tưởng mình như vừa chợp mắt, tai tôi còn nghe tiếng hô tập tự vệ của chú Năm Mùi:  - Tất cả quay bên phải! Bên phải là bên tay ta cầm đũa, nghe chưa?  Chị Ba tôi đang tập liền hỏi to:  - Tôi cầm đũa tay trái, tôi quay bên nào?  Chú Năm Mùi quát: - Đây không phải là việc cô giỡn đâu! Đây là việc quân! – Chú quắc mắt, hô đúng là to: – Nghiêm! Quay!  Tôi nằm nhớ lại từng động tác luyện tập của đội tự vệ, chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tiếng nó lanh lảnh. Tôi biết đó là gà của anh Bốn Linh. Con gà này có bộ lông mã tía, cổ bạnh, mào hạt đậu. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó thường làm tôi chú ý. Nó nhón chân, bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước, có gan nhảy lên lưng trâu Bĩnh, vỗ cánh phành phạch rồi gáy như thét vào tai trâu. Bị chó Vện đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột nó quay lại nện cho chó Vện một đá vào đầu rồi nhảy phóc lên cây rác đứng nhìn xuống vẻ phớt lờ, nổi gáy như thách thức:  - Tao không sợ ai hết!  Sau gà anh Bốn Linh, gà của ông Kiểm Lài gáy theo. Tiếng của nó nghe khàn khàn làm tôi nhớ đến tiếng rao của ông thợ hàn nồi khi đi qua xóm:  - Ai hàn nồi không?  Con gà của ông Kiểm Lài hay bới bậy. Nó có bộ mã khá đẹp, lông trắng, phao to, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp, nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó để nó đãi giun. Bới được con giun, nó lấy mỏ kẹp bỏ ra giữa đất, kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi. Bọn này vừa xô tới, nó đã nuốt chửng con giun vào bụng. Nó còn giả vờ nghểnh cổ kêu oang oác như phân bua “Ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè?”. Bọn gà mái tưng hửng, nhưng vốn dễ tính nên bỏ qua. Nó còn ra nương bẻ bắp bị tôi bắt quả tang, xuýt chó cắn cho một trận. Chó vặt mất túm lông đuôi. Một con gà trống bị mất túm lông đuôi trông cụt ngủn, đầu như bị chúc về đằng trước, nom hết sức buồn cười. Sau gà ông Kiểm Lài, gà bà Hiến nổi gáy theo. Nó phóng ra ba tiếng không đều nhau éc, e, e. Gà bà Hiến là gà trống tơ, lông đen, chân chì, giò cao, cổ ngắn. Tiếng nó gáy còn vướng trong cổ, chưa ai mê được. Mấy lần tôi gặp nó nhảy tót lên cây rác thật cao phóng tầm mắt nhìn quanh như muốn mọi người hãy chú ý, nó sẽ gáy một hơi thật to, thật dài. Nó xoè cánh, nghểnh cổ, nhưng rốt cục chỉ rặn ra ba tiếng éc, e, e cụt ngủn. Nó ngượng quá đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất. Gà thầy Lê Hảo, gà ông Tư Đàm, gà chú Năm Mùi cũng thi nhau gáy. Gà trong làng nổi gáy loạn xị. Tôi nghe loáng thoáng gà ông Bốn Rị bán thịt chó ở dưới xóm, gà dượng Hương Thư và gà ông Hoạt ở ngoài vạn Hoà Phước cũng gáy theo. Ông Hoạt và dượng Hương Thư ở thuyền, nhốt gà trong một chiếc lồng tre, chiếc lồng treo bên mạn thuyền, nom xa giống như quả lựu đạn. Mỗi lần dượng Hương Thư rải thóc cho ăn, bọn gà tranh nhau phóng cổ ra ngoài. Cái lồng bỗng nhiên mọc đầy mũi nhọn. Ăn xong, những mũi nhọn đó lại thụt đi mất. Dượng Hương Thư mở lồng, bọn gà bay ra tứ tung, tiếng oang oác nổ ra inh ỏi. Chúng bay xuống đậu chỗ mé nước, có con nổi gáy dăm ba tiếng.  Ông Hoạt đậu thuyền bên cạnh nhô cái đầu có búi tóc ra khỏi khoang, nói với dượng Hương:  - Giống gà rừng của anh tốt thiệt! Lần sau đi Dùi Chiêng nhờ mua cho một đôi. Tôi nuôi thiến vài con ăn Tết.  Thật ra gà dượng Hương Thư không phải giống gà rừng. Chúng cũng là giống gà nhà. Dượng Hương thường mua gà ở trên rừng, xứ Dùi Chiêng, vì quê dượng trên đó!
* * *
Dưới nhà bếp, chị Ba tôi cũng thức dậy nhóm lửa. Bóng chị chập choạng trên vách bếp. Chị đang đưa tay vuốt tóc. Chị Ba vừa cắt tóc ngắn. Các chị thanh nữ làng tôi, sau Tổng khởi nghĩa, đều cắt tóc ngắn, nói là để cắt đứt với phong kiến. Chị Ba cầm đèn bước lên nhà trên, vứt cái yếm thao và khăn trầu đem nhét vào gối mẹ tôi. Chị nói với mẹ là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Khánh Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)