Truyen mot phen so hai

Chia sẻ bởi vũ thị dung | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: truyen mot phen so hai thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: Thứ 3, ngày 17/09/2013.
Ngày dạy: Thứ 4, ngày 18/09/2013.
Người soạn: Vũ Thị Dung.
Người dạy: Vũ Thị Dung.
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
Thời gian: 30 – 35 phút.
Trường: Mầm non Sơn Ca – Mường Ảng – Điện Biên.

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Đề tài: - Múa: Bàn tay cô giáo.
- Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học.
- TCAN: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng.
I. Mục tiêu:
* Kỹ năng: - Trẻ biết làm các động tác múa minh họa theo lời bài hát “Bàn tay cô giáo”. Trẻ biết kết hợp các động tác mềm dẻo của tay chân để tạo thành bài múa hoàn chỉnh.
* Thái độ: - Trẻ yêu quý cô giáo, có ý thức học bài.
* Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát, nói được tên bài hát và tên tác giả, biết múa theo cô một số động tác minh họa theo lời bài hát “Bàn tay cô giáo”.
- Biết lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô, biết cách chơi trò chơi “Nghe tiếng hát nhảy vào vòng”.
II. chuẩn bị:
- Đài, loa, hoa cài tay, mũ hoa.
- Vòng 5 cái.
III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô
HĐcủa trẻ

1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho trẻ đọc bài thơ “cô giáo của em”.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ cô giáo dạy các bạn làm gì?
- Cô giáo đã dạy các bạn rất nhiều thứ, dạy các bạn xếp hàng cho đẹp, dậy các bạn biết nhiều chữ còn kể chuyện cho các bạn nghe và cho các bạn chơi rất vui. Các bạn có yêu cô giáo của mình không?
? Cô đố các con nhé thế lớp mình có cô giáo nào?
? Các con có yêu cô giáo của mình không?
- Các con phải yêu quý cô giáo, không chỉ cô Dung đâu mà cả các cô giáo trong trường nữa nhé.
- Hiểu được tình yêu thương của cô giáo dành cho các bạn đã dạy các bạn học rất nhiều điều và cũng như tình cảm của các bạn nhỏ dành cho cô giáo, nhạc sỹ (Phạm Tuyên) đã sáng tác bài hát “Bàn tay cô giáo” mà chắc con đã được làm quen đấy.
2. Hoạt động 2: Múa “Bàn tay cô giáo”.
- Để kiểm tra xem các con đã thuộc bài hát chưa cô Dung mời các con hát bài hát này nào.
- Cho cả lớp hát bài hát 1 – 2 lần.
- Để bài hát thêm hay và sinh động hơn hôm nay cô sẽ dạy chúng mình múa bài hát này nhé.
* Cô múa mẫu:
- Lần 1: Múa chọn vẹn cả bài.
- Lần 2: Kết hợp phân tích động tác:
+ “Bàn tay…… cho em” 2 tay đưa ra trước cuộn về sờ vào tóc.
+ “Về nhà…… đến khéo” Đưa 2 tay sang trái sang phải quận vào trong.
+ “Bàn tay…… mẹ hiền” đưa 2 tay ra trước úp rồi ngửa bàn tay, sau đó tay trái chếch về phía trước, tay phải làm động tác vá áo trên lòng bàn tay kia, rồi đưa từng tay về úp trước ngực đồng thời lắc lư người theo nhịp bài hát.
* Dạy trẻ múa: Cô dạy trẻ múa từng đoạn đến khi biết thì cho trẻ tự múa theo cô 1 lần, sửa sai cho trẻ múa đúng và mềm dẻo.
- Lớp thực hiện 2 – 3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân luân phiên thực hiện.
? Vừa rồi cô con mình múa bài gì vậy ?
- Nếu trẻ chưa múa tốt cô cho cả lớp múa lại 1 lần nữa.
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Ngày đầu tiên đi học”
? Ngày đầu tiên đi học chúng mình có vui không?
- Ngày đầu tiên đến trường một số bạn còn nhút nhát, khóc nhè, và các bạn được mẹ và cô đều dỗ dành yêu thương...., điều đó được thể hiện trong bài hát “Ngày đầu tiên đi học” nhạc (Nguyễn Ngọc Thiện) Lời thơ (Viễn Phương).
Các con hãy lắng nghe cô hát nhé !
- Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm bài hát.
- Cô hát lần 2: Hát kết hợp làm động tác minh họa.
? Cô vừa hát xong bài hát gì?
- ND: Ngày đầu tiên đi học thật nhiều kỉ niệm, bạn nhỏ rất nhút nhát còn khóc nhè, bạn được mẹ và cô giáo dỗ dành yêu thương, và cho đến bây giờ khi lớn khôn rồi bạn nhỏ đó vẫn nhớ về ngày xưa, nhớ về cô giáo luôn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ thị dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)