TRUYEN CO TICH

Chia sẻ bởi Mai Hương | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: TRUYEN CO TICH thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Truyện cổ tích
TRUYỆN CỔ TÍCH
I. Định nghĩa truyện cổ tích
- Truyện cổ tích là loại truyện tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, xuất hiện từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng (bao gồm cả huyễn tưởng) chiếm phần quan trọng . Có thể có yếu tố hoang đường, kì diệu hoặc không.
- Phong cách truyện cổ tích thường kết hợp hiện thực với lãng mạn
- Khái quát hiện thực xã hội ,con người với tư cách “tổng hòa những quan hệ xã hội”.
- Trình bày cuộc sống trong trạng thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó, và phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó.
1.Định nghĩa
2. Phân loại truyện cổ tích
Truyện cổ tích sinh hoạt  "gần đời thiết thực"; những câu chuyện vẫn xảy ra trong cuộc sống đa dạng của xã hội loài người.
Truyện cổ tích loài vật
Có nhân vật chính là các loài vật phổ biến nhất. Nhiều tác phẩm xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.
Truyện cổ tích thần kỳ:giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
1. Nhân vật chính của truyện cổ tích thần kì
- Người em út (Lang Liêu trong Sự tích bánh chưng, bánh Dầy, người em trong Hai anh em và Cây khế,…) Người mồ côi (Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh,…)
Người con riêng (Tấm trong Tấm Cám, cậu bé trong Sự tích chim đa đa …) Người đi ở (anh trai cày trong Cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ,…)
Người mang lốt vật (Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, Cóc trong Lấy vợ cóc,…),
Người dũng sĩ (Thạch Sanh – người mồ côi cũng là dũng sĩ diệt chằn tinh và đại bàng, Chàng Hai trong truyện Giết thuồng luồng,…) Nhóm người có tài lạ (Ba chàng thiện nghệ, Bốn anh tài, Anh em sinh năm,…)
Mỗi nhân vật trong số những nhân vật trên là tên gọi chung của những nhân vật đồng dạng –có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận và thường xuất hiện trong những truyện cổ tích thần kì có cốt truyện đại thể giống nhau. Người ta gọi là kiểu nhân vật.
 Phân loại nhân vật chính: Loại nhân vật bất hạnh gồm người em út, người con riêng, người mồ côi, người mang lốt vật, người đi ở,… Loại nhân vật kì tài gồm người dũng sĩ và những người có tài lạ.
2. Xung đột trong truyện cổ tích thần kì
* Truyện cổ tích thần kì nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên.
-Xung đột xã hội là đề tài chính của truyện cổ tích.
- Đề tài về sự xung đột của con người với những trở lực của thiên nhiên  nhằm tìm hiểu và chế ngự những sức mạnh tự nhiên trong thần thoại và sử thi.
- Hai xung đột: xung đột xã hội và xung đột của con người với thiên nhiên làm nảy sinh một số truyện kết hợp cả hai đề tài ấy. (Truyện Thạch Sanh với hai tình tiết Thạch Sanh- Chằn Tinh, Đại Bàng và Thạch Sanh- Lí Thông, là một ví dụ tiêu biểu).
+
=
** Truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Nhân vật chính ít nhiều có tính chất thụ động.
Lực lượng thần kì gắn với tín ngưỡng: những nhân vật thần kì (Thần, Bụt, Tiên,…); những vật có phép màu ( cung tên thần, gươm thần, đàn thần, bút thần, sách ước,…); sự biến hóa siêu tự nhiên ( người hóa thành vật, vật hóa thành người, vật này hóa thành vật khác, người thế này hóa thành người thế khác,…)…
Lực lượng thần kì cũng có thể chia thành hai loại: lực lượng thần kì trợ thủ của nhân vật chính ( phía thiện chính nghĩa) và lực lượng thần kì đối thủ của nhân vật chính hay đối thủ thần kì (phía ác, phi nghĩa).
3. Kết cấu của truyện cổ tích thần kì.
* Một số sơ đồ chung nhất định. Dựa theo những hành động của nhân vật chính.
Phần đầu: nhân vật chính xuất hiện.
- Mô típ a: sự xuất thân thấp hèn ( loại nhân vật bất hạnh)
- Mô típ b: sự ra đời thần kì ( loại nhân vật kì tài )
Phần giữa: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong “ thế giới cổ tích”.
+Ra đi
-Mô típ a: rời nhà đi nơi xa.
- Mô típ b: bước vào tình huống, hoàn cảnh khác thường.
+ Gặp thử thách, lực lượng thù địch.
- Mô típ a: gặp nhiều (thường là ba ) thử thách, địch thủ.
- Mô típ b: gặp một thử thách, địch thủ.
+Chiến thắng thử thách, lực lượng thù địch.
- Mô típ a: nhờ trợ thủ thần kì.
- Mô típ b: bằng tài trí, lòng tốt.
Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong “thế giới cổ tích”.
- Mô típ a: thưởng (cho nhân vật chính) và phạt ( đối với kẻ ác, lực lượng thù địch).
- Mô típ b: nhân vật chính được đền bù, được giải thoát khỏi sự bất hạnh,…nhờ sự biến hóa siêu nhiên
 Tính chất trọn vẹn của câu chuyện kể về số phận, cuộc đời nhân vật chính; tính chất phiêu lưu của cuộc đời nhân vật chính, vai trò không thể thiếu của yếu tố thần kì,…
4. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì.
 Khác : thời gian mau lẹ đối với những yêu quái, ma ác, quỷ thần và những trợ thủ thần kì. Con đường nhân vật đi từ vương quốc của yêu quái đến thế giới người xa lắc xa lơ. Nhưng yêu quái truy đuổi nhân vật chính cũng đuổi kịp rất nhanh.
Mâu thuẫn về không gian – thời gian ấy được “điều chỉnh” bởi những trợ thủ thần kì, bởi vì những vai này cũng sống trong cùng thời gian như lực lượng thù địch của nhân vật chính. Hư cấu nảy sinh từ đầu mối ấy.
Liên quan đến những lực lượng thù địch của nhân vật chính và những trợ thủ thần kì của nó.
- Trực tiếp liên hệ đến nhân vật chính
  nói về cuộc đời nhân vật chính. Nhân vật đã qua những không gian rộng lớn, từ xứ sở này đến xứ sở khác, đến tận nơi cuối đất cùng trời thậm chí xuống cõi âm, xuống thủy phủ, lên cõi tiên,…nhưng thời gian, với nó, như ngưng đọng – nó không già đi, không thay đổi.
- Thời gian truyện cổ tích gắn với tri giác về tiết tấu câu chuyện kể. Hệ thống trùng lặp từ, câu… là chỉ báo về tính “một hồi” hay “nhiều hồi” của chuỗi hành động. Chính chúng tạo ra tiết tấu của thời gian truyện cổ tích.
 Như vậy, thời gian của truyện cổ tích là dòng chảy của chuỗi hành động của nhân vật chính – nó chậm chạp hay gấp gáp là do động thái của nhân vật chính
5. Những công thức cố định trong truyện cổ tích thần kì.
  Có ba loại công thức cố định: những công thức mở đầu, những công thức kết thúc và những công thức trần thuật.          
* Công thức mở đầu:
“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một,…”.
Truyện các dân tộc thiểu số mở đầu bằng những công thức như “Ngày xưa, vào cái thời chim chích nuốt con sóc, con sóc nuốt con cầy…có một…” (Thái)
“Ngày xưa, lúc chiếc bánh giầy còn biết thổi kèn, đánh trống, người Hmông còn chưa biết may quần áo, chưa có vàng bạc, chưa có nhẫn đeo tay…” (Hmông)
Những công thức ấy đều có chung một đặc điểm hình thức, biểu thị tính chất đặc biệt cổ xưa, ám chỉ tính chất “dường như có thể có” của câu chuyện kể.
   - Chức năng cơ bản của công thức mở đầu là đưa người nghe từ dòng thời gian của cuộc đời hàng ngày vào thời gian của câu chuyện kể, tách rời sinh hoạt hiện tại và, sau đó, như theo một phép màu, nhập thân vào “thế giới cổ tích”.
** Công thức kết thúc
            Truyện cổ tích người Việt thường kết thúc: “Từ đó, dân Việt mới có tục ăn trầu…” (Sự tích trầu, cau, vôi); “Ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái ở dưới nước, như khi chồng ôm vợ để bay qua biển” (Sự tích con sam),…Công thức này đưa ra một “dấu vết xưa còn lại” – một tục lệ, một sự vật,... – làm bằng chứng cho “tính chất có thật” của câu chuyện kể.
*** Những công thức trần thuật
     Đó là những công thức về thời gian, những công thức miêu tả đặc điểm nhân vật, những công thức miêu tả hoàn cảnh tình huống,…
* Các kiểu nhân vật của truyện cổ tích gồm hai cặp nhân vật đối nghịch:đức hạnh và xấu xa, mưu trí và khờ khạo.
- Xuất hiện loại nhân vật “tiêu cực” 
- Đối với nhóm truyện về đề tài đạo đức: “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” được xác định bằng tiêu chuẩn đạo đức
- Đối với nhóm truyện về đề tài trí khôn, “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” được xác định theo tiêu chuẩn trí khôn.
- “Nhân vật tiêu cực” về đề tài trí khôn là nhân vật khờ khạo. Dù nó không có biểu hiện xấu xa về mặt đạo đức nhưng vì do nó ngốc và do ngốc nghếch mà luôn gặp thất bại nên nó được coi là “nhân vật tiêu cực”.
Ví dụ: Trạng Quỳnh - “Trạng Quỳnh”, Cuội - “Nói dối như Cuội”,…là những nhân vật mưu trí, trí xảo, do đó đều là “nhân vật tích cực”.
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT
1. Nhân vật chính của truyện cổ tích sinh hoạt
Nhân vật khờ khạo (ngốc): (Đặt lờ trên ngọn cây, Thằng chồng khờ, Chàng ngốc được kiện, Trạng Lợn,…)
Nhân vật đức hạnh: người mẹ hiền, người con thảo (Mẹ hiền, con thảo), người vợ, người chồng tình nghĩa (Nghĩa cũ tình nay, Mài dao dạy vợ,…), người dân lương thiện (Người ăn mía và người chủ vườn,…).
Nhân vật xấu xa: đứa con bất hiếu (Đứa con trời đánh,…), người vợ, người chồng bất nghĩa (Đồng tiền Vạn Lịch,…), người bạn bất lương (Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông,…), kẻ lừa đảo để lấy vợ giàu (Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành,…).
Nhân vật mưu trí (trí xảo): (Trạng Quỳnh, Nói dối như Cuội, Em bé thông minh, Phân xử tài tình,…)
Mẹ hiền, con thảo
Xưa một nhà có 2 mẹ con, mẹ thì tính hay ăn thịt gà, con thì hết lòng chiều mẹ.
Phải khi trở trời, bà mẹ mệt nhọc trong mình, không muốn ăn gì, chỉ muốn ăn thịt gà. Chẳng may bấy giờ láng diềng hàng xóm không ai có gà mà chợ thì xa, trời thì mưa gió, không làm thế nào kiếm cho ra gà.
Ở nhà cũng có một con gà mái, nhưng nó lên ổ, mới nở được 12 con gà con.
Người con không biết tìm đâu ra gà, mới nói với mẹ: xin làm thịt con gà mái để mẹ ăn.
Bà mẹ gạt đi bảo rằng:
- Gà mái, con nó còn nhỏ, hãy để nó nuôi con cho lớn, trước là biết thương loài vật, sau là bán được lấy tiền. Con không nghe người ta thường nói:”như gà mất mẹ” sao? Đừng làm thịt nó, tội nghiệp.
Con thưa rằng:
- Mẹ nói thế cũng phải, nhưng gà lại sinh ra gà, còn cha mẹ không ai sinh ra được nữa, mẹ cứ để con giết cho mẹ ăn.
Bà mẹ nhất định không chịu, nên con đành phải theo ý mẹ.
Trong làng ai biết chuyện cũng khen: thật là mẹ hiền con thảo, con biết thương mẹ, mẹ biết thương gà.
2. Xung đột trong truyện cổ tích sinh hoạt
Hai đề tài lớn: đề tài đạo đức và đề tài trí khôn
 - Thường chỉ đơn giản là những câu chuyện kể mang tính chất minh họa về những tấm gương kiểu mẫu về phẩm hạnh (hiếu, đễ, tiết, nghĩa,…) hoặc những “tấm gương phản diện” cùng loại  giới hạn ở sự giáo dục đạo đức
- Xung đột là xung đột xã hội. Nói đúng hơn, đó là những câu chuyện kể về cuộc tả xung hữu đột của nhân vật mưu trí với đám cường hào, quan lại, thậm chí với cả vua chúa, cả thần thánh va cả sứ của “thiên triều”.
Xung đột giữa ngay và gian trong đời thường nhưng là xung đột ở ngay đỉnh điểm, căng thẳng cách giải quyết những xung đột  ước mơ lãng mạn về một nền công lý sáng suốt, công bằng.
    xung đột làm nền cho truyện cổ tích sinh hoạt vẫn là xung đột xã hội.
Đã vượt ra ngoài khuôn khổ của những quan hệ gia đình.
Ví dụ: cuộc tả xung hữu đột của Trạng Quỳnh ngay giữa xã hội lớp trên rõ ràng là một biểu hiện sinh động của cuộc đấu tranh của nhân dân chống ách chuyên chế phong kiến.
Câu đố
Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng chòng ghẹo chơi. Ðương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên lá Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến béo tai, bảo:
- Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho: " Lợn cấn ăn cám tốn"
Quỳnh đối ngay:- "Chó khôn chớ cắn càn"
Ông Tú lại ra một câu nữa, câu này có ý tự phụ mình là ông Tú:
- Trời sinh ông Tú Cát
Quỳnh lại đối: - Ðất nứt con bọ hung
Ông Tú phải lỡm, tịt mất. Mọi người cười ầm cả lên.
Tiền múa chúa cười
Lại một lần Quỳnh vào yết đền, thấy chúa có nhiều tiền, trông sướng mắt, định vay. Quỳnh khấn:
- Em độ này túng lắm, chị có tiền để không, xin cho em vay để em buôn bán, kiếm ít lời.
Nói rồi, khấn đài âm dương: "Sấp thì chia tư, chị cho em vay một phần, ngửa thì chia ba, chị cho một phần, chị mà thuận cho một nửa thì xin nhất âm nhất dương." Thấy đằng nào Quỳnh cũng vay được, mà ý Chúa thì không muốn cho vay, vì biết được là cho vay, Quỳnh sẽ không trả, liền cứ làm cho hai đồng tiền quay tít, chẳng sấp mà cũng chẳng ngửa. Quỳnh thất thế vỗ tay reo:
- Tiền múa Chúa cười, thế là chị bằng lòng cho em vay cả rồi!
Nói xong, vác hết cả tiền về.
3. Kết cấu của truyện cổ tích sinh hoạt
Không được xây dựng theo một hoặc một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể thường linh động, vì những môtip xã hội và sinh hoạt không bền vững.
- Kiểu kết cấu “kể sự việc”
- Kiểu kết cấu “xâu chuỗi”:
+ Sử dụng rộng rãi trong nhóm truyện về đề tài đạo đức.
+ Kiểu kết cấu này hết sức đơn giản,nhân vật thì không có diện mạo, cuộc đời thì chỉ kết ở một sự việc và trong sự việc ấy hầu như không có xung đột trực diện (Ví dụ: “Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng, Cờ gian bạc lận, Đứa con trời đánh,…)
+ Được sử dụng phổ biến ở những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài “Phân xử tài tình”:chỉ kể việc, không tả người; nhân vật chính cũng không có số phận  chính sự việc được kể đã vẽ ra tính cách của nó.
+ Đó là những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí và của nhân vật khờ khạo.
Cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí thì chủ động>< của nhân vật khờ khạo thì chỉ là nhắm mắt, đưa chân. Kết quả thành bại ra sao thì hoàn toàn bất ngờ không đoán được.
đề tài trí khôn,nhóm truyện “Trạng”. “Trạng Quỳnh” 40 truyện; “Trạng Lợn” 20truyện.)
Như vậy, “Xâu chuỗi” là một biện pháp nghệ thuật kết cấu nằm khắc họa rõ nét thêm tính cách nhân vật, nâng cao “tầm vóc” của tính cách ấy
4. Không gian và thời gian nghệ thuật của truyện cổ tích sinh hoạt
         Không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt rất gần gũi với người kể và người nghe truyện.
Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân;
Những chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã;
Kẻ buôn bán và chuyện lừa đảo;
Người học trò và chuyện thi cử; chốn cửa quan và chuyện kiện tụng;…
Câu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu, trong cuộc đời hàng ngày.
5. Thực tại và hư cấu trong truyện cổ tích sinh hoạt
 - Thực tế thực tại đã trở thành cái nền của câu chuyện kể.
Có những truyện được kể như những câu chuyện mắt thấy tai nghe.
Hư cấu không mang tính chất hư cấu kì ảo như ở truyện cổ tích thần kì.
+Sử dụng yếu tố kì dị nhằm thể hiện tư tưởng quả báo, thiên mệnh (“Đứa con trời đánh”, “Chum vàng bắt được”,…)
+Sự miêu tả phi lí: Câu chuyện kể cho đến một lúc nào đó, hoàn toàn giống như thật;
+ Sự miêu tả phóng đại một nét tính cách nào đó của nhân vật (thường là ở loại nhân vật “tiêu cực”) hoặc một tình huống khác thường Tính chất gây cười của nhiều truyện cổ tích sinh hoạt bắt nguồn từ chỗ đó.
IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI VẬT
1. Nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật.
a.Nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật là các con vật.
*Thú: cọp, voi, chó rừng,…( tại sao cọp ăn thịt người, voi cọp thi tài, chó rừng và cọp,…), trâu, ngựa,…( tại sao trâu không biết nói, trâu và voi, voi ngựa đua nhau, lừa thi tài với ngựa,…), chó, mèo,…(con chó vàng và con chó đen, chuột và mèo,…);
*Chim: diều, cắt, quạ,…(diều với cắt và quạ, diều quạ tranh nhau,…), gà, vịt,…( gà mái gáy, vịt đi xin chân,…), một vài loại chim quen thuộc khác (con cò trắng, gà, vịt và chim khách, chim chìa vôi,…).
*Cá: ( con lươn và con rô, cá chép hóa rồng,…);
**Côn trùng: ( tại sao dơi ăn muỗi, mọt và tò vò, con nhện báo tin,…)
Phần lớn nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật của người Việt (Kinh) là những con vật nuôi hoặc sống gần gũi với con người.****
Nhân vật tiêu biểu của truyện cổ tích về loài vật xét chung- chú thỏ nổi tiếng tinh khôn, vai chính xuyên suốt trong những truyện kể về con thỏ
Đó là một con vật nhỏ yếu nhưng dũng cảm, thông minh, mưu trí, đa tài, là người anh hùng cứu tinh của những kẻ yếu gặp tử nạn
người anh hùng phản kháng bất trị chuyên lừa đánh những kẻ cường bạo ,người thầy thuốc đầu tiên từng dạy cho loài người biết làm thuốc vị quan tòa giỏi
Tuy nhiên,chúng cũng có mặt “tiêu cực”, mặt xấu. Thái độ của người kể và người nghe đối với chúng có tính chất hai mặt, với những mức độ khác nhau- vừa ưa thích, vừa không đồng tình (thỏ bị sên cho một bài học, thỏ chia phần cho rái cá,…).
Xung đột theo thời gian đã chuyển hóa thành sự xung đột sinh hoạt- xã hội hoặc lồng vào xung đột sinh hoạt – xã hội, các con vật trong truyện được gán những tính cách người và “xã hội loài vật”, trong đó gợi nghĩ đến những quan hệ xã hội giữa người và người (Kiến, Ong chọi với Cóc, Con Công và làng chim, Cóc và Cá,…)
- Xung đột giữa kẻ yếu và kẻ mạnh. 
2. Xung đột trong truyện cổ tích về loài vật
Truyện cổ tích về loài vật phản ánh cuộc đấu tranh của người thời cổ nhằm tìm hiểu, chi phối, chinh phục các lực lượng tự nhiên, con người bắt các laoif vật về nuôi.
Con Cóc là cậu ông trời, Chuột và Mèo, Mọt và tò vò, Tại sao trâu không biết nói, Tại sao dơi ăn muỗi,…
3. Kết cấu của truyện cổ tích về loài vật
-Hình thức kết cấu phổ biến là hình thức “truyện kể ngắn – đối thoại”.
- Về mặt kết cấu cũng có thể phân biệt những truyện đơn tình tiết (Thằn lằn trộm chân, Chim Chìa Vôi,…), đa tình tiết (Con Cóc là cậu ông trời gồm: 1/Tình tiết kết đoàn của cóc với ong vò vẽ, Gà và cọp trên đường lên trời, 2/ Tình tiết giao đấu (đấu lực, đấu lí) của Cóc và các “chiến hữu” với trời và quân tướng nhà trời; Con thỏ chài cá gồm: 1/ tình tiết Thỏ rủ heo rừng, nai, trâu rừng, cọp, voi đi chài cá với mình, 2/ Tình tiết Thỏ và năm con vật kia cùng chài cá và lần lượt phơi sấy cá, lần lượt đối phó với Ó đến ăn cá, 3/ Tình tiết thỏ “chia cá” cho năm con vật,…) và những truyện được cấu tạo theo chuỗi (chuỗi truyện về chú Thỏ tinh khôn)
- Không phải tất cả truyện cổ tích về loài vật đều kết thúc có hậu như truyện cổ tích thần kì. Tuy nhiên, những truyện không có kết thúc có hậu không hề có âm điệu bi kịch.
Truyện cổ tích về loài vật có khả năng ngụ ý tiềm tàng. Đây là khả năng tự nhiên của những truyện kể về loài vật. Khả năng này nếu được khai thác một cách có chủ ý sẽ đem lại cho truyện cổ tích về loài vật những ngụ ý xã hội sâu xa, những ý nghĩa giáo huấn rõ ràng.
Về mặt kết cấu, dụng ý này biểu hiện ở cách kết thúc câu chuyện kể bằng một bài học, được biểu đạt súc tích bằng một câu nói cô đúc, một câu tục ngữ hoặc một câu vần, vè, đại loại như: “Thành tự đó, Rùa phải đội đá đội đồng, Khốn khổ cái thân” (Rùa đội bia).
4. thực tại và hư cấu trong truyện cổ tích về loài vật
 - Thế giới người và thế giới loài vật là một thế giới đặc biệt, “quái đản”, không phải thế giới người mà cũng không giống thế giới loài vật – thế giới của những quan niệm thực tế lẫn lộn, trong đó cái không đáng tin có thể được coi là đáng tin.
-Hư cấu cũng tạo ra sự gần gũi nhau của những hiện tượng loại trừ lẫn nhau: những con vật nói năng phải trò truyện phải tranh cãi với nhau; con Chào mào muốn lấy con chim xanh, Con gà con vịt đi kiện con chim Khách,…
- Vẫn giữ được đôi nét về môi trường sinh thái tự nhiên của các con vật trong truyện. Chẳng hạn, truyện kể về con Cóc thì có khung cảnh, đầm, vũng, ao, chuôm,…truyện kể về con Cua, con Cáy thì có bờ sông, bãi bến; truyện kể về con chim sẻ, con tu hú thì con chim sẻ có tổ ở cái lỗ hỏng đòn tay nhà, con tu hú không biết làm tổ thì đậu ngọn tre, cây gạo,…
5. Những công thức cố định trong lời kể của truyện cổ tích về loài vật
- Lời kể dân gian của truyện cổ tích về loài vật thường sử dụng một số công thức truyền thống. Đó là những công thức cố định có dạng một câu nói khái quát, một câu tục ngữ hoặc một câu ca vè nhằm rút ra một lời giáo huấn, một ý nghĩa xã hội từ câu chuyện kể hoặc nêu ra một dấu vết xưa còn lại.
- Cùng với truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích về loài vật được đánh giá là một pho bách khoa sư phạm dân gian.
-Về mặt nghệ thuật sư phạm, nét đặc sắc nổi bật của nó là ở tính trực quan sinh động, không cần đến những giáo điều khô khan, cao đạo mà vẫn đạt mục đích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)