TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC - KHỐI 11
Chia sẻ bởi Đặng Bích Duyên |
Ngày 26/04/2019 |
161
Chia sẻ tài liệu: TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC - KHỐI 11 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DHBB
MÔN SINH HỌC - KHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 02 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Trên cùng một cây, thế nước ở tế bào lá và thế nước ở tế bào rễ khác nhau như thế nào? Giải thích.
b. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp của tế bào mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó mạch như thế nào?
b. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí ôxi lại nổi lên nhiều hơn?
c. Tại sao phycôbilin là sắc tố quang hợp không thể thiếu được của các nhóm tảo (trừ tảo lục)?
Câu 3: (2,0 điểm)
Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm sau: Đặt 2 cây A và B vào một phòng kính có chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lượng O2 trong phòng này từ 0% đến 21% (các nhân tố khác đều ở giá trị tối ưu). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm
Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
Cây A
Cây B
18
29
55
56
a. Nêu mục đích và giải thích nguyên lí của thí nghiệm trên.
b. Cách bố trí thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
Câu 4: (2,0 điểm)
a. Nêu cơ chế hình thành và sự phát triển tiếp theo của tiểu bào tử và đại bào tử ở cây hạt kín lưỡng bội.
b. Cắt một cành cây có nhiều lá xanh cắm vào một bình thủy tinh chứa nước sạch. Để giữ cho lá của cành cây này được xanh lâu, ta cần phải xử lí bằng hoocmôn thực vật nào? Giải thích.
Câu 5: (2,0 điểm)
a. Khi chiếu ánh sáng có cùng cường độ vào đồng thời 3 cây: A, B, C khác loài, người ta quan sát thấy hiện tượng sau:
Cây A
Cây B
Cây C
Hiện tượng
Không hấp thụ, không thải CO2.
Hấp thụ CO2
Thải CO2
Hãy cho biết, mỗi loại cây A, B, C nêu trên là như thế nào đối với ánh sáng? Giải thích.
b. Về mùa đông, cây mía, cây thanh long ở nước ta sẽ như thế nào nếu chiếu ánh sáng FR vào ban đêm? Giải thích.
Câu 6: (2,0 điểm)
a. HCl và enzim pepsin được tạo ra ở dạ dày như thế nào? Vai trò của HCl và pepsin trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày không bị phân giải bởi dịch vị?
b. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân li HbO2, giải thích tại sao khi lao động cơ bắp thì cơ vân nhận được nhiều O2 hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi.
Câu 7: (2,0 điểm)
a. Người ta sử dụng một loại thuốc dẫn đến làm giảm nồng độ Na+ trong máu. Hãy cho biết:
- Điện thế nghỉ của nơron có thay đổi hay không? Giải thích.
- Khi có kích thích tới ngưỡng điện thế hoạt động thay đổi thế nào? Giải thích.
b. Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thường dẫn đến suy tim?
Câu 8: (2,0 điểm)
a. Khi thể tích máu trong cơ thể người giảm, những cơ chế nội tại nào giúp duy trì và tăng thể tích máu?
b. Hãy nêu các cơ chế điều hoà giúp cá xương và cá sụn duy trì được áp suất thẩm thấu của cơ thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu (môi trường nước ngọt, nước biển).
Câu 9: (2,0 điểm)
Người ta sử dụng một loại thuốc gây ức chế hoạt động của thùy sau tuyến yên để tiêm cho một con thỏ thí nghiệm. Các chỉ số sinh lí dưới đây ở con thỏ này sẽ như thế nào? Giải thích
a. Huyết áp.
b. Áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.
c. Áp suất lọc của cầu thận.
d. Nhịp hô hấp.
Câu 10: (2,0 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Bích Duyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)