Trung Quốc thời Phong Kiến
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa |
Ngày 18/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: Trung Quốc thời Phong Kiến thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Chủ Đề: Trung Hoa Phong Kiến và Chế Độ Ruộng Đất
Môn: Lịch Sử Thế Giới Trung Đại
Nhóm thuyết trình: Nhóm 2
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
I-Tình hình chính trị.
1-Tóm lược biên niên các triều đại.
2.Sự hình thành xã hội phong kiến và tổ chức bộ máy Nhà nước.
II – Tình Hình Kinh Tế.
1. Nông nghiệp.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
3 Chế độ ruộng đất.
3.1 Ruộng đất của nhà nước - Chế độ quân điền.
3.2 Ruộng đất tư nhân.
a/Tình hình ruộng đất tập trung vào tay đại địa chủ.
b/Chế độ điền trang.
c/Ruộng đất của chùa
d/Những chính sách hạn chế ruộng đất tư của nhà nước.
III Quan hệ giai cấp.
1. Giai cấp địa chủ.
2.Giai cấp nông dân.
3. Tầng lớp công thương.
4. Tầng lớp nô lệ.
IV. Phong Trào Nông Dân.
V. Văn Hóa và Khoa Học Kĩ Thuật.
1.Nho giáo.
2. Triết học.
3. Đạo đức.
4. Đạo giáo.
5. Sử học.
6. Văn học.
7. Khoa học kĩ thuật.
VI. Kết Luận.
VII. Tài Liệu Tham Khảo.
1. Nhà Tần: 221 206 TCN
2. Nhà Hán: 206 TCN 220
3. Thời Tam Quốc: 220 280
4. Thời Tây Tấn: 265 316
5. Thời Đông Tấn: 317 420
6. Thời Nam – Bắc Triều: 420 589
7. Nhà Tuỳ: 581 618
8. Nhà Đường: 618 907
9. Thời Ngũ đại: 907 960
10. Nhà Tống: 960 1279
11. Nhà Nguyên: 1271 1368
12. Nhà Minh: 1368 1644
13. Nhà Thanh: 1644 1911
1.NIÊN BIỂU CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN Ở TRUNG QUỐC
Tình Hình Chính Trị.
Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông
2. Sự hình thành xã hội phong kiến và tổ chức bộ máy Nhà nước.
Khoảng 2000 năm TCN, trên lưu vực sông Hoàng, xã hội có giai cấp đầu tiên của Trung Quốc đã được hình thành. Cư dân cổ Trung Quốc là những người có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi, trông kê, cao lương, dệt vải, đúc đồng. Từ thế kỉ XV TCN, người Trung Quốc bắt đầu biết sử dụng công cụ bằng sắt. Nghề luyện sắt đã phát triển nhanh chóng. Các nơi Nam Dương, Hàm Đan, Lâm Tri đều trở thành trung tâm luyện sắt. Việc sử dụng rộng rãi đồ sắt đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển và khai khẩn thêm đất đai, mở rộng diện tích canh tác, đẩy mạnh việc làm thủy lợi, giao thông thuận lợi. Nhờ đó năng xuất lao động lên cao, xã hội ngày càng biến đổi sâu sắc.
Lược đồ sông Hoàng Hà
Do sản xuất phát triển và đất đai được khai khẩn ngày một tăng đã làm cho của cải tư hữu trong tầng lớp quan lại và nông dân giàu tăng lên. Ngay thời Chiến Quốc, ruộng đất tư ở Trung Quốc xuất hiện ngày một nhiều. Họ đã dùng cả quyền lực để chiếm đoạt ruộng đất công rồi biến thành ruộng đất tư. Từ đó, một giai cấp mới hình thành từ những quan lại và nông dân giàu có, gồm những kẻ có nhiều ruộng đất tư gọi là địa chủ. Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc, cũng giống như ở các nước phương Đông, bao gồm hai tầng lớp địa chủ yếu là địa chủ quan lại và đại chủ thường.
Ngược lại, một số khá đông nông dân công xã ngày càng nghèo túng, bị mất hết hay mất phần lớn ruộng đất, phải xin nhận cấy thuê cho địa chủ. Khi nhận ruộng, họ đã trở thành tá điền của địa chủ và phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là tô ruộng đất, thường bằng 5/10 thu hoạch. Đó là tầng lớp nông dân lĩnh canh.
Như thế, từ khi chế độ tĩnh điền tan rã, công xã bị rạn nứt, nông dân thời cổ cũng bị phân hóa. Một bộ phận đã trở thành nông dân lĩnh canh, còn một số nông dân vẫn giữ được đất đai của mình và trở thành nông dân tự canh. Họ là những người cày cấy trên ruộng đất của mình (hoặc được nhà nước phong kiến cấp đất cho theo chính sách quân điền). Họ là những người được tự do, nhưng vẫn nộp thuế ruộng (thường bằng 1/10 thu hoạch) và phải tham gia lao dịch cho Nhà nước.
Với sự hình thành giai cấp chính là địa chủ và nông dân, quan hệ xã hội về chính trị và kinh tế đã thay đổi. Trước kia, khi chế độ công xã còn tồn tại, quan hệ chủ yếu là quan hệ bót lột của quý tộc đối với nông dân công xã. Quan hệ đó giờ đây đã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bót lột tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh : quan hệ phong kiến bắt đầu hình thành trong xã hội Trung Quốc.
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, Hoàng đế có quyền tuyệt đối. Dưới Hoàng đế là hệ thống quan lại được tổ chức chặt chẽ từ trug ương đến địa phương. Ở triều đình, dưới vua có các chức quan, cao nhất là Thừa tướng giúp vua trông coi việc chung, giải quyết việc chính trị và Thái úy trông coi việc binh. Cùng với hai quan văn, quan võ còn còn có Ngự sử đại phu phụ trách văn thư và giám sát các quan. Ba chức này gọi là Tam công. Dưới nữa là Cửu khanh gồm 9 chức quan phụ trách các công việc cụ thể khác nhau như: thuế, hình pháp, điền chương, lễ nghi, tài chính… Hoàng đế còn có quân đội để duy trì trật tự xã hội, trấn áp bên trong và bành trướng xâm lược ra bên ngoài.
Hoàng đế
Thừa tướng
Thái uý
Các chức
quan khác
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN.
Thái thú
(ở quận)
Thái thú
(ở quận)
Huyện lệnh
(ở huyện)
Huyện lệnh
(ở huyện)
Huyện lệnh
(ở huyện)
Huyện lệnh
(ở huyện)
Các hoàng đế Trung Hoa rất kêu ngạo về quyền hành và sức mạnh của mình. Ỷ thế nước lớn, đông dân, có nền văn minh phát triển cao, họ tự cho mình là chúa tể của thiên hạ. Tham vọng bành trướng, bá quyền luôn luôn có trong ý thức và hành động của các hoàng đế Trung Quốc. Họ coi mình là trung tâm thế giới, uy quyền “bao trùm thien hạ” “tỏa đến vạn ban”, do đó họ muốn “muôn nước ở bốn phương đều chạy đến thần phục, tụ họp dưới sân rồng”.
Từ đất gốc Trung Hoa (vùng trung lưu sông Hoàng), các vua Tần rồi Hán lần lượt chiếm đoạt các vùng xung quanh, đem quân đi thôn tính các nước láng giềng, trong đó có các nước Việt cổ. Nhưng họ đã bị người Âu Việt, Lạc Việt chống trả quyết liệt. Quân Tần bị thua,, tướng Đồ Thư tử trận, buộc phải rút lui .
Ý đồ làm bá chủ thế giới của Trung Quốc đã bị thất bại
Khởi nghĩa của Hai bà Trưng chống lại nhà Hán năm 40
II – Tình Hình Kinh Tế.
1. Nông nghiệp.
Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi với những đồng bằng phì nhiêu màu mở, ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã sớm phát triển nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi, hình thành nên một trung tâm văn minh rất sớm ở phương Đông. Nông cụ bằng sắt được sử dụng tương đối phổ biến từ thời Xuân Thu, nên sản xuất đã phát triển, chế độ tư hữu ruộng đất bắt đầu xuất hiện, chế độ tỉnh điền tan rã. Đến thời Chiến Quốc, các công trình thủy lợi được xây dựng ở nhiều nơi. Nghề luyện sắt đã có những tiến bộ đã góp phần thủ công nghiệp phát triển. Tiền tệ bằng kim loại thịnh hành. Các thành thị lớn ở Trung Quốc như Lâm Truy, Hàm Đan… đã ra đời ở Trung Quốc.
Bước vào thời phong kiến, các nghành kinh tế của Trung Quốc phát triển hoặc suy thoái tương ứng với sự thịnh suy có tính chất chu kì của các triều đại.
Giao lưu buôn bán Trung Quốc thời trung đại
Trong nông nghiệp, ruộng tư ngày càng mở rộng ; bên cạnh đó, ruộng công vẫn tiếp tục tồn tại . Khi mới thiết lập triều đại của mình, các vua phong kiến Trung Quốc đều thi hành một số chính sách nhằm khôi phục, phát triển sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. Đó là việc kêu gọi nhân dân lưu tán trở về quê củ làm ăn, giảm nhẹ tô thuế, sưu dịch và sửa chữa, xây dựng các công trình thủy lợi ; đồng thời, kĩ thuật sản xuất cũng không ngừng được cải tiến, kinh nghiệp sản xuất được viết thành sách và phổ biến cho nhân dân. Diện tích gieo trồng được mở rộng, do đó, năng xuất và tổng sản lượng đều tăng.
Dưới thời Đường, kinh tế phát triển cao hơn các thời đại trước về mọi mặt. Đặc biệt nhà Đường thực hiện thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân. Đó là chế độ quân điền .
Ở thời Nguyên, nông nghiệp cũng đạt được một số thành tựu, nhất là nghề trồng bông. Dưới thời Minh, nông nghiệp có một số tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng, một số giống cây trồng mới được đưa vào Trung Quốc như thuốc lá. Đến nhà Thanh, lúc đầu cũng rơi vào cảnh tiêu điều cho đến thời vua Càng Long nông nghiệp mới được phục hồi.
Nhìn toàn bộ, nông nghiệp Trung Quốc thời phong kiến có nhiều thành tựu. Nhưng trong quá trình phát triển, cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị, nền nông nghiệp cùng các ngành kinh tế khác cũng phát triển và suy thoái một cách tương ứng.
Vì vậy, Mác đã nhận định: “… Ở các nước Châu Á, nông nghiệp bị suy sụp dưới sự cai trị của chính phủ này, nhưng lại được khôi phục dưới sự cai trị của một chính phủ khác. Ở đây, thu hoạch cũng là tùy ở chính phủ tốt hay xấu, giống như các nước Châu Âu mức thu hoạch là do thời tiết tốt hay xấu”.
Tần Thủy Hoàng
Lưu Bang
Lý Thế Dân
Nền thủ công nghiệp của Trung Quốc sớm phát triển. Đầu thời phong kiến, một số nghề tăng nhiều, quy mô sản xuất mở rộng, kĩ thuật ngày một tinh xảo.
Trước hết phải kể đến nghề luyện sắt, đúc gang, luyện thép của Trung Quốc. Người Trung Quốc biết dùng đồ sắt từ sớm , là người đầu tiên chế tạo ra gang , lại là người đầu tiên luyện gang thành thép. Họ gọi gang là “sinh thiết”, thép là “đại thiết” và rèn sắt là “thục thiết”. Để làm “chín” sắt, người Trung Quốc đã biết phải làm mất đi một số chất cơ bản mà người ta gọi là “sinh diệt mệnh”. Cuối Hậu Chu, vua Thế Tông (951-960) đã cho dựng một bức tượng thú lớn cao 6m gọi là “đại thiết sư” ở Thương Châu (Hà Bắc) để kỉ niệm chiến thắng Hung nô năm 954. Tãi Đương Dương (Hồ Bắc), có tháp Ngọc Tuyền hoàn toàn bằng gang cao 13m được dựng vào năm 1601.
Tượng lạc đà bằng đồng thời Đường
Đồ gốm cũng xuất hiện sớm. Tại khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, người ta đã phát hiện 8000 binh mã là tượng gốm hỗn hợp cả xa, kị, bộ binh với hành ngủ chỉnh tề, như dàn thành tế trận. Đến thời Đường, nghệ thuật gốm sứ có những bước tiến mới. Đồ sứ ba màu là sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Qua thời Tống, đến thời Minh, đồ gốm, sứ của Trung Quốc đạt đến trình độ kỉ thuật và chất lượng nghệ thuật cao. Đến thế kỉ XV, khi đồ sứ của Trung Quốc phát triển thì ở Châu Âu thứ này còn gọi là vật quý hiếm.
Khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng
GỐM SỨ THỜI MINH
GỐM SỨ THỜI MINH
Nghề đóng thuyền ở Trung Quốc cũng phát triển sớm. Họ đã đóng được nhiều loại thuyền cao đến 5 tầng. Do vậy, mà hành hải Trung Quốc cũng có bước tiến. Từ thời Đường, qua thờ Tống, các hoạt động giao thương trên biển được mở rộng. Triều Minh đã tổ chức nhiều cuộc thám hiểm hàng hải,
đưa các hạm đội và thủy thủ đến
tận Đông Phi.
Các nghề làm giấy, đồ sơn, dệt vải, in… cũng đều phát triển từ rất sớm, trong đó một số nghề giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Trung Quốc. Các hình thức phường hội thủ công, cùng với việc lập đền thờ những người đầu tiên truyền nghề của phường hội cũng đã xuất hiện.
Thuyền Trung Quốc
Giấy Trung Quốc
Do nông nghiệp và thủ công nghiệp sớm phát triển, nên nội thương và ngoại thương của Trung Quốc cũng có những bước tiến. Trung Quốc không chỉ buôn bán với các nước vùng Trung Á, mà buôn bán với phương Tây theo “con đường tơ lụa”. Con đường này được duy trì trong 10 thế kỉ, nó đã góp phần to lớn vào sự giao lưu kinh tế, văn hóa với các dân tộc trên thế giới. Hàng hóa khác bằng trúc, bằng sứ… cùng với kĩ thuật nuôi tằm, dệt lụa của Trung Quốc được đưa sang Trung Á và Châu Âu. Ngược lại, Trung Quốc còn du nhập nền văn minh của các dân tộc khác.
Trên cơ sở phát triển của công thương nghiệp, các thành thị của Trung Quốc thời phong kiến cũng trở nên đông đúc, nhộn nhịp.
Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa từ Trung Quốc đến Ấn Độ -Lưỡng Hà và Địa Trung Hải
Đến cuối thời Minh, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện. Nhiều công trường thủ công được ra đời trong các ngành luyện sắt, đồ sứ, làm giấy…, các chủ xưởng là những người giàu có nắm trong tay hàng vạn bạc vốn, thuê hàng chục thợ. Những người thợ này “làm công ăn lương” cho chủ của họ. Quan hệ của họ là “chủ xưởng xuất vốn, còn thợ thì xuất sức”. Hoạt động của những người lái buôn vào cả lĩnh vực nông nghiệp. Họ xuất vốn cho nông dân trồng mía vào mùa xuân và thu lại bằng đường vào mùa đông. Song cho đến thế kỉ XIX, mầm mống tư bản chủ nghĩa còn nhỏ yếu, chưa gây được ảnh hưởng trong xã hội Trung Quốc. Nền kinh tế tự nhiên trước sau vẫn chiếm địa vị thống trị. Các thành phố lớn như: Tràng An, Lạc Dương (thời Tùy, Đường), Bắc Kinh, Nam Kinh (thời Nguyên, Minh, Thanh) mặc dù đông vui, phồn thịnh nhưng vẫn là trung tâm chính trị. Do sự rối loạn về chính trị có tính chất chu kì, nên kinh tế công thương nghiệp Trung Quốc, mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn và có những mặt đứng hàng đấu thế giới (tơ lụa, sứ), vẫn không phát triễn được nhanh chóng, thuận lợi.
Tử cấm thành
3. Chế độ ruộng đất.
Thời cổ đại, cũng như ở các nước phương đông khác, ruộng đất ở Trung Quốc thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc, chế độ thái ấp và chế độ tỉnh điền dần dần tan rã, ruộng đất tư hữu bắt đầu ra đời và không ngừng phát triển. Do vậy, từ thời Tần đến thời Thanh, ở TQ có 2 hình thái sở hữu ruộng đất cùng tồn tại, đó là ruộng đất của nhà nước và ruộng đất của tư nhân.
3.1 Ruộng đất của nhà nước-Chế độ quân điền.
Bộ phận ruộng đất thuộc quyền quản lí trực tiếp của nhà nước trong sử sách TQ thường được gọi bằng các tên như : Công điền,Vương điền ,quan điền. Nguồn gốc của loại ruộng đất vôn do nha nước quản lí còn có ruộng đất vắng chủ sau những thời kì chiến tranh bạo loạn. Do vậy, thông thường trong thời kì đầu, các triều đại phong kiến TQ nắm được rất nhiều ruộng đất. Trên cơ sở ấy, các triều đại phong kiến đem ruộng dất ban cấp cho các quý tộc, quan lại, 1 bộ phận thì tổ chức thành đồn điền, điền trang để sản xuất hoặc giao cho nông dân dưới hình thức quân điền để thu thuế.
Trong chính sách xử lí ruộng đất công, đáng chú ý nhất là chế độ quân điền tồn tại từ cuối TK V đến TK VIII.Tuy về quy định cụ thể, chính sách quân điền của các triều đại có ít nhiều khác nhau, nhưng tinh thàn chung là :
Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy. (Thời Bắc Ngụy, đàn ông từ 15 tuổi trở lên được cấp 40 mẫu ruộng trồng lúa gọi là "lộ điền" và 20 mẫu ruộng trồng dâu; đàn bà được cấp 20 mẫu ruộng trồ úa; nô tì cũng được cấp như người tự do; bò cày được cấp mỗi con 30 mẫu. Nếu ruộng đất thuộc loại ruộng đất phải dể nghỉ 1-2 năm thì được nhận gấp đôi hoặc gấp 3. Thời Đường quy định, đàn ông từ 18 tuổi trở lên thì được cấp 80 mẫu ruộng trồng lúa gọi là ruộng "khẩu phần" và 20 mẫu ruộng trồng dâu gọi là ruộng "vĩnh nghiệp"; cụ già, người tàn tật, ốm yếu được cấp 40 mẫu ruộng khẩu phần, bà góa được cấp 30 mẫu ruộng khẩu phần, nếu là chủ hộ thì được cấp 1/2 suất của tráng đinh .)
Các quan lại, tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc. (Thời Bắc Ngụy, quan lại thấp nhất được cấp 6 khoảnh, cao nhất được cấp 15 khoảnh. Thời Đường, Quý tộc, quan lại, tùy theo địa vị, công lao, chức tước mà được ban cấp ruộng vĩnh nghiệp,"ruộng thưởng công" , "ruộng chức vụ" ...).
Ruộng trồng lúa từ 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, ruộng vĩnh nghiệp và ruộng trồng dâu được phép truyền lại cho con cháu. Ruộng chức vụ của quan lại khi thôi chức phải để lại cho người kế nhiệm. Trừ ruộng ban thưởng cho quan lại và quý tộc ra, nói chung ruộng đất cấp cho nông dân là không được chuyển nhượng. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể mua bán ruộng đất trồng dâu. Nếu nông dân rời từ chỗ ít ruộng đất sang nơi nhiều ruộng đất thì được bán cả ruộng khẩu phần...
Trên cơ sở được cấp ruộng đất theo tiêu chuẩn, nhà nước bắt nông dân phải chịu nghĩa vụ ngang nhau về mặt thuế khóa và lao dịch. Đến thời Tùy, Đường, nghĩa vụ đó được chuyển sang chế độ "tô, dung, điệu"
"Tô" : là thuế đánh vào ruộng khẩu phần, nông dân phải nộp bằng thóc lúa.
"Dung" là thuế hiện vật thay cho nghĩa vụ lao dịch .
"Điệu" là thuế đánh vào đất trồng dâu, nhân dân phải nộp bằng tơ lụa, vải bông.
Như vậy, mục đích của chế độ quân điền là nhằm đảm bảo cho nông dân có đất cày cấy, do đó đảm bảo nguồn thuế khóa cho nhà nước.
Sau khi thi hành chế độ quân điền, những nông dân không có hoặc có ít ruộng đất, những người đi lưu tán trở về quê hương đều được cấp ruộng đất.Họ trở thành nông dân cày cấy ruộng đất công, thoát khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ. Hơn nữa, do việc giao ruộng đất cho nông dân, toàn bộ ruộng đất bị bỏ hoang lại được phát triển. Vì vậy , thu nhập của nhà nước được tăng lên, đời sống cua nhân dân dược cải thiện.
Chế độ quân điền là một chính sách chung của cả nước, nhưng thời Tùy, Đường, chế độ đó thực sự chỉ được thi hành ở miền Bắc-nơi co nhiều đất vô chủ. hơn nữa, ngay cả ở miền bắc, chế độ này cũng không dược thi hành triệt để.
Cho đến cuối chế độ phong kiến, bộ phận ruộng đất của nhà nước vẫn tồn tại nhưng ngày càng bị thu hẹp. Với số ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, các triều đại từ Tống về sau chỉ đem ban cấp cho quan lại, một bộ phận thì lập đồn điền, điền trang được gọi là "hoàng trang", "quan trang", "tỉnh trang",...chứ không có chính sách gì mới.
3.2 Ruộng đất tư nhân.
a/Tình hình ruộng đất tập trung vào tay đại địa chủ.
Bắt đầu từ thời Chiến Quốc, ruộng đất tư nhân ở TQ xuất hiện ngày một nhiều, đến thời Tần, Hán, phần lớn ruộng đất trong nước đều tập trung vào tay địa chủ.
Cùng với sự tiến triển của lịch sử, giai cấp địa chủ ngày càng giàu, đồng thời ngày càng xuất hiện nhiều địa chủ lớn chiếm hữu rất nhiều ruộng đất. Thời Hán, các địa chủ thuongf có hàng trăm khoảnh ruộng. Từ thời Đường về sau, việc phong cấp ruộng đất lại càng phóng tay hơn. Ngoài số ruộng đất được cấp, các địa chủ còn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, tìm cách biến ruộng công thành ruộng đất của mình.
Hiện tượng tập trung vào tay giai cấp địa chủ đời Nguyên lại càng nghiêm trọng hơn vì các thân vương, quý tộc Mông Cổ được vua ban cho rất nhiều ruộng đất(vd; Bá Nhan-2 vạn khoảnh) .Nhân tình hình đó các địa chủ Hán tôc cũng đua nhau chiếm đoạt ruộng đất.
Đầu thời Minh, Chu Nguyên Chương có quy định, ruộng đất ban tặng cho các công thần, công hầu, thừa tướng nhiều nhất là 100 khoảnh, còn thân vương được 1000 khoảnh. Đến cuối thời Minh, con số đó lên tới hang ngàn, hàng vạn khoảnh (Phúc Vương-2 vạn khoảnh, Ngụy Trung 1 vạn khoảng …
b/Chế độ điền trang.
Trên cơ sở ruộng đất phần lớn tập trung vào tay các đại địa chủ, từ thời Đông Hán,tổ chức điền trang đã ra dời và tồn tại lâu dài trong lịch sử.
Tương tự như trang viên phong kiến ở Tây Âu, điền trang là nhưng đơn vị tự cung tự cấp,tự túc. Trong các điền trang, ngoài các loại cây lương thực còn có các vườn cây ăn quả, ao cá, các bãi chăn nuôi, Trồng các loại cây cung câp nguyên liệu cho thủ công như đay,dâu...Trong các điền trang còn có các nghề thủ công như nuôi tằm dệt lụa, dệt vải, làm công cụ, làm binh khí...có thể cung cấp đủ các nhu cầu hàng ngày cho chủ điền trang và trang dân. Những người lao động trong các điền trang từ Đông Hán đến Nam Bắc triều đều là "điền khách", "bố khúc" của điền trang.
"Điền khách" là nông dân lĩnh canh của điền trang, có nghĩa vụ nộp tô cho chủ.
"Bộ khúc" la những điền khách được luyện tập quân sự, ngày thường thì sản xuất nông nghiệp, khi có chiến sự thì trở thành lực lượng tự vệ của điền trang.
Ngoài điền khách và bộ khúc, nô tì vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong sản xuất, nhất là trong thủ công nghiệp.
Trong những thời kì chính quyền trung ương suy yếu, đất nước loạn li, các điền trang trở thành cơ sở của các lực lượng phong kiến, mang ít nhiều tính chất độc lập, nhưng nói chung điền trang ở Trung Quốc tồn tại trong điều kiện có bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương nên nó không phải là các đơn vị hành chính và tư pháp.
Đến thời Đường, Tống, số điền trang trong nước ngày càng nhiều, tính chất tự nhiên của kinh tế điền trang co phần giảm sút. Mặt khác, thân phận của lực lượng sản xuất chủ yếu trong các điền trang thuần túy là những tá điền của địa chủ.
Do không co sự đột biến về kinh tế-xã hội, hình thức điền trang còn tồn tại lâu dài, nhưng những thay đổi trên là những biểu hiện của sự tan rã dần dần trong chế độ điền trang ở Trung Quốc.
c/Ruộng đất của chùa, quán.
Bên cạnh địa chủ tư nhân, các chùa quán Phật giáo và Đạo giáo cũng chiếm nhiều ruộng đất.
Đến thời Nguyên,chế độ Phật giáo và Đạo giáo ngày càng mạnh. Ruộng đất của chùa, quán tăng nhanh chóng. Ngoài ruộng đất được ban,các nhà sư còn chiếm đoạt ruộng đất của dân...
Ngoài ruộng đất của địa chủ và các chùa quán,còn có ruộng đất của nông dân tự canh. Bộ phận đất này tuy ít ỏi và quyền tư hữu ruộng đất của nông dân bấp bênh nhưng vẫn tồn tại trong suốt thời trung đại của Trung Quốc.
d/Những chính sách hạn chế ruộng đất tư của nhà nước.
Trong thời kì lịch sử hơn 2000 năm từ Tần đến Thanh , nói chung phần lớn ruộng đất đều thuộc sở hữu của giai câp địa chủ. Tình hình ấy ảnh hưởng tới sự vững chắc của chế độ tập quyền chuyên chế, đến nguồn thuế khóa, lao dịch của nhà nước. Vì vậy các triều đại pk TQ đã nhiều lần ban hành các chính sách nhằm hạn chế sự chiếm hữu ruộng đất một cách vô hạn độ của địa chủ. VD:
Chính sách hạn điền của Vương Mãng.
Chính sách quân điền từ Bắc Ngụy đến Tùy Đường.
Chính sách cấm chiếm đoạt ruộng đất của Chu Nguyên Chương.
Nhưng những chính sách ấy hoặc không thực hiện được, hoặc chỉ đạt được hiệu quả nào đó trong một thời gian nhất định, do đó hiện tượng giai cấp địa chủ tìm mọi cách để chiếm đoạt ruộng đất trở thành một xu thế không thế ngăn chặn được.
III Quan hệ giai cấp.
Do đặc điểm của chế độ ruộng đất và nền kinh tế,cơ cấu giai cấp thời trung đại ở Trung Quốc tương đối phức tạp,trong đó bao gồm các giai cấp và tầng lớp sau đây:
1. Giai cấp địa chủ.
Cũng như ở một số nước phương đông khác, giai cấp địa chủ ở Trung Quốc có thể chia thành hai tầng lớp chủ yếu là địa chủ quan lại và địa chủ bình dân.
Trong tầng lớp địa chủ quan lại có một bộ phận giàu sang nhất, có thế lực nhất,đó là loại địa chủ quý tộc phong kiến. Loại này bao gồm vương hầu, tôn thất, công thần….Đến thời Tấn, địa chủ quý tộc trở thành một đẳng cấp đặc biệt gọi là địa chủ môn phiệt, còn gọi là địa chủ sĩ tộc hay địa chủ thế tộc Đẳng cấp này có sự phân biệt rất rõ rệt với địa chủ quan lại lớp dưới gọi là địa chủ hàn môn. Về chính trị, họ đời đời giữ những chức vụ lớn và được quan niệm là thanh cao trong chiều đình.Vì vậy,lúc bấy giờ có câu: “phẩm cao không có hàn môn, phẩm thấp không có thế tộc”.Về quan hệ xã hội họ không kết thông gia, không đi lại chơi bời tiệc tùng chè chén với địa chủ hàn môn.
Địa chủ quý tộc là một tầng lớp tồn tại suốt chiều dài của chế độ phong kiến, nhưng do sự thay đổi chiều đại, các dòng họ quý tộc cũng luôn luôn thay đổi.
Địa chủ bình dân là tầng lớp không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước.Tuy vậy, bằng biện pháp chiếm đoạt ruộng dất, bóc lột nông dân, có kẻ còn kiêm việc buôn bán, nên một số cũng rất giàu có, do đó cũng có thế lực lớn về chính trị. Trong số họ, có người còn kiêm cả buôn bán, có người ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, bót lột kẻ làm thuê nên họ rất giàu có và cũng có ảnh hưởng về chính trị. Ngoài ra, có một số địa chủ phát triển thế lực của mình đã vương lên giữ quyền chức và biến thành địa chủ quan lại.
Nhân khi chính quyền trung ương suy yếu, trật tự xã hội rối loạn,những nhà phú hào này bắt điền khách luyện tập quân sự để bảo vệ điền trang của mình.Một số đã phát triển thành những tập đoàn quân phiệt rồi đánh lẫn nhau, có khi cũng tham gia vào cuộc đấu tranh triều đình.Nếu thành công, họ liền giữ lấy quyền cao chức trọng và chuyển thành địa chủ quan lại.
Ngoài ra, từ thời Nam Bắc triều về sau, Phật giáo và Đạo giáo phát triển nhanh chóng, do đó bên cạnh địa chủ thế tục còn có địa chủ nhà chùa. Tầng lớp này cũng có nhiều ruộng dất và nô dịch nhiều nông dân, nhưng ở Trung Quốc vai trò của họ về kinh tế và chính trị không quan trọng lắm.
2.Giai cấp nông dân.
Từ khi chế độ tỉnh điền tan rã,giai cấp nông dân thời cổ đại phân hóa thành hai loại: một số vẫn giữ được phần đất của mình và biến thành nông dân tự canh,một số khác bị mật ruộng đất và trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Sau đó tuy ruộng đất và thân phận của nông dân luôn xáo động nhưng hai loại nông dân ấy vẫn tồn tại trong suốt xã hội phong kiến.
Nông dân tự canh là nhưng người cày ruộng đất của mình hoặc của nhà nước cấp cho theo chính sách quân điền. Họ co nghĩa vụ phải nộp thuế thường là bằng 1/10 thu hoạch và phải đi lao dịch cho nhà nước. Về địa vị chính trị họ được coi là dân tự do, nếu có điều kiện học hành và thi cử đỗ đạt thì có thể trở thàh quan lại.
Tuy vậy,do áp bức bóc lột của nhà nước phong kiến và do trình độ của sức sản xuất còn thấp, thiên tai thường xuyên xảy ra,nên đời sống của họ hết sức cực khổ.
Nếu bị phá sản,họ sẻ trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, nô tì hoặc phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực.
Nông dân lĩnh canh là người không có hoặc có rất ít ruộng đất, nên phải trở thành tá điền của địa chủ. Họ có nghĩa vụ phải nộp tô cho chủ ruộng thường là bằng 5/10 thu hoạch. Tuy mức bóc lột thì trước sau không thay đổi, nhưng về thân phận thì tùy theo từng thời kì mà có ít nhiều khác nhau.
Thời Tây Hán, loại nông dân tá điền này vẫn là thần dân của nhà nước,nhưng từ thời Đông Hán về sau, trong các trang điền,họ được gọi là điền khách bộ khúc và chỉ lệ thuộc vào địa chủ chứ không có ngĩa vụ đối với nhà nước nữa.
Đến thời Nguyên, nông dân lĩnh canh phải nộp tô nặng hơn trước và mức độ lệ thuộc cũng chặt chẽ hơn. Nông dân muốn rời khỏi ruộng đất của địa chủ là một việc rất khó khăn. Ở một số nơi còn có hiện tượng địa chủ can thiệp vào hôn nhân của tá điền và tự ý nô dịch con cái của họ, thậm chí còn bán tá điền theo ruộng đất. Pháp luật triều Nguyên quy định nếu địa chủ đánh chết tá điền thì bị phạt 107 gậy, trong khi đó đánh chết nô tì thì bị phạt 87 gậy.
Vua Thái Tổ nhà Minh vốn xuất thân từ bần nông nên tỏ ra chú ý đến đời sông nông dân. Ấy vậy mà nếu tá điền gặp chủ ruộng không kể tuổi tác, phải lấy lễ của người ít tuổi đối xử với người nhiều tuổi.
Trong hai loại nông dân nói trên, nông dân tự canh là lực lượng nộp thuế và nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước,còn nông dân tá điền là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp địa chủ.Vì vậy nhà nước muốn duy trì đến mức tối đa tầng lớp nông dân tự canh, còn giai cấp địa chủ thì muốn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và bắt họ lệ thuộc vào mình; do đó dẫn đến sự giành giật ruộng đất và nông dân giữa nhà nước phong kiến và giai cấp địa chủ.
Do bị áp bức bóc lột nặng nề,nên nông dân Trung Quốc thường xuyên nỗi dậy khởi nghĩa.Trong các phong trào ấy, thủ lĩnh của họ thường xuyên xưng vương,lập triều đình văn võ giống như chính quyền phong kiến.Một số phong trào đã giành được thắng lợi, do đó tướng lĩnh của họ đã biến thành một tập đoàn phong kiến mới.
3. Tầng lớp công thương.
Sự phát triển sớm của nền thủ công nghiệp và hình thức sản xuất cá thể đã sớm tạo nên tầng lớp thợ thủ công tự do ở Trung Quốc. Từ thời Hán về sau tầng lớp này ngày một tăng nhiều.
Thợ thủ công cũng bị nhà nước phong kiến bóc lột nặng nề.Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế và phải làm nghĩa vụ lao dịch bằng nghề nghiệp của mình. Ví dụ,đầu thời Minh thợ thủ công cá thể chia làm hai loại: loại ở kinh đô mỗi tháng phải làm việc cho nhà nước 10 ngày,và các loại ở địa phương cứ 3 năm phải làm cho nhà nước 3 tháng.
Những thợ thủ công nghèo khổ không có tư liệu sản xuất thì phải làm thuê cho nhà nước. Từ thế kỉ XVI về sau ở một số thàh phố vùng Đông Nam đã xuất hiện thợ làm thuê cho các chủ xưởng tư nhân.
Chính sách bóc lột của nhà nước cũng đã dẫn đến sự đấu tranh của thợ thủ công như trốn lao dịch,đến cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII đã xuất hiện những cuộc bạo động chống các quan hoạn đến thu thuế công thương.
Xuất phát từ quan niệm nghề buôn là nghề ngọn, không phải là cơ sở của nền kinh tế phong kiến, vì vậy các triều đại phong kiến ở Trung Quốc đều thi hành chính sách kiềm chế sự phát triển kinh tế của họ như thu thuế nặng,nhà nước giữ độc quyền một số mặt hàng quan trọng, đồng thời dìm thấp địa vị chính trị của họ như không cho họ làm quan,xếp họ vào loại cuối cùng trong “tứ dân” (sĩ,nông,công,thương). Tuy vậy trong những thời kì thái bình, kinh tế phát triển tầng lớp này cũng ngày càng đông đảo, trong đó có một bộ phận rất giàu có, cho nên pháp luật khinh lái buôn ma lái buôn vẫn giàu sang, trọng nông phu ma nông phu vẫn nghèo hèn”.
Nhưng do chính sách coi thường nghề buôn, một số nhà buôn giàu có thường mua ruộng đất và trở thành đại thương gia kiêm đại địa chủ. Tình hình ấy đã ảnh hưởng nhanh chóng của nền kinh tế hàng hóa và sự nảy sinh quan hệ sản xuất mới.
4. Tầng lớp nô lệ.
Tầng lớp nô lệ thời trung đại còn gọi là nô tì vẫn còn khá đông đảo. Nguồn nô lệ chính là tù binh, những người phạm tội và những người quá nghèo khổ phải bán thân hoặc vợ con. Thân phận nô lệ tuy có khá hơn thời cổ đại, nhưng họ vẫn bi coi là một loại hàng hóa để mua bán và trao tặng.Đời Hán giá một nữ tì là 20.000 tiền,bằng giá 5 con ngựa. So với thời Tây Chu giá 5 nô lệ mới bằng 1 con ngựa và 1 cuộn tơ,thì giá trị của nô tì lúc này đã hơn trước nhiều. Đến đời Nguyên việc mua bán nô tì càng thịnh hành. Ở kinh thành có chợ bán người công khai như chợ bán ngựa cừu.
Sức lao động của nô tì tuy cũng có bị sử dụng vào các nghành sản xuất như nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp nhưng phần lớn là dùng vào việc hầu hạ trong gia đình quý tộc, địa chủ.Số lượng nô tì trong cac gia đình đó thường rất nhiều.Vi dụ: Lương Kí thời Đông Hán có mấy nghìn nô tì, Thạch Sùng đời Tấn có 800 nô tì.
Sự tồn tại tầng lớp nô tì đông đảo đã làm ảnh hưởng đến nền thuế khóa và lao dịch nhà nước. Vì vậy có một số quan lại như Sư Đan,Đổng Trọng Thư đời Hán đã nêu ra vấn đề hạn chế hoặc xoá bỏ quan hệ nô lệ. Nhiều triều đại khi mới thành lập cũng tuyên bố giải phóng những người trong thời gian chiên tranh phải bán thân làm nô tì được trở thành người tự do. Tuy nhiên do cuộc sống bần cùng của nhân dân lao động, đến cuối chế độ phong kiến tầng lớp nô tì vẫn tiếp tục tồn tại.
Tóm lại thời trung đại cơ cấu giai cấp ở Trung Quốc tương đối phức tạp.Hơn nữa đối với từng cá nhân thân phận giai cấp đẳng cấp không cố định,có thể thay đổi, nhưng giai cấp , tầng lớp nói trên thì tồn tại lâu dài trong lịch sử.
VI. Phong trào nông dân.
Sau khi chế độ “tỉnh điền” tan rã ở thời Xuân Thu- Chiến Quốc, nông dân Trung Quốc cổ đại đã bị phân hóa thành: địa chủ, nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh.
Đến thời phong kiến nông dân là giai cấp cơ bản bị nhà nước và giai cấp địa chủ phong kiến áp bức, bóc lột tàn tệ. Tầng lớp địa chủ phong kiến ra sức chiếm đoạt nhiều ruộng đất làm cho “nhà giàu ruộng liền bờ bát ngát, người nghèo không có tấc đất cắm dùi”. Hoàng đế Trung Quốc còn phong cấp nhiều đất đai cho con em mình và bọn quý tộc quan lại, làm cho nông dân mất hết ruộng đất phải đi lĩnh canh hoặc làm thuê làm mướn cho địa chủ phong kiến; ngoài ra họ con phải đi lao dịch liên miên để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và cuồng vọng của bọn vua quan, phải đi lính, đi phu, tham gia vào các cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng của các triều đại…Tình trạng đó làm cho việc sản xuất bị đình trệ, nạn đói thường xuyên hoành hành. Không chỉ vậy, nông dân còn phải nộp thuế cho nhà nước. Nhiều người đến kỳ nộp thuế phải bán nhà, bán vợ, bán con để lấy tiền đong thoc nộp thuế. Bọn quan lại thu thuế nhân dịp đó tăng cường ức hiếp nhân dân.
Phong trào nông dân
Cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử nổ ra năm 209 TCN do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo. Hai ông là những nông dân nghèo khổ, phải tham gia đoàn phu phục dịch cho triều đình. Giữa đường đoàn phu gặp mưa lớn nên không thể đến nơi đúng thời hạn, điều đó đồng nghĩa với việc họ bị xử tử. Không còn con đường nào khác, họ đã vùng lên khởi nghĩa, chống lại chính quyền phong kiến. Trần Thắng, Ngô Quảng giết chết hai viên quan dẫn đoàn phu đi Ngư Dương (Hà Nam). Cuộc khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Từ hương Đại Trạch, nghĩa quân tiến lên đánh hạ đất Trần (Hà Nam) và Trần Thắng được tôn làm vua lấy hiệu Trương Sở, thành lập chính quyền tại đây. Không bao lâu làn sóng nổi dậy của nông dân lan rộng ra quá nửa đất nước Trung Hoa. Nhưng vì chiến tuyến dài, hiệu lệnh không thống nhất nên sau nửa năm đấu tranh cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng bị thất bại. Tuy nhiên đó chỉ là sự kết thúc của giai đoạn thứ nhất chứ không phải là phong trào chống Tần đã bị dập tắt. Trái lại ngọn lửa đấu tranh do hai thủ lĩnh nông dân ấy nhóm lên đã bùng cháy và lan rộng khắp cả nước. Trong số những người thuộc các tầng lớp khác nổi dậy hưởng ứng khởi nghĩa (và sau này chiếm hưởng luôn cả thành quả của khởi nghĩa) có Lưu Bang và Hạng Vũ.
Cuối thời Tây Hán, cuộc khởi nghĩa Lục Lâm- Xích Mi bùng nổ.
Năm 17 sau C.n, dân đói ở Hồ Bắc, dưới sự lãnh đạo của Vương Khuông, Vương Phương đã tập hợp thành một lực lượng trên núi Lục Lâm. Năm 2, quân Lục Lâm rời khỏi căn cứ địa ra ngoài hoạt động. Lúc ấy, ở các nơi khác, một số địa chủ như Lưu Huyền, anh em Lưu Diễn, Lưu Tú cũng tổ chức đội quân rồi hợp tác với quân nông dân. Do vậy lực lượng khởi nghĩa ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.
Trong khi quân Lục Lâm nởi dậy ở Hồ Bắc, thì năm 18 ở Sơn Đông, dưới sự lãnh đạo của Phàn Sùng, nhân dân cũng nổi dậy khởi nghĩa. Quân của Phàn Sùng có kỉ luật rất nghiêm nên rất được dân chúng ủng hộ. Để phân biệt với địch, ngh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)