Trung Quốc phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam vừa thông qua

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Trung Quốc phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam vừa thông qua thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Trung Quốc phản đối Luật Biển Việt Nam vừa thông qua
/
Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa
Nam đề nghị hợp tác thăm dò dầu khí với Nhật
Nam tái khẳng định lập trường giải quyết tranh chấp Biển
chấp Biển Đông và Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-
soạn xong nội dung chính của Quy tắc ứng xử ở Biển
21.06.2012
Trung Quốc ngày 21/6 lên tiếng cực lực phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua cùng ngày khẳng định chủ quyền Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông. Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố phản đối chính thức, nói rằng bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa đều là hành động ‘bất hợp pháp và vô căn cứ’. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Luật Biển của Việt Nam ‘vô giá trị, không có hiệu lực’ và Trung Quốc mạnh mẽ phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình. Vẫn theo lời ông Trương Chí Quân, hành động đơn phương của Việt Nam làm leo thang và phức tạp thêm tình hình, vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước cũng như tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông. Bắc Kinh đồng thời yêu cầu Hà Nội không gây phương hại cho mối quan hệ giữa hai nước và nền hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Cùng lúc đó, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, cũng lên tiếng với báo giới rằng Luật Biển Việt Nam bao gồm quy định về quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa là phi pháp và Hà Nội cần phải sửa chữa sai lầm này. Theo Luật Biển được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6 với trên 99% phiếu thuận, Trường Sa-Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và tất cả các tàu hải quân nước ngoài đi qua khu vực này phải thông báo cho chính quyền Việt Nam. Nguồn: AP, Reuters, Xinhua
Trung Quốc phản đối luật biển của VN
Cập nhật: 09:10 GMT - thứ năm, 21 tháng 6, 2012
/
Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn từ lâu nay
Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển.
Tin về quyết định này từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007, nhưng khi đó Trung Quốc phủ nhận.
Nhưng hôm nay, trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đưa tin về việc “Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa".
“Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây phê chuẩn dỡ bỏ Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Hải Nam.”
Thông báo viết Trung Quốc đã thành lập “thành phố cấp địa khu Tam Sa, quản lý các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.
Trụ sở của chính quyền theo cấp mới này đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, nằm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn thuộc sự quản lý của thành phồ́ Tam Á, trên đảo Hải Nam.
Theo BBC Tiếng Trung tại London, danh từ dùng để chỉ cấp hành chính này là `chuyên khu`, dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện, và cho thấy cấp hành chính `quản lý` Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có thẩm quyền và ngân sách lớn hơn.
Cấp `khu`, mà các văn bản tiếng Anh hoặc dịch là `prefecture`, hoặc lớn hơn là `autonomous region` (tự trị khu) cũng được dùng để quản lý nhiều vùng thuộc sắc tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Triều Tiên ở biên giới của Trung Quốc.
Tin này đưa ra ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển trong ngày 21/6.
Báo chí Việt Nam cho hay ngay Điều 1 của Luật Biển đã quy định về quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ một phần cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau trận hải chiến mà Việt Nam Cộng hòa thua cuộc.
Với 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Thành phố?
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc tuyên bố hôm nay rằng Trung Quốc “phát hiện sớm nhất, đặt tên và liên tục thi hành quản lý chủ quyền đối với các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 475,88KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)