Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông

Tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 - Trung Quốc
Thụy My
Theo hãng tin Đài Loan CNA hôm nay 06/05/2012, Trung Quốc đã điều một tàu công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào đoàn tàu đánh cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra trong lúc việc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông đang căng thẳng.
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001, một tàu chế biến hải sản khổng lồ 32.000 tấn, và một chiếc tàu dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn và ba tàu hỗ trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn sẽ đến tăng cường cho đội tàu đánh cá hiện có từ 300 đến 500 chiếc của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Hãng tin CNA dẫn nguồn tin từ Văn Vị Báo, tờ báo Hoa ngữ có trụ sở tại Hồng Kông cho biết như trên.
Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân. Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.
Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu vực vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.
Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý « trên nguyên tắc » cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015, thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
tags: Biển Đông - Châu Á - Trung Quốc
Âm mưu mới của Trung Quốc ở biển Đông
Văn Hối báo của đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) ngày 6-5 cho biết Trung Quốc đang triển khai tàu chế biến hải sản Hải Nam Bảo Sa 001 có tải trọng 32.000 tấn cùng một đội tàu phụ trợ ra biển Đông.
Đội tàu phụ trợ gồm một tàu chở dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn và ba tàu tiếp tế 3.000-5.000 tấn.
Theo Văn Hối báo, các tàu này có nhiệm vụ hỗ trợ 300-500 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt ở khu vực tranh chấp. Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 là một trong bốn tàu chế biến hải sản trên thế giới và là tàu chế biển hải sản lớn nhất Trung Quốc. Hiện tại tàu cá Trung Quốc không thể ở lâu tại biển Đông vì thiếu phương tiện chế biến. Nếu có tàu chế biến, tàu cá Trung Quốc có thể đánh bắt liên tục ở biển Đông đến chín tháng.
Liên quan đến tranh chấp ở bãi cạn Scarborough, báo Philippine Star của Philippines ngày 6-5 dẫn lời Phó Đô đốc Edmund Tan, tư lệnh Cơ quan tuần duyên Philippines, nói các tàu của tuần duyên nếu phát hiện có kết cấu xây dựng ở bãi cạn thì sẽ tháo dỡ và giữ để làm bằng chứng về hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Cùng ngày, hãng tin GMA News (Philippines) dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Philippines Juan Ponce Enrile nói khoản viện trợ quân sự 30 triệu USD của Mỹ dành cho Philippines trong năm nay là quá ít so với lợi ích mà Mỹ nhận được từ Philippines. Ông nói Philippines phải tự xây dựng năng lực quốc phòng chứ không thể dựa dẫm vào nước khác.
Báo Philippine Star cho biết hải quân Philippines đang chờ Mỹ cung cấp thêm một tàu khu trục lớp Hamilton thứ hai và có kế hoạch vận động mua thêm chiếc thứ ba từ Mỹ. Hải quân Philippines dự kiến sở hữu tàu ngầm vào năm 2020, tên lửa hành trình đất đối hạm tương tự tên lửa chống hạm AMG-84 Harpoon của Mỹ (tầm bắn 120 km). Loại tên lửa này có thể được trang bị cho tàu khu trục hoặc máy bay F-16.
Năm 2011, hải quân Philippines đã tìm cách trang bị hai tàu đổ bộ chở máy trực thăng có tải trọng 5.000-10.000 tấn, có khả năng hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ ở biển Đông hoặc hỗ trợ các chiến dịch cứu trợ thảm họa.
LÊ LINH - THIÊN ÂN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 1,64MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)