Trưng Nữ Vương chống giặc ngoại xâm phương Bắc và báo thù chồng

Chia sẻ bởi Lê Xuân Long | Ngày 10/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Trưng Nữ Vương chống giặc ngoại xâm phương Bắc và báo thù chồng thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Trưng Nữ Vương chống giặc ngoại xâm phương Bắc và báo thù chồng
VN Times -
Căn cứ theo thông tin các sách và truyền tụng xưa, hai Bà Trưng sanh đôi, vào ngày mùng 1 tháng 8 năm Giáp Tuất nhằm năm 14 sau Tây Lịch tức thế kỷ thứ nhất, quê quán ở Châu Phong. Con của Lạc Tướng huyện Mê-Linh vùng lãnh thổ từ Ba Vì đến Tam-Đảo thời Bắc thuộc và thân mẫu là Bà Man Thiện, khuê-danh Trần-Thị-Đoan, người làng Nam Nguyễn và cháu chắt bên ngoại của các vua Hùng, sau trở thành Man Hoàng Thái Hậu.
Hành trình về thời đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (P9)
Sự thật về thánh hiền Lý Công Uẩn?
Hành trình về thời đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (P8)

Căn cứ theo thông tin các sách và truyền tụng xưa, hai Bà Trưng sanh đôi, vào ngày mùng 1 tháng 8 năm Giáp Tuất nhằm năm 14 sau Tây Lịch tức thế kỷ thứ nhất, quê quán ở Châu Phong. Con của Lạc Tướng huyện Mê Linh vùng lãnh thổ từ Ba Vì đến Tam Đảo thời Bắc thuộc và thân mẫu là Bà Man Thiện, khuê danh Trần Thị Đoan, người làng Nam Nguyễn và cháu chắt bên ngoại của các vua Hùng, sau trở thành Man Hoàng Thái Hậu. 

Hiện nay, tại làng Nam Nguyễn, thôn Cam Thiện, Xã Đường Lâm còn có đền thờ Mả Dạ tức nơi tôn thờ mộ Bà Man Thiện.

Riêng về tên của hai Bà phải gọi Trưng Trắc là Trưng Chắc và Trưng Nhị là Trưng Nhì mới đúng, bởi vì quê quán của hai bà Trưng có nuôi tằm để cung cấp cho ngành dệt vải, cái kén dày được gọi là cái kén chắc, còn cái kén mỏng được gọi lá cái kén nhì, cho nên song thân của hai bà lấy tên trong nghề nuôi tằm để đặt tên cho hai bà.

Hai bà Trưng con nhà danh gia vọng tộc và có nề nếp gia phong và được ôn văn võ luyện mặc dù cha mất sớm (về võ công được Ông Đỗ Năng Tế, người Quốc Oai tức Hà Tây đến tập luyện tại Mê-Linh, sau này Ông trở thành cận tướng để chống lại giặc ngoại xâm, nay còn có đền thờ Ông Đỗ Năng Tế tại Hà Tây). Mãi đến Bà Trưng Trắc được 20 tuổi, mới được mẹ gả cho gia đình nhà họ Đặng tên Thi-Sách, con trai của Lạc Tướng huyện Chu Diên (thuộc đất Đan Phượng, huyện Từ Liêm, Phủ Vĩnh Tường, thuc ngoại thành Hà Ni), cận kề với huyện Mê Linh, nhờ vậy hai gia đình Lạc Tướng càng ngày kết chặt tình thông gia và tạo uy danh tăng mạnh thêm lên để đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc.

Nhân nói đến họ tên chồng của Bà Trưng Trắc là Ông Đặng Thi Sách, để tìm hiểu thêm, xem coi chồng của Bà Trưng Trắc là Thi Sách hay Thi?, xin trích dẫn từ trang 530 đến 531, tác phẩm Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu của Gs Nguyễn Lý Tưởng như sau :

...Theo sách Thủy Kinh Chú của Lệ Đào Nguyên, khoảng thế kỷ 16, tác giả đã từng đến vùng Mê Linh, đã ghi lại được những điều tai nghe mắt thấy nhu sau : "Châu Diên Lạc Tướng tử, danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ, danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê" (quyển 37, tờ 6a). Chúng ta để ý trong Hán văn xưa, không có chấm, phẩy...Tùy theo mạch văn mà ngừng lại cho trọn nghĩa của câu. Trong đoạn văn trên, nếu ngừng ở chữ Sách, thì câu văn sẽ như sau :"Châu Diên Lạc tướng tử, danh Thi Sách" nghĩa là : "Con trai Lạc Tướng huyện Châu Diên tên là Thi Sách", và câu kế : "Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê"nghĩa là : "Con gái Lạc Tướng huyện Mê - Linh tên là Trưng Trắc là vợ". Nhưng Thái Tử Hiền, con vua Cao Tông nhà Đường, khi bị bà Võ-Tắc-Thiên đày ra vùng quan ngoại, vào thế kỷ thứ 8, ông đã ngồi đọc lại sách sử và chú thích như sau: "Cứu Triệu Nhất Thanh viết sách thê do ngôn thú thê" (tra cứu theo Triệu Nhất Thanh thì chữ Sách Thê là cưới vợ). Do đó, câu văn trên phải ngừng ở chữ Thi : "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi" (Con trai Lạc Tướng huyện Châu Diên tên Thi) và : "Sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê" (Đi hỏi con gái Lạc Tướng huyện Mê-Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Đọc tiếp đoạn Hán văn trên, chúng ta thấy :"Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi nhập Cấm Khê" (Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)