Trung đông và vườn treo babilon

Chia sẻ bởi Trương Minh Tú | Ngày 28/04/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: Trung đông và vườn treo babilon thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Đại Trung Đông
Đại Trung Đông
Thuật ngữ "Đại Trung Đông" được G8, Hoa Kỳ và nhiều viện hàn lâm cũng như Viện Trung Đông sử dụng.
Được dùng để chỉ nhiều tiêu chuẩn văn hoá và chính trị.
Có thể bao gồm cả Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây tới Pakistan và cả Afghanistan.
Trung Đông
Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hoá của vùng Phi-Âu-Á
về mặt truyền thống là các quốc gia vùng thuộc Tây Nam Á và Ai Cập.
Trong những phạm vi khác, vùng này có thể gộp vào vùng Bắc Phi và Trung Á. Pakistan.
Trung Đông xác định một vùng văn hoá, vì thế nó không có các biên giới chính xác
Trung Đông
Ở phương tây, Trung Đông thường được coi là một vùng cộng đồng đa số Hồi giáo Ả Rập.
Các nhóm ngôn ngữ chính gồm: tiếng Ả Rập, tiếng Assyri tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư, tiếng Kurd và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Đông
Một cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi khác về "Trung Đông" là của công nghiệp hàng không, được duy trì trong tổ chức tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế.
Định nghĩa này - tới đầu năm 2006 - bao gồm Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Palestine, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Sudan, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen
Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong những cách tính vé và thuế hành khách và hàng hóa trên thế giới.
Trung Đông
Thay đổi về ý nghĩa theo thời gian

Cho tới Thế chiến thứ hai quan niệm bờ biển phía đông vùng Địa Trung Hải là Cận Đông là rất phổ biến.
Sau này Trung Đông có nghĩa là vùng từ Lưỡng Hà tới Myanma, đó là vùng giữa Cận Đông và Viễn Đông.
Nghĩa được hiểu bị ảnh hưởng bởi ý tưởng trước đó rằng Địa Trung Hải là "biển ở giữa".
Trung Đông
Bắc Phi mặc dù thường bị đặt bên ngoài vùng Trung Đông chính thức, nhưng có những mối liên kết về văn hoá và ngôn ngữ sâu sắc với vùng này, thỉnh thoảng được gộp vào và thỉnh thoảng lại bị loại ra khỏi vùng Trung Đông trong cách định nghĩa vùng này của các phương tiện truyền thông đại chúng và trong sử dụng không chính thức
Trung Đông
Hiện nay thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trên thế giới
Một số người đã chỉ trích thuật ngữ Trung Đông vì nó hàm ý trọng Âu (bởi vì nó do người châu Âu đưa ra):
Vùng này chỉ là phía đông nếu ta đang đứng ở Tây Âu.
Đối với một người Ấn Độ, nó nằm ở phía tây;
đối với một người Nga, nó nằm ở phía Nam.
Sự miêu tả "giữa" cũng dễ dẫn tới một số nhầm lẫn cùng với sự thay đổi về các định nghĩa.
Trước Thế chiến thứ nhất:
"Cận Đông" được dùng trong tiếng Anh để chỉ vùng Balkans và Đế chế Ottoman,
trong khi "Trung Đông" để chỉ Ba Tư, Afghanistan và Trung Á, Turkistan và vùng Cáp ca.
Trái lại, "Viễn Đông" để chỉ các quốc gia Đông Á, ví dụ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hồng Kông, Đài Loan, vân vân.
Những người chỉ trích thường đòi sử dụng một thuật ngữ khác để thay thế, ví dụ như "Tây Á“, “Tây Nam Á”…
Trung Đông
Với sự biến mất của Đế chế Ottoman năm 1918, "Cận Đông" đã hầu như bị loại bỏ ra khỏi tiếng Anh thông thường .
Tuy nhiên, thuật ngữ "Cận Đông" vẫn được giữ lại trong nhiều môn học hàn lâm, gồm cả khảo cổ học và lịch sử cổ đại. "Cận Đông" được dùng để miêu tả một vùng tương tự với thuật ngữ "Trung Đông“
Thuật ngữ "Trung Đông" được sử dụng ở những vùng sử dụng tiếng Anh/Pháp trên thế giới.
Tại Đức, thuật ngữ Naher Osten (Cận Đông) vẫn được một số sử dụng
Trong tiếng Nga Ближний Восток (Cận Đông) vẫn là thuật ngữ duy nhất để chỉ vùng này.
Trung Đông
Ở Việt Nam, hầu như chưa có cuốn sách nào phân biệt rạch ròi các thuật ngữ: Trung Đông, Cận Đông, Trung Cận Đông…
Trước đây, phương tiện truyền thông thường dùng “Trung cận đông”, ít dùng từ “Cận đông”
Hiện nay phổ biến dùng từ “Trung đông”
Trung Đông
7 kì quan thế giới
1. Kim tự tháp Giza
2. Vườn treo Babylon
Vườn Semiramis- theo sự thể hiện ở thế kỷ 20
3. Tượng thần Zeus ở Olympia, tranh khắc gỗ thế kỉ 16
4. Đền thờ thần Artemis, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck
5. Lăng mộ Halicarnassus, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck
6. Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là tượng đồng khổng lồ thể hiện vị thần mặt trời Helos - vị thần bảo hộ thành Rhodes - đã có công giúp thành phố thoát khỏi cuộc bao vây của Demetrius "Poliorcetes", vua Syria, năm 305 trước Công nguyên.
7. Hải đăng Alexandria, xây dựng dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 283 TCN dưới thời vua Ptolemy II, bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong một trận động đất nghiêm trọng. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại. Hải đăng đặt ngay lối vào cảng Alexandria, gồm 3 bậc, chiều cao khoảng 135 m.
Vườn treo Babylon
Tranh của Martin Heemskerck - vẽ từ thế kỷ 16 miêu tả về Vườn treo Babylon
Bạn có thể thấy Tháp Babel ở phía sau.
Vườn treo Babylon
Chuyện kể rằng:

Amyitis là con gái vua xứ Medes, đã cưới vua Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước.
Amyitis về nhà chồng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê hương. Quê hương nàng là một vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, nàng coi vùng đất Lưỡng Hà bằng phẳng, bị mặt trời thiêu đốt của Nebuchadnezzar là buồn chán.
Vua Nebuchadnezzar quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằng cách xây nên một vùng núi non nhân tạo với những lâu đài và những vườn treo trên mái nhà với mong muốn tìm lại nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hồn nhiên của vợ trước khi về nhà chồng
Vườn treo Babylon
là một công trình xây dựng trong đó cây được treo trên mái hiên.
Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây.
Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa nước từ con sông Eupharates lên khu vườn.
Vườn treo Babylon
Vườn treo có thể không thực sự là “treo” theo nghĩa là nó được treo lên bằng các loại dây.
Tên của nó bắt nguồn từ việc dịch không chính xác từ kremastos trong tiếng Hy Lạp hay từ pensilis trong tiếng La tinh, vốn không chỉ mang nghĩa là "treo” mà là "nhô ra ở trên," như trường hợp một sân thượng hay một ban công.

Nhà địa lý Hy Lạp Strabo, người đã miêu tả những vườn đó vào thế kỷ thứ nhất TCN đã viết: “Nó gồm những ban công xây hình vòm, cái nọ chồng trên cái kia, và tựa trên các cột hình khối. (Nó) Có những chỗ lõm vào và được đổ đất vào đó để trồng được những cây lớn. Các cột, vòm, và các sân thượng được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường.”
Vườn treo Babylon
tặng phẩm của vua Nebuchadnezzar cho hoàng hậu Amyitis
Kỳ quan thứ tám của thế giới là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để nói về những thứ có thể so sánh với Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại về mức độ ảnh hưởng của nó
Machu Picchu tại Peru
Ruộng bậc thang Banaue tại Philippines
Đội quân đất nung của Trung Quốc
Căn phòng hổ phách ở Sankt-Peterburg, Nga
Tu viện Thánh Lawrence tại thành Escorial, Tây Ban Nha
Bảo tàng Hagia Sophia, thuộc Chính thống giáo Đông Phương tại Constantinople
Nhà thờ bằng đá ở Lalibela, Ethiopia
Di tích khảo cổ Sigiriya tại Sri Lanka
Taj Mahal tại Ấn Độ
Hampi tại Ấn Độ
Angkor tại Campuchia
Cung điện Hoàng gia (Amsterdam) ở Hà Lan


Đảo Cây cọ tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
Kênh đào Panama tại Pananma
Đền Akshardhamf ở New Delhi, Ấn Độ
Nhà hát opera Sydney tại Sydney, Úc
Đê ngăn lũ trên sông Thames tại Luân Đôn, Anh
Khách sạn West Baden Springs ở Indiana, Hoa Kỳ
Thánh đường La Sagrada Familia tại Barcelona, Tây Ban Nha
Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc
Empire State Building tại Thành phố New York, Hoa Kỳ
Gateway Arch ở Missouri, Hoa Kỳ
Houston Astrodome ở Texas, Hoa Kỳ
Bảy kỳ quan thế giới mới là một cuộc bình chọn toàn cầu để tìm ra bảy tuyệt tác kiến trúc nghệ thuật khác bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại của văn minh nhân loại
Theo trang web của NOWC, Bernard Weber đã khởi động dự án vào tháng 9 năm 1999. Tới ngày 24 tháng 11 năm 2005, 177 công trình kiến trúc đã được lựa chọn để bầu. Tiêu chí để một công trình được tham gia cuộc bình chọn:
Phải do con người xây dựng lên.
Hoàn thành trước năm 2000 và đang được bảo tồn tốt.
Mỗi châu lục phải có ít nhất một đại diện.
Mỗi quốc gia chỉ được có một công trình tham gia.

Đến nay, UNESCO đã chọn ra 21 công trình trong danh sách Di sản thế giới để chính thức chọn ra bảy kỳ quan thế giới mới. Theo dự kiến, danh sách chính thức của Bảy kỳ quan thế giới mới sẽ được công bố vào ngày 7 tháng 7, 2007 (con số biểu tượng: 07.07.07) tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Hiện nay, ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận phiếu bầu chọn đến ngày 6 tháng 7, 2007
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Minh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)