Trong rừng loong boong
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hương |
Ngày 21/10/2018 |
74
Chia sẻ tài liệu: trong rừng loong boong thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ, THĂM LỚP
TRƯỜNG THCS QUẾ PHÚ
Tiết 41: TRONG RỪNG LOONG BOONG
Tiết 41: TRONG RỪNG LOONG BOONG
(THU BỒN)
TUẦN 09
Tiết:41 (VH) TRONG RỪNG LOÒNG BOONG
Thu Bồn
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả:
- Thu Bồn (1935 - 2003) tên khai sinh là Hà Đức Trọng, quê ở Điện Thắng, Điện Bàn, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông viết nhiều thể loại: Thơ, trường ca, truyện, tiểu thuyết...Khối lượng tác phẩm phong phú.
Đoạt nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế về văn học.
2/ Tác phẩm:
a.Xuất xứ:
- Đoạn trích "Trong rừng loòng boong" thuộc phần mở đầu trong truyện ngắn cùng tên được Thu Bồn viết vào mùa hè năm 1973, in trong cuốn Văn Quảng Nam – Đà Nẵng 1960 – 1975.
b.Tóm tắt:
Trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả?
Em hãy cho biết xuất xứ của đoạn trích?
II/ Đọc và tìm hiểu văn bản
Đọc: Rõ ràng, mạch lạc - chú ý những từ ngữ địa phương, những đoạn văn miêu tả đặc sắc của đoạn trích.
1/ Vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong và tình cảm, thái độ của tác giả:
a.Vẻ đẹp của rừng loòng boong:
- “Từng giọt mưa thon thon rơi trên tàu lá cọ non màu nghệ. Những chiếc lá cọ già xanh đã biến thành màu cánh gián nằm im trong căn lán ám khói. Mưa gãi trên mái lá. Một chú sóc vừa chuyền cành làm rơi những giọt nước đọng suốt đêm trên những chiếc lá loòng boong. Trái cây rụng xuống mái cọ nặng như ai ném đá. Tiếng chim líu ríu trên cành.
Tôi bật dậy khỏi võng, ra ngoài. Tôi suýt kêu lên : mùa loòng boong đã tới. Những chùm loòng boong như nắng đọng trên những cành cây. Mưa làm những trái loòng boong tươi sạch óng ánh. Trên cao vút những chùm loòng boong sây quả bày ra giữa khung trời, xen trong những lá xanh là những con chim nhiều màu sắc về họp chợ hoa quả. Mấy con nhồng đen như lãnh cứ đứng im một chỗ mà ăn. Những con kơ- tía thì ăn hỗn, có con đậu chúc ngược đầu xuống, vừa ăn vừa phá rụng bao nhiêu là trái chín. Rừng loòng boong ầm ĩ trong tiếng chim ăn quả".
Em hãy cho biết vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
II/ Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
1/ Vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong và tình cảm, thái độ của tác giả:
a.Vẻ đẹp của rừng loòng boong:
- Bức tranh rừng loòng boong vào mùa quả chín đầy màu sắc, hình ảnh và ríu rít âm thanh sự sống tươi vui.
=> Từ ngữ miêu tả tinh tế, mới lạ, sống động, giàu màu sắc, giàu hình ảnh, kết hợp với những hình ảnh so sánh, nhân hoá độc đáo
b.Tình cảm, thái độ của tác giả:
- Tấm lòng tràn ngập niềm yêu mến, tự hào, gắn bó với vẻ đẹp của quê hương.
2/ Vẻ đẹp của nhân vật Thận:
- Là một người lính đầy tinh thần trách nhiệm.
Là một con người có ý thức rèn luyện, siêng năng, cần cù
- Ở anh còn có tấm lòng yêu thương loài vật sâu sắc
=> Anh là một người lính, một người dân đất Quảng giàu lòng yêu quê hương, đất nước, âm thầm cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc, dũng cảm, cần cù, nhân hậu.
III/ Tổng kết:
1/ Về nội dung:
Vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật và con người đất Quảng: những cánh rừng loòng boong sai quả, những người chiến sĩ dũng cảm, nhân hậu.
2/ Về nghệ thuật:
- Giọng văn tự sự giàu chất miêu tả và biểu cảm.
- Ngòi bút miêu tả tinh tế; từ ngữ chọn lọc đặc sắc, mới lạ; hình ảnh so sánh, nhân hoá độc đáo. Truyện đậm chất Quảng Nam qua cách sử dụng từ ngữ địa phương.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Thu bồn qua những từ ngữ trên?
Nhà văn đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để đặc tả vẻ đẹp sống động, nên thơ của cảnh rừng loòng boong qua đoạn trích?
Đằng sau bức tranh ấy, ta còn cảm nhận được tình cảm, thái độ gì của tác giả?
Theo em, Thận là con người như thế nào?(Anh là ai? Anh có những phẩm chất cao đẹp, đáng quý gì?)
3.Ý nghĩa văn bản.
Truyện ca ngơi người lính, người dân Quảng Nam anh dũng, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, nhân hậu, yêu thiên nhiên, lòai vât.
Hướng dẫn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)