TRỒNG RAU SẠCH
Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo |
Ngày 23/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: TRỒNG RAU SẠCH thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Quy trình canh tác rau sạch
Rau xanh là món ăn thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, hiện nay do chạy theo lợi nhuận cũng như chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng rau an toàn nên người trồng rau đã sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón một cách tràn lan dẫn đến chất lượng các sản phẩm rau xanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Chính vì vậy việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng thị trường trong tỉnh hiện nay cũng như thời gian tới là hết sức cần thiết đòi hỏi các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm.
Vậy như thế nào là được gọi là rau sạch và an toàn ?
Những sản phẩm rau tươi( bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có chất lương giống như đặc tính giống của no, hàm lượng các chất độc hại và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn.
Rau sạch và an toàn không có nghĩa là rau hoàn toàn không dùng thuốc hay hóa chất kích thích để phòng trừ sâu bệnh, chăm bón. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, với điều kiện trồng diện tích lớn và tập trung, nếu không dùng thuốc bảo vệ thực vật thì rất khó bảo vệ rau trước sự phá hoại của sâu bệnh. Sản phẩm rau hay củ quả được gọi là sạch và an toàn khi chấp hành “4 đúng”: thứ nhất, chỉ sử dụng thuốc đúng thời điểm và thật cần thiết; thứ hai là phun đúng loại danh mục thuốc được phép; thứ ba là phun đúng, đủ liều lượng và thứ tư là đủ thời gian cách ly mới thu hoạch.
Giới thiệu
Quy hoạch vùng rau an toàn: Quy hoạch vùng trồng rau tập trung theo khuyến cáo cho từng loại rau cụ thể. Vùng trồng rau phải cách xa các khu công nghiệp ít nhất là 2 km, cách đường cao tốc khoảng 300 m.
Yêu cầu chất lượng của rau an toàn:
Về chỉ tiêu nội chất: Dư lượng thuốc BVTV; Hàm lượng nitrat (N03): Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu (Cu, Pb, Hg, Cd, As...); mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella) và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa) các chỉ tiêu trong từng loại rau phải đạt mức cho phép theo tiêu chuẩn các tổ chức quốc tế FAO/WHO.
Về chỉ tiêu hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu của từng loại rau, không dập nát hư hỏng, không lẫn tạp chất và có bao gói thích hợp.
Kỹ thuật canh tác rau sạch được tiến hành qua các bước sau đây:
1. Chuẩn bị đất:
- Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối.
- Đất để sản xuất rau an toàn phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của từng loại rau. Không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, kim loại nặng, vi sinh vật độc hại cho cây trồng, con người và môi trường.
- Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen...), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).
2. Cày, bừa, phơi đất:
- Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất đế cày. Sau khi cày có thể bừa hoặc có thể có thể cuốc đất cho nhỏ để đất tơi mịn và bằng phẳng.
- Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
Thời gian phơi ải có thể kéo dài tứ 10- 15 ngày tùy điều kiện cụ thể. Nhiều nơi còn áp dụng phương pháp un đất hay đốt đất trước khi lên luống hay cuốc đất. Phương pháp này chỉ áp dụng để khử đất ở bề mặt sâu 5cm, tuy nhiên đốt đất có thể gây mất đạm và làm chuyển hóa N thành amonia độc.
Dụng cụ làm đất
Giai đoạn làm đất
3. Chọn giống:
- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật.
- Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.
- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
- Hạt giống phải không lẫn với các loại hạt của các loại giống khác, hạt phải có độ nảy mầm cao, hạt không lẫn hạt của cỏ dại, hạt phải chắc.
4. Lên luống:
Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên luống tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.
Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng luống. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.
Lên luống: Lên luống cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt luống phải bằng phẳng.
4. Đậy luống bằng màn phủ nông nghiệp:
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.
+ Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữm cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái.
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
+ Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài.
Chuẩn bị trước khi trồng:
- Lên luống: Lên liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng.
- Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rài, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vỉ phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát...
- Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ.
- good luckc lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10 cm.
- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.
5. Xử lý hạt giống và gieo hạt:
Xử lý hột giống:
- Có thể xử lý hạt bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc hóa học hay dùng nhiệt độ. Thuốc hóa học thường dùng dưới dạng bột hay nước. Nguyên tắc là làm cho thuốc phủ quanh hạt. Các thuốc thông dụng thường dùng cho rau là những thuốc có gốc thủy ngân như: Ceresan, Falisan rất độc cho người và gia súc và thuốc không có thủy ngân như: Arasan, Spegon, Captan ít độc cho người và gia súc. Ngoài ra còn có dung dịch thuốc tím, Formaldehyde,...Có thể xử lý bằng cách ngâm hạt trong dung dịch Formaldehyde được pha loãng ở nồng độ 1/300, giữ ướt hạt trong 1 giờ, sau đó hong khô hạt. Xử lý hạt bằng thuốc tím 1% trong 10 phút, sau đó rửa hạt và hong khô hạt. Cũng có thể xử lý khô bằng Thiram hay Captan từ 3- 5g thuốc cho 1kg hạt. Và ta cũng thường xử lý hạt bằng nhiệt độ ở điều kiện 3 sôi 2 lạnh trong 20- 30 phút.
Ngâm ủ hạt: hạt ngâm đến khi trương nước và đem gieo. Cần ngâm trong nước sạch và thay nước thường xuyên 2- 6 giờ/ lần.nhưng nếu ngâm quá lâu hạt sẽ thối. Sau khi gieo ta có thể gieo ngay hoặc đem ủ cho hat nay mầm rồi mới gieo( giữ ở nhiệt độ 25- 30oc.
Cách gieo hột: Tuỳ thuộc vào từng giống cây, theo mùa vụ để gieo cấy đúng mật độ, số cây, số rãnh trên một đơn vị mét vuông. Chọn giống tốt, giống không có mầm bệnh, áp dụng biện pháp luân canh, đúng qui trình kỹ thuật.
- Gieo hột thẳng:
*Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức.
Khuyết điểm: Khó chăm sóc gặp mưa to cây hư nhiều.
- Gieo trong bầu:
Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con.
Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu
6. Chăm sóc:
Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất. Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc thân phát triển. Tủ đất giúp giảm sự bốc thoát hơi nước từ đất.
Bón phân cho rau
Bón phân cân đối theo qui trình, hướng dẫn của các tổ, nhóm NSX, không bón phân tươi, không lạm dụng phân bón hoá học. Có nhiều cách bón phân:
+ Vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng
+ Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây.
+ Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên.
+ Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu nhanh khi cây lớn.
- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại.
- Không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn.
Tưới nước: Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết, đặc tính sinh học, nông học của cây và cách tưới. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến là tưới thùng, gàu, tưới rãnh.
+ Tưới thùng, gàu là rất phổ biến trong sản xuất, phương pháp này thì tốn nhiều công lao động, nước chỉ phân phối ở tầng mặt một cách riêng lẻ, không cung cấp được cho tầng sâu, lớp đất mặt dễ bị đong váng.
+ Tưới rãnh là việc cho nước chảy theo rãnh giữa các hàng cây, thấm theo cá mao quản đất, lớp đất mặt được giữ nguyên, tơi xốp và thoáng khí. Phương pháp này tốn nhiều nước, mỗi lần tưới cần 500- 600m3 nước/ha và tốn nhiều công dẫn nước.
hiện nay người ta sử dụng phương pháp tưới khác như tưới phun sương, là dùng máy phun cho nước phân tán trong không gian thành những hạt nhỏ như mưa rơi trên mặt đất. Phương pháp này áp dụng cho vùng đồi dốc. Koong bằng phẳng. Tưới phun tốt cho cây vì nó duy trì độ ẩm không khí và đất, nó tốn ít nước hơn hai phương pháp trên nhưng nó lại tốn thiết bị, mý móc và vật liệu chay máy.
- Sử dụng nguồn nước ngầm, nước sạch để tưới cho cây trồng hàng ngày, nguồn nước được quy hoạch khai thác đúng, đủ yêu cầu tưới phun. Không sử dụng nguồn nước thải để tưới rau màu
Phòng trừ sâu bệnh:
Phương pháp nông học:
- Khử giống: thực hiện trước khi trồng. Cần phải xử lý ở điều kiện phù hợp nếu quá giới hạn hạt giông có thể chêt.
- Cải thiện điều kiện môi trường: + Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.
+ Tủ đất với plastic, mặt phản chiếu ánh sáng sẽ có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng như bù lạch, aphid.
+ Bón phân thay đổi pH và nnồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.
.
Phun thuốc trừ sâu cho rau
Phương pháp canh tác:
- Luân canh: có tác dung phong ngừa các loại bệnh mà bào tử và các bộ phận truyền giống của vi sinh vật gây bệnh chỉ tồn tại được trong 1- 2 năm trong đất. Lân canh giúp diệt côn trùng đơn thực ít di chuyển.
- Xen canh giữa các loại cây trông giúp phòng ngừa dịch bệnh.
Phương pháp sinh học:
- Sử dụng giống kháng đối với sâu bệnh như giống kháng rầy, ...
- Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
Phương pháp hóa học:
Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng tri dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh.
Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.
7. Thu hoạch:
- Chín kỹ thuật, chín nông học hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, dự trữ, chuyên chở hay chế biến. Thu hoạch rau màu đảm bảo được rau xanh tươi, sạch, đẹp, nếu là rau quả, chín đều, thu hái theo từng lớp, từng đợt dựa vào thời gian sinh trưởng của cây trồng. Rửa sạch, đóng bao bì đúng kỹ thuật.
- Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.
- Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
Ta cũng có thể sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
- Luân canh cây trồng hợp lý. - Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.
- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.
Có thể chia rau làm 3 nhóm tùy theo số lần thu hoạch:
- Rau thu hoạch 1 lần như tỏi, hành tây, dưa hấu, gừng.
- Rau thu vài lần khi thu hoạch có chọn lọc như cải bắp, cải bông, củ cải.
- Rau thu vài lần như dưa leo, ớt, cà chua, đậu ăn trái.
Rửa rau sạch qua các hồ nước giếng khoan và sục ozon trong vòng 20 phút để đảm bảo vệ sinh cho rau.
Vắt khô rau bằng máy li tâm tự chế
Cân rau và đóng, dán miệng bao bì bằng máy ép liên tục.
Dán mã vạch cho sản phẩm rau sạch, rau an toàn và xuất xưởng...
Trên đây là sản phẩm rau an toàn của hợp tác xã Phước Hải -
một cơ sở sản xuất rau sạch tại Bà Rịa- Vũng Tàu
Ngoài việc trồng rau an toàn trên đất người ta còn trồng rau mà không cần dùng đất, hoặc có dùng đất nhưng dùng rất ít. Đây là một tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay được nhiều nước áp dụng và nó đem lại lợi ích kinh tế cao và bước đầu nó cũng đã phát triển ở nước ta. Đó là phương pháp thủy canh hay trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng.
Ưu điểm của trồng rau theo phương pháp thủy canh
- Trồng rau thuỷ canh là tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soát được chất dinh dưỡng.
- Trồng thủy canh không dùng đất nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất.
Quy trình
Chuẩn bị vật liệu
- Chọn hộp xốp có chiều dài 40-60cm, rộng 35-40cm và cao 15-20cm, thừa thì cắt đi.
- Nylon đen
- Rọ nhựa chuyên dụng. Nếu không có rọ nhựa này bạn có thể mua cốc nhựa loại dùng 1 lần bán theo lô rẻ như bèo trong Metro rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra,nhớ lót lưới vào nhé.
- Giá thể ( Scoria, trấu hun hoặc mút xốp…)
- Các chất dinh dưỡng, các dung dịch dinh dưỡng.
Trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh
Thao tác cụ thể
1. Mặt bằng và giá đỡ
Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, sân nhà…hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
2. Lưới: Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào.
3. Chuẩn bị hộp xốp rọ nhựa: Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch, và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ. Sau khi lót nilon đen đem hộp để vào vị trí định trước rồi đổ nước sạch vào sao cho đáy rọ nhựa khi đặt vào thùng bị nhúng xuống nước 1-2cm. Lắp hộp tiến hành khoét lỗ, số lỗ tùy theo mật độ trồng, với cây cà chua thường khoét từ 2-4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6-9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 – 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính giọ nhựa. Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa. Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn. Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng. Giữa thùng có khoét 1 lỗ thông khí rồi nhét 1 cái cút vuông PVC đường kính 42mm.
4. Dung dịch
- Có rất nhiều công thưc để pha dung dịch thủy canh, ngày nay bạn có thể tìm thấy những công thức tương tự ở bất kỳ một trang web làm vườn thủy canh nào đó.
- Hiện đã có sẵn những công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước. Nói chung nó hiệu quả và khá kinh tế so với việc sử dụng một công thức đã được chứng minh bao gồm tất cả các nguyên tố kể trên với một lượng chính xác cho sự phát triển của cây. Đơn giản, bạn chỉ cần thêm chúng vào nước và sử dụng.
5. Chuẩn bị gieo hạt
- Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn.
- Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,2-0,5 cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.
6. Theo dõi và chăm sóc
- Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.
- Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng)
Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.
Rau xanh là món ăn thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, hiện nay do chạy theo lợi nhuận cũng như chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng rau an toàn nên người trồng rau đã sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón một cách tràn lan dẫn đến chất lượng các sản phẩm rau xanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Chính vì vậy việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng thị trường trong tỉnh hiện nay cũng như thời gian tới là hết sức cần thiết đòi hỏi các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm.
Vậy như thế nào là được gọi là rau sạch và an toàn ?
Những sản phẩm rau tươi( bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có chất lương giống như đặc tính giống của no, hàm lượng các chất độc hại và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn.
Rau sạch và an toàn không có nghĩa là rau hoàn toàn không dùng thuốc hay hóa chất kích thích để phòng trừ sâu bệnh, chăm bón. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, với điều kiện trồng diện tích lớn và tập trung, nếu không dùng thuốc bảo vệ thực vật thì rất khó bảo vệ rau trước sự phá hoại của sâu bệnh. Sản phẩm rau hay củ quả được gọi là sạch và an toàn khi chấp hành “4 đúng”: thứ nhất, chỉ sử dụng thuốc đúng thời điểm và thật cần thiết; thứ hai là phun đúng loại danh mục thuốc được phép; thứ ba là phun đúng, đủ liều lượng và thứ tư là đủ thời gian cách ly mới thu hoạch.
Giới thiệu
Quy hoạch vùng rau an toàn: Quy hoạch vùng trồng rau tập trung theo khuyến cáo cho từng loại rau cụ thể. Vùng trồng rau phải cách xa các khu công nghiệp ít nhất là 2 km, cách đường cao tốc khoảng 300 m.
Yêu cầu chất lượng của rau an toàn:
Về chỉ tiêu nội chất: Dư lượng thuốc BVTV; Hàm lượng nitrat (N03): Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu (Cu, Pb, Hg, Cd, As...); mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella) và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa) các chỉ tiêu trong từng loại rau phải đạt mức cho phép theo tiêu chuẩn các tổ chức quốc tế FAO/WHO.
Về chỉ tiêu hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu của từng loại rau, không dập nát hư hỏng, không lẫn tạp chất và có bao gói thích hợp.
Kỹ thuật canh tác rau sạch được tiến hành qua các bước sau đây:
1. Chuẩn bị đất:
- Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối.
- Đất để sản xuất rau an toàn phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của từng loại rau. Không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, kim loại nặng, vi sinh vật độc hại cho cây trồng, con người và môi trường.
- Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen...), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).
2. Cày, bừa, phơi đất:
- Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất đế cày. Sau khi cày có thể bừa hoặc có thể có thể cuốc đất cho nhỏ để đất tơi mịn và bằng phẳng.
- Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
Thời gian phơi ải có thể kéo dài tứ 10- 15 ngày tùy điều kiện cụ thể. Nhiều nơi còn áp dụng phương pháp un đất hay đốt đất trước khi lên luống hay cuốc đất. Phương pháp này chỉ áp dụng để khử đất ở bề mặt sâu 5cm, tuy nhiên đốt đất có thể gây mất đạm và làm chuyển hóa N thành amonia độc.
Dụng cụ làm đất
Giai đoạn làm đất
3. Chọn giống:
- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật.
- Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.
- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
- Hạt giống phải không lẫn với các loại hạt của các loại giống khác, hạt phải có độ nảy mầm cao, hạt không lẫn hạt của cỏ dại, hạt phải chắc.
4. Lên luống:
Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên luống tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.
Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng luống. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.
Lên luống: Lên luống cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt luống phải bằng phẳng.
4. Đậy luống bằng màn phủ nông nghiệp:
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.
+ Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữm cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái.
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
+ Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài.
Chuẩn bị trước khi trồng:
- Lên luống: Lên liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng.
- Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rài, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vỉ phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát...
- Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ.
- good luckc lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10 cm.
- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.
5. Xử lý hạt giống và gieo hạt:
Xử lý hột giống:
- Có thể xử lý hạt bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc hóa học hay dùng nhiệt độ. Thuốc hóa học thường dùng dưới dạng bột hay nước. Nguyên tắc là làm cho thuốc phủ quanh hạt. Các thuốc thông dụng thường dùng cho rau là những thuốc có gốc thủy ngân như: Ceresan, Falisan rất độc cho người và gia súc và thuốc không có thủy ngân như: Arasan, Spegon, Captan ít độc cho người và gia súc. Ngoài ra còn có dung dịch thuốc tím, Formaldehyde,...Có thể xử lý bằng cách ngâm hạt trong dung dịch Formaldehyde được pha loãng ở nồng độ 1/300, giữ ướt hạt trong 1 giờ, sau đó hong khô hạt. Xử lý hạt bằng thuốc tím 1% trong 10 phút, sau đó rửa hạt và hong khô hạt. Cũng có thể xử lý khô bằng Thiram hay Captan từ 3- 5g thuốc cho 1kg hạt. Và ta cũng thường xử lý hạt bằng nhiệt độ ở điều kiện 3 sôi 2 lạnh trong 20- 30 phút.
Ngâm ủ hạt: hạt ngâm đến khi trương nước và đem gieo. Cần ngâm trong nước sạch và thay nước thường xuyên 2- 6 giờ/ lần.nhưng nếu ngâm quá lâu hạt sẽ thối. Sau khi gieo ta có thể gieo ngay hoặc đem ủ cho hat nay mầm rồi mới gieo( giữ ở nhiệt độ 25- 30oc.
Cách gieo hột: Tuỳ thuộc vào từng giống cây, theo mùa vụ để gieo cấy đúng mật độ, số cây, số rãnh trên một đơn vị mét vuông. Chọn giống tốt, giống không có mầm bệnh, áp dụng biện pháp luân canh, đúng qui trình kỹ thuật.
- Gieo hột thẳng:
*Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức.
Khuyết điểm: Khó chăm sóc gặp mưa to cây hư nhiều.
- Gieo trong bầu:
Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con.
Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu
6. Chăm sóc:
Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất. Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc thân phát triển. Tủ đất giúp giảm sự bốc thoát hơi nước từ đất.
Bón phân cho rau
Bón phân cân đối theo qui trình, hướng dẫn của các tổ, nhóm NSX, không bón phân tươi, không lạm dụng phân bón hoá học. Có nhiều cách bón phân:
+ Vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng
+ Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây.
+ Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên.
+ Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu nhanh khi cây lớn.
- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại.
- Không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn.
Tưới nước: Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết, đặc tính sinh học, nông học của cây và cách tưới. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến là tưới thùng, gàu, tưới rãnh.
+ Tưới thùng, gàu là rất phổ biến trong sản xuất, phương pháp này thì tốn nhiều công lao động, nước chỉ phân phối ở tầng mặt một cách riêng lẻ, không cung cấp được cho tầng sâu, lớp đất mặt dễ bị đong váng.
+ Tưới rãnh là việc cho nước chảy theo rãnh giữa các hàng cây, thấm theo cá mao quản đất, lớp đất mặt được giữ nguyên, tơi xốp và thoáng khí. Phương pháp này tốn nhiều nước, mỗi lần tưới cần 500- 600m3 nước/ha và tốn nhiều công dẫn nước.
hiện nay người ta sử dụng phương pháp tưới khác như tưới phun sương, là dùng máy phun cho nước phân tán trong không gian thành những hạt nhỏ như mưa rơi trên mặt đất. Phương pháp này áp dụng cho vùng đồi dốc. Koong bằng phẳng. Tưới phun tốt cho cây vì nó duy trì độ ẩm không khí và đất, nó tốn ít nước hơn hai phương pháp trên nhưng nó lại tốn thiết bị, mý móc và vật liệu chay máy.
- Sử dụng nguồn nước ngầm, nước sạch để tưới cho cây trồng hàng ngày, nguồn nước được quy hoạch khai thác đúng, đủ yêu cầu tưới phun. Không sử dụng nguồn nước thải để tưới rau màu
Phòng trừ sâu bệnh:
Phương pháp nông học:
- Khử giống: thực hiện trước khi trồng. Cần phải xử lý ở điều kiện phù hợp nếu quá giới hạn hạt giông có thể chêt.
- Cải thiện điều kiện môi trường: + Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.
+ Tủ đất với plastic, mặt phản chiếu ánh sáng sẽ có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng như bù lạch, aphid.
+ Bón phân thay đổi pH và nnồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.
.
Phun thuốc trừ sâu cho rau
Phương pháp canh tác:
- Luân canh: có tác dung phong ngừa các loại bệnh mà bào tử và các bộ phận truyền giống của vi sinh vật gây bệnh chỉ tồn tại được trong 1- 2 năm trong đất. Lân canh giúp diệt côn trùng đơn thực ít di chuyển.
- Xen canh giữa các loại cây trông giúp phòng ngừa dịch bệnh.
Phương pháp sinh học:
- Sử dụng giống kháng đối với sâu bệnh như giống kháng rầy, ...
- Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
Phương pháp hóa học:
Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng tri dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh.
Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.
7. Thu hoạch:
- Chín kỹ thuật, chín nông học hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, dự trữ, chuyên chở hay chế biến. Thu hoạch rau màu đảm bảo được rau xanh tươi, sạch, đẹp, nếu là rau quả, chín đều, thu hái theo từng lớp, từng đợt dựa vào thời gian sinh trưởng của cây trồng. Rửa sạch, đóng bao bì đúng kỹ thuật.
- Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.
- Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
Ta cũng có thể sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
- Luân canh cây trồng hợp lý. - Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.
- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.
Có thể chia rau làm 3 nhóm tùy theo số lần thu hoạch:
- Rau thu hoạch 1 lần như tỏi, hành tây, dưa hấu, gừng.
- Rau thu vài lần khi thu hoạch có chọn lọc như cải bắp, cải bông, củ cải.
- Rau thu vài lần như dưa leo, ớt, cà chua, đậu ăn trái.
Rửa rau sạch qua các hồ nước giếng khoan và sục ozon trong vòng 20 phút để đảm bảo vệ sinh cho rau.
Vắt khô rau bằng máy li tâm tự chế
Cân rau và đóng, dán miệng bao bì bằng máy ép liên tục.
Dán mã vạch cho sản phẩm rau sạch, rau an toàn và xuất xưởng...
Trên đây là sản phẩm rau an toàn của hợp tác xã Phước Hải -
một cơ sở sản xuất rau sạch tại Bà Rịa- Vũng Tàu
Ngoài việc trồng rau an toàn trên đất người ta còn trồng rau mà không cần dùng đất, hoặc có dùng đất nhưng dùng rất ít. Đây là một tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay được nhiều nước áp dụng và nó đem lại lợi ích kinh tế cao và bước đầu nó cũng đã phát triển ở nước ta. Đó là phương pháp thủy canh hay trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng.
Ưu điểm của trồng rau theo phương pháp thủy canh
- Trồng rau thuỷ canh là tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soát được chất dinh dưỡng.
- Trồng thủy canh không dùng đất nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất.
Quy trình
Chuẩn bị vật liệu
- Chọn hộp xốp có chiều dài 40-60cm, rộng 35-40cm và cao 15-20cm, thừa thì cắt đi.
- Nylon đen
- Rọ nhựa chuyên dụng. Nếu không có rọ nhựa này bạn có thể mua cốc nhựa loại dùng 1 lần bán theo lô rẻ như bèo trong Metro rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra,nhớ lót lưới vào nhé.
- Giá thể ( Scoria, trấu hun hoặc mút xốp…)
- Các chất dinh dưỡng, các dung dịch dinh dưỡng.
Trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh
Thao tác cụ thể
1. Mặt bằng và giá đỡ
Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, sân nhà…hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
2. Lưới: Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào.
3. Chuẩn bị hộp xốp rọ nhựa: Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch, và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ. Sau khi lót nilon đen đem hộp để vào vị trí định trước rồi đổ nước sạch vào sao cho đáy rọ nhựa khi đặt vào thùng bị nhúng xuống nước 1-2cm. Lắp hộp tiến hành khoét lỗ, số lỗ tùy theo mật độ trồng, với cây cà chua thường khoét từ 2-4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6-9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 – 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính giọ nhựa. Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa. Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn. Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng. Giữa thùng có khoét 1 lỗ thông khí rồi nhét 1 cái cút vuông PVC đường kính 42mm.
4. Dung dịch
- Có rất nhiều công thưc để pha dung dịch thủy canh, ngày nay bạn có thể tìm thấy những công thức tương tự ở bất kỳ một trang web làm vườn thủy canh nào đó.
- Hiện đã có sẵn những công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước. Nói chung nó hiệu quả và khá kinh tế so với việc sử dụng một công thức đã được chứng minh bao gồm tất cả các nguyên tố kể trên với một lượng chính xác cho sự phát triển của cây. Đơn giản, bạn chỉ cần thêm chúng vào nước và sử dụng.
5. Chuẩn bị gieo hạt
- Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn.
- Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,2-0,5 cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.
6. Theo dõi và chăm sóc
- Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.
- Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng)
Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)