Tro choi luyen doc
Chia sẻ bởi Dương Vĩnh Bắc |
Ngày 07/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Tro choi luyen doc thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG TRÌNH PTV HUYỆN VĨNH LINH
TẬP HUẤN
Trò chơi luyện đọc cho trẻ
(Từ 6-7 tuổi)
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG “ĐỌC”
Đọc là gì?
Đối với trẻ, đọc có tác dụng gì?
1) Đọc là gì ?
(Theo quan niệm của viện sĩ M.R.Lovop)
Đọc là một hoạt động ngôn ngữ:
- Là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với đọc thành tiếng )
- Là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm )
Như vậy: Đọc không có nghĩa chỉ là đánh vần,phát âm thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc mà đọc chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này.
Đối với trẻ, đọc có tác dụng:
- Kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
- Phát triển lòng yêu sách và ham đọc ở trẻ.
- Nâng cao kỹ năng nghe của trẻ.
- Giúp trẻ hiểu được các câu chuyện và “ ngôn
ngữ truyện kể ”.
- Tạo ra các mối liên hệ giữa người đọc với trẻ.
- Cung cấp cho trẻ những tấm gương về các nhân
vật tích cực.
Giúp trẻ có thêm tri thức, kĩ năng sống, từ đó
trẻ được phát triển toàn diện hơn.
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG “ĐỌC”
Làm thế nào để trẻ đọc tốt?
Để trẻ đọc tốt, cần:
- Cho trẻ chơi các trò chơi ngôn ngữ để tăng vốn từ,
phát triển kỹ năng đọc
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về từ, câu chuyện...
- Trò chuyện về các từ khó và khái niệm mới với trẻ.
- Khuyến khích trẻ kể các câu chuyện thông qua trí tưởng tượng, tranh ảnh...
- Lắng nghe trẻ đọc và chia sẽ với trẻ những gì trẻ muốn nói
- Tạo tủ sách ở nhà, khuyến khích trẻ đi thư viện,
nhà sách, tạo thói quen và sở thích đọc sách cho trẻ.
- Kết hợp giữa Gia đình- Nhà trường - Xã hội tạo điều kiện giúp trẻ đọc tốt hơn.
Trò chơi : TÊN TÔI LÀ...
CÁCH CHƠI:
- Nhóm ngồi thành vòng, xếp bằng 2 chân
Chuyền thú nhồi bông (quả bóng) qua tay các bạn ngồi trong vòng tròn khi nhạc bật lên (có thể vỗ tay và hát).
Khi nhạc dừng, thú nhồi bông có trong tay ai thì người đó phải nói : “Tên tôi là...và nó bắt đầu với chữ cái...”
Ai đã đến lượt mình rồi thì duỗi thẳng 2 chân ra trước để báo hiệu mình hết luợt và chuyền thú nhồi bông cho bạn bên cạnh.
LUẬT CHƠI:
- Ai nói đúng, nói nhanh sẽ được thưởng.
-Ai nói không đúng tên mình và tên chữ cái đầu tên sẽ bị phạt.
Trò chơi:
Trang trí hình có liên quan đến tên mình
** Đồ dùng: - Báo cũ nhiều tranh ảnh, bìa màu A4
- Keo dán, dập ghim, băng dán gáy sách, bút dạ...
** Cách chơi:
-Cá nhân: Trẻ chọn tranh, ảnh... liên quan đến tên của mình, cắt dán và trang trí vào bìa màu A4
Nhóm: + Mỗi cá nhân đưa sản phẩm của mình và giới thiệu với các bạn trong nhóm.
+ Cả nhóm thống nhất đóng thành một quyển sách và trang trí bìa, sau đó cử một thành viên đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
Trò chơi:
Trang trí hình có liên quan đến tên mình
VÍ DỤ
Mai
Hồng
Hương
Quý
Trò chơi
Đọc chữ trong lòng bàn tay
Đồ dùng: - Bút dạ dễ xoá
Hình thức: Chơi trong nhóm nhỏ (N2-N3)
Cách chơi:- Dùng bút viết một chữ cái vào lòng bàn tay của một bạn trong nhóm và nói : “Tôi sẽ đọc bàn tay bạn.”
“Xin mời!”
Người viết nhìn vào lòng bàn tay bạn và miêu tả chữ cái đó (miêu tả càng hấp dẫn thì trò chơi càng thú vị)
- Bạn trả lời và kể ra một số từ được bắt đầu bằng chữ cái đó
Luân phiên nhau tiếp tục chơi hết các thành viên trong nhóm.
Lòng bàn tay bạn có một chữ cái rất thú vị: nó có một vạch đứng dài và trên đầu nét đó có một vạch nằm ngang.
Đố bạn biết đó là chữ gì?
T
Trò chơi:
Dựa vào tranh xây dựng câu chuyện mang tính giáo dục
Đồ dùng: - Báo cũ, tạp chí nhiều tranh ảnh, bìa màu A4, keo dán, bút màu
Hình thức: Chơi theo nhóm.
Cách chơi: Có 2 cách chơi
C1:- Chọn 1 tranh ngẫu nhiên có trong báo, tạp chí, cắt và dán vào bìa A4 (có thể trang trí cho đẹp mắt)
Xây dựng một câu chuyện có nội dung liên quan đến bức ảnh
C2 : - Chọn một số tranh ngẫu nhiên có trong báo, tạp chí, cắt và dán vào bìa A4 (mỗi tranh dán trên một bìa)
Xây dựng một câu chuyện có nội dung liên quan đến những bức tranh đã chọn
Nhóm thống nhất nội dung và cử người trình bày trước lớp.
Trò chơi: Dựa vào tranh xây dựng câu chuyện mang tính GD
Chủ nhật, Mai được mẹ dẫn đi chơi công viên.Mẹ dặn Mai không được chạy nhảy lung tung kẻo bị lạc. Lúc đầu, Mai luôn cầm tay mẹ và nhờ mẹ dẫn đến nơi mình thích. Một lúc sau,Mai thấy khu vườn bên kia có người bánhàng rong chở một xe bóng đủ màu sắc thật đẹp.
Quên lời mẹ dặn, Mai chạy băng qua đường đi về phía có những chùm bóng bay quyến rũ đó. Ở bên này, mẹ Mai lo lắng tìm quanh, công viên đông người, nhiều chỗ biết tìm con của mình ở đâu? Mẹ đã tìm khắp mọi nơi, hỏi rất nhiều người nhưng vẫn không thấy con mình. Ở bên kia, khi chán ngắm bóng bay, Mai mới sực nhớ đến mẹ thì không thấy mẹ đâu, bạn ấy khóc nức nở gọi mẹ. May nhờ một chú lớn tuổi thấy cháu bé bị lạc nên đã dẫn đến đồn công an gần đó để nhờ tìm giúp. Nhờ vậy mẹ con bạn Mai mới tìm thấy nhau. Gặp mẹ, Mai mừng quá ôm chầm lấy mẹ và nói lời xin lỗi.Mai thầm hứa sẽ không bao giờ làm mẹ buồn và lo lắng nữa.
Trò chơi :
Vẽ khuôn mặt chú hề
Đồ dùng: - Bìa A4, bút dạ, sáp màu
Cách chơi: (cá nhân)
Mỗi trẻ có sẵn bút dạ, sáp màu và tờ bìa A4
Gv đọc bài thơ, để trẻ đọc nốt các từ còn thiếu trong câu thơ trước khi vẽ nét tiếp theo.
Trò chơi :
Vẽ khuôn mặt chú hề
Vẽ chú hề, ta bắt đầu từ đâu?
Luôn luôn là từ cái ......
đầu
Hề thì không bao giờ khóc
Vậy tiếp theo ta nên vẽ...
tóc
Thấy hề nhớ đến vai hài
Cho thêm hai bên hai cái ...
tai
Tiếp đến điểm tô khuôn mặt
Trước tiên là hai bên hai....
mắt
Muốn mặt hề trông thật vui
Làm cho thật to cái....
mũi
Mặt hề luôn trông thật tươi
Nhờ bé kéo dài miệng ...
cười
Giờ thì đã xong rồi đấy
Khuôn mặt một chú hề
Trò chơi:
Gieo vần theo bộ phận cơ thể
Trò chơi:
Gieo vần theo bộ phận cơ thể
Cách chơi: (nhóm)
Chỉ vào một bộ phận nào đó trên cơ thể bạn mình ,nói một từ và đố bạn mình đáng chỉ vào cái gì?
VD : Chỉ vào đầu gối nói “Cái cối”- người được chỉ trả lời “ đầu gối”
- Tiếp tục người trả lời đúng sẽ được chỉ và đố bạn bên cạnh cho đến hết lượt trong nhóm
Trò chơi:
Bữa tiệc đứng các chữ cái
Trò chơi:
Bữa tiệc đứng các chữ cái
Cách chơi: (nhóm)
Mỗi trẻ đề xuất một món ăn cho bữa ăn.Thức ăn bắt đầu với chữ cái trùng với chữ đầu tiên của tên trẻ. (VD: Na – nấm, Mai – mứt...)
Trong nhóm bàn nhau xem nên chọn những thức ăn gì để không trùng nhau mà đưa lại một bũa tiệc ngon.
VD: Na mang nấm, Mai mang mứt...
Nói với nhóm khác bữa tiệc đứng của nhóm mình.
Nhóm nào có món ăn phong phú, hấp dẫn trong bữa tiệc nhóm đó thắng cuộc..
Bảng chấm điểm các nhóm
Trò chơi
BƯỚC THEO CHỮ CÁI
Trò chơi
BƯỚC THEO CHỮ CÁI
CHUẨN BỊ: Những chữ cái in sẵn, xáo lung tung tung và dán trên sàn nhà
CÁCH CHƠI:
Nói với trẻ một từ
Trẻ bước đi trên mỗi chữ cái để đánh vần được từ. Khi bước trẻ phải đọc tên chữ cái đó.
VD: Từ : “ Hoa”- trẻ phải chọn bước trên các chữ cái “h”, “o”, “a”
VD: Từ : “ Hoa”- trẻ phải chọn bước trên các chữ cái - “h”, “o”, “a”
h
ô
m
a
o
e
l
t
ê
Trò chơi
Tìm vần dễ lẫn
Trò chơi:
Tìm vần dễ lẫn
CHUẨN BỊ : - In một số vần trẻ thường nhầm lẫn trong khi nói hoặc viết
CÁCH CHƠI:- Phát cho mỗi nhóm một số vần đã chuẩn bị và ít tấm bìa (giấy)
Học sinh lấy cho mình một vần bất kỳ và tìm vần dễ lẫn với vần đã chọn ( Có thể trao đổi trong nhóm ). Học sinh có thể trang trí các cặp vần dễ lẫn vào tờ bìa A4.
Khi gọi đến tên em nào thì em đó trình bày
VD: anh- ân, ong-ông
TRÒ CHƠI:
NHẢY LÒ CÒ THEO CÁC ÂM VỊ
CHUẨN BỊ:
Kẽ sẵn trên nền nhà, sân trường một loạt hàng ngang 5-6 hàng ngang
CÁCH CHƠI:( nhóm 4-5 trẻ)
Trẻ bắt đầu chơi đứng vào hàng ngang đầu tiên.
Gv đọc 1 từ bất kì và hô: “Bắt đầu”
Trẻ nghe và phân tích xem từ có bao nhiêu âm rồi nhảy bấy nhiêu hàng. Nếu nhảy đúng được đứng yên tại đó, nếu sai phải quay lại hàng đầu tiên , nghe lại từ và nhảy lại.
Khi nào tất cả trẻ trong nhóm nhảy thành công thì mới kết thúc trò chơi .(để cho trẻ chậm học âm –chữ cái được thực hành nhiều)
-
VD: từ : “hoa”
h
o
a
Trò chơi:
Câu các tên gọi
CHUẨN BỊ:
Một số tấm bìa hình con cá, trên đó ghi tên của các thành viên trong nhóm và gài ghim kẹp giấy
Chiếc cần câu có nam châm thay cho lưỡi câu
CÁCH CHƠI:( nhóm – lớp)
Để tất cả cá mang tên gọi và một chiếc hộp lớn làm ao cá.
Trẻ ngồi vòng tròn ( tâm là chiếc hộp làm ao cá )
Trẻ thay phiên nhau cầm cần câu để câu các con cá có tên bạn mình. Câu được con cá nào, đưa lên cao để bạn có tên gọi đó đọc to lên. Nếu bạn đó đọc đúng tên mình thì được nhận phiên câu tiếp theo. Nếu không đọc được thì chuyển cần câu cho bạn ngồi bên cạnh.
-
Trò chơi:
Một bài thơ cho tôi
CHUẨN BỊ:
Một quả bóng để trẻ chuyền tay nhau
CÁCH CHƠI (cá nhân-> lớp)
Trẻ tự sáng tác một bài thơ về trẻ , trong bài thơ có tên trẻ,một từ chỉ tính nết, một màu và một trò chơi mà trẻ thích.
Trẻ đọc trước lớp bài thơ mà trẻ sáng tác
Lưu ý : với bài thơ của trẻ sáng tác, yêu cầu có gieo vần.
VD : Tên tôi là Lan, tôi rất thật thà
Tôi yêu số 3 và thích màu xanh
Tôi muốn đá banh
-
TỔNG KẾT
- Qua lớp tập huấn, bạn thu hoạch được những gì?
- Bạn có ý kiến gì cần đề xuất liên quan đến việc nội dung tập huấn và việc sẽ áp dụng, triển khai “trò chơi luyện đọc” cho trẻ tại trường mình?
TẬP HUẤN
Trò chơi luyện đọc cho trẻ
(Từ 6-7 tuổi)
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG “ĐỌC”
Đọc là gì?
Đối với trẻ, đọc có tác dụng gì?
1) Đọc là gì ?
(Theo quan niệm của viện sĩ M.R.Lovop)
Đọc là một hoạt động ngôn ngữ:
- Là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với đọc thành tiếng )
- Là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm )
Như vậy: Đọc không có nghĩa chỉ là đánh vần,phát âm thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc mà đọc chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này.
Đối với trẻ, đọc có tác dụng:
- Kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
- Phát triển lòng yêu sách và ham đọc ở trẻ.
- Nâng cao kỹ năng nghe của trẻ.
- Giúp trẻ hiểu được các câu chuyện và “ ngôn
ngữ truyện kể ”.
- Tạo ra các mối liên hệ giữa người đọc với trẻ.
- Cung cấp cho trẻ những tấm gương về các nhân
vật tích cực.
Giúp trẻ có thêm tri thức, kĩ năng sống, từ đó
trẻ được phát triển toàn diện hơn.
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG “ĐỌC”
Làm thế nào để trẻ đọc tốt?
Để trẻ đọc tốt, cần:
- Cho trẻ chơi các trò chơi ngôn ngữ để tăng vốn từ,
phát triển kỹ năng đọc
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về từ, câu chuyện...
- Trò chuyện về các từ khó và khái niệm mới với trẻ.
- Khuyến khích trẻ kể các câu chuyện thông qua trí tưởng tượng, tranh ảnh...
- Lắng nghe trẻ đọc và chia sẽ với trẻ những gì trẻ muốn nói
- Tạo tủ sách ở nhà, khuyến khích trẻ đi thư viện,
nhà sách, tạo thói quen và sở thích đọc sách cho trẻ.
- Kết hợp giữa Gia đình- Nhà trường - Xã hội tạo điều kiện giúp trẻ đọc tốt hơn.
Trò chơi : TÊN TÔI LÀ...
CÁCH CHƠI:
- Nhóm ngồi thành vòng, xếp bằng 2 chân
Chuyền thú nhồi bông (quả bóng) qua tay các bạn ngồi trong vòng tròn khi nhạc bật lên (có thể vỗ tay và hát).
Khi nhạc dừng, thú nhồi bông có trong tay ai thì người đó phải nói : “Tên tôi là...và nó bắt đầu với chữ cái...”
Ai đã đến lượt mình rồi thì duỗi thẳng 2 chân ra trước để báo hiệu mình hết luợt và chuyền thú nhồi bông cho bạn bên cạnh.
LUẬT CHƠI:
- Ai nói đúng, nói nhanh sẽ được thưởng.
-Ai nói không đúng tên mình và tên chữ cái đầu tên sẽ bị phạt.
Trò chơi:
Trang trí hình có liên quan đến tên mình
** Đồ dùng: - Báo cũ nhiều tranh ảnh, bìa màu A4
- Keo dán, dập ghim, băng dán gáy sách, bút dạ...
** Cách chơi:
-Cá nhân: Trẻ chọn tranh, ảnh... liên quan đến tên của mình, cắt dán và trang trí vào bìa màu A4
Nhóm: + Mỗi cá nhân đưa sản phẩm của mình và giới thiệu với các bạn trong nhóm.
+ Cả nhóm thống nhất đóng thành một quyển sách và trang trí bìa, sau đó cử một thành viên đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
Trò chơi:
Trang trí hình có liên quan đến tên mình
VÍ DỤ
Mai
Hồng
Hương
Quý
Trò chơi
Đọc chữ trong lòng bàn tay
Đồ dùng: - Bút dạ dễ xoá
Hình thức: Chơi trong nhóm nhỏ (N2-N3)
Cách chơi:- Dùng bút viết một chữ cái vào lòng bàn tay của một bạn trong nhóm và nói : “Tôi sẽ đọc bàn tay bạn.”
“Xin mời!”
Người viết nhìn vào lòng bàn tay bạn và miêu tả chữ cái đó (miêu tả càng hấp dẫn thì trò chơi càng thú vị)
- Bạn trả lời và kể ra một số từ được bắt đầu bằng chữ cái đó
Luân phiên nhau tiếp tục chơi hết các thành viên trong nhóm.
Lòng bàn tay bạn có một chữ cái rất thú vị: nó có một vạch đứng dài và trên đầu nét đó có một vạch nằm ngang.
Đố bạn biết đó là chữ gì?
T
Trò chơi:
Dựa vào tranh xây dựng câu chuyện mang tính giáo dục
Đồ dùng: - Báo cũ, tạp chí nhiều tranh ảnh, bìa màu A4, keo dán, bút màu
Hình thức: Chơi theo nhóm.
Cách chơi: Có 2 cách chơi
C1:- Chọn 1 tranh ngẫu nhiên có trong báo, tạp chí, cắt và dán vào bìa A4 (có thể trang trí cho đẹp mắt)
Xây dựng một câu chuyện có nội dung liên quan đến bức ảnh
C2 : - Chọn một số tranh ngẫu nhiên có trong báo, tạp chí, cắt và dán vào bìa A4 (mỗi tranh dán trên một bìa)
Xây dựng một câu chuyện có nội dung liên quan đến những bức tranh đã chọn
Nhóm thống nhất nội dung và cử người trình bày trước lớp.
Trò chơi: Dựa vào tranh xây dựng câu chuyện mang tính GD
Chủ nhật, Mai được mẹ dẫn đi chơi công viên.Mẹ dặn Mai không được chạy nhảy lung tung kẻo bị lạc. Lúc đầu, Mai luôn cầm tay mẹ và nhờ mẹ dẫn đến nơi mình thích. Một lúc sau,Mai thấy khu vườn bên kia có người bánhàng rong chở một xe bóng đủ màu sắc thật đẹp.
Quên lời mẹ dặn, Mai chạy băng qua đường đi về phía có những chùm bóng bay quyến rũ đó. Ở bên này, mẹ Mai lo lắng tìm quanh, công viên đông người, nhiều chỗ biết tìm con của mình ở đâu? Mẹ đã tìm khắp mọi nơi, hỏi rất nhiều người nhưng vẫn không thấy con mình. Ở bên kia, khi chán ngắm bóng bay, Mai mới sực nhớ đến mẹ thì không thấy mẹ đâu, bạn ấy khóc nức nở gọi mẹ. May nhờ một chú lớn tuổi thấy cháu bé bị lạc nên đã dẫn đến đồn công an gần đó để nhờ tìm giúp. Nhờ vậy mẹ con bạn Mai mới tìm thấy nhau. Gặp mẹ, Mai mừng quá ôm chầm lấy mẹ và nói lời xin lỗi.Mai thầm hứa sẽ không bao giờ làm mẹ buồn và lo lắng nữa.
Trò chơi :
Vẽ khuôn mặt chú hề
Đồ dùng: - Bìa A4, bút dạ, sáp màu
Cách chơi: (cá nhân)
Mỗi trẻ có sẵn bút dạ, sáp màu và tờ bìa A4
Gv đọc bài thơ, để trẻ đọc nốt các từ còn thiếu trong câu thơ trước khi vẽ nét tiếp theo.
Trò chơi :
Vẽ khuôn mặt chú hề
Vẽ chú hề, ta bắt đầu từ đâu?
Luôn luôn là từ cái ......
đầu
Hề thì không bao giờ khóc
Vậy tiếp theo ta nên vẽ...
tóc
Thấy hề nhớ đến vai hài
Cho thêm hai bên hai cái ...
tai
Tiếp đến điểm tô khuôn mặt
Trước tiên là hai bên hai....
mắt
Muốn mặt hề trông thật vui
Làm cho thật to cái....
mũi
Mặt hề luôn trông thật tươi
Nhờ bé kéo dài miệng ...
cười
Giờ thì đã xong rồi đấy
Khuôn mặt một chú hề
Trò chơi:
Gieo vần theo bộ phận cơ thể
Trò chơi:
Gieo vần theo bộ phận cơ thể
Cách chơi: (nhóm)
Chỉ vào một bộ phận nào đó trên cơ thể bạn mình ,nói một từ và đố bạn mình đáng chỉ vào cái gì?
VD : Chỉ vào đầu gối nói “Cái cối”- người được chỉ trả lời “ đầu gối”
- Tiếp tục người trả lời đúng sẽ được chỉ và đố bạn bên cạnh cho đến hết lượt trong nhóm
Trò chơi:
Bữa tiệc đứng các chữ cái
Trò chơi:
Bữa tiệc đứng các chữ cái
Cách chơi: (nhóm)
Mỗi trẻ đề xuất một món ăn cho bữa ăn.Thức ăn bắt đầu với chữ cái trùng với chữ đầu tiên của tên trẻ. (VD: Na – nấm, Mai – mứt...)
Trong nhóm bàn nhau xem nên chọn những thức ăn gì để không trùng nhau mà đưa lại một bũa tiệc ngon.
VD: Na mang nấm, Mai mang mứt...
Nói với nhóm khác bữa tiệc đứng của nhóm mình.
Nhóm nào có món ăn phong phú, hấp dẫn trong bữa tiệc nhóm đó thắng cuộc..
Bảng chấm điểm các nhóm
Trò chơi
BƯỚC THEO CHỮ CÁI
Trò chơi
BƯỚC THEO CHỮ CÁI
CHUẨN BỊ: Những chữ cái in sẵn, xáo lung tung tung và dán trên sàn nhà
CÁCH CHƠI:
Nói với trẻ một từ
Trẻ bước đi trên mỗi chữ cái để đánh vần được từ. Khi bước trẻ phải đọc tên chữ cái đó.
VD: Từ : “ Hoa”- trẻ phải chọn bước trên các chữ cái “h”, “o”, “a”
VD: Từ : “ Hoa”- trẻ phải chọn bước trên các chữ cái - “h”, “o”, “a”
h
ô
m
a
o
e
l
t
ê
Trò chơi
Tìm vần dễ lẫn
Trò chơi:
Tìm vần dễ lẫn
CHUẨN BỊ : - In một số vần trẻ thường nhầm lẫn trong khi nói hoặc viết
CÁCH CHƠI:- Phát cho mỗi nhóm một số vần đã chuẩn bị và ít tấm bìa (giấy)
Học sinh lấy cho mình một vần bất kỳ và tìm vần dễ lẫn với vần đã chọn ( Có thể trao đổi trong nhóm ). Học sinh có thể trang trí các cặp vần dễ lẫn vào tờ bìa A4.
Khi gọi đến tên em nào thì em đó trình bày
VD: anh- ân, ong-ông
TRÒ CHƠI:
NHẢY LÒ CÒ THEO CÁC ÂM VỊ
CHUẨN BỊ:
Kẽ sẵn trên nền nhà, sân trường một loạt hàng ngang 5-6 hàng ngang
CÁCH CHƠI:( nhóm 4-5 trẻ)
Trẻ bắt đầu chơi đứng vào hàng ngang đầu tiên.
Gv đọc 1 từ bất kì và hô: “Bắt đầu”
Trẻ nghe và phân tích xem từ có bao nhiêu âm rồi nhảy bấy nhiêu hàng. Nếu nhảy đúng được đứng yên tại đó, nếu sai phải quay lại hàng đầu tiên , nghe lại từ và nhảy lại.
Khi nào tất cả trẻ trong nhóm nhảy thành công thì mới kết thúc trò chơi .(để cho trẻ chậm học âm –chữ cái được thực hành nhiều)
-
VD: từ : “hoa”
h
o
a
Trò chơi:
Câu các tên gọi
CHUẨN BỊ:
Một số tấm bìa hình con cá, trên đó ghi tên của các thành viên trong nhóm và gài ghim kẹp giấy
Chiếc cần câu có nam châm thay cho lưỡi câu
CÁCH CHƠI:( nhóm – lớp)
Để tất cả cá mang tên gọi và một chiếc hộp lớn làm ao cá.
Trẻ ngồi vòng tròn ( tâm là chiếc hộp làm ao cá )
Trẻ thay phiên nhau cầm cần câu để câu các con cá có tên bạn mình. Câu được con cá nào, đưa lên cao để bạn có tên gọi đó đọc to lên. Nếu bạn đó đọc đúng tên mình thì được nhận phiên câu tiếp theo. Nếu không đọc được thì chuyển cần câu cho bạn ngồi bên cạnh.
-
Trò chơi:
Một bài thơ cho tôi
CHUẨN BỊ:
Một quả bóng để trẻ chuyền tay nhau
CÁCH CHƠI (cá nhân-> lớp)
Trẻ tự sáng tác một bài thơ về trẻ , trong bài thơ có tên trẻ,một từ chỉ tính nết, một màu và một trò chơi mà trẻ thích.
Trẻ đọc trước lớp bài thơ mà trẻ sáng tác
Lưu ý : với bài thơ của trẻ sáng tác, yêu cầu có gieo vần.
VD : Tên tôi là Lan, tôi rất thật thà
Tôi yêu số 3 và thích màu xanh
Tôi muốn đá banh
-
TỔNG KẾT
- Qua lớp tập huấn, bạn thu hoạch được những gì?
- Bạn có ý kiến gì cần đề xuất liên quan đến việc nội dung tập huấn và việc sẽ áp dụng, triển khai “trò chơi luyện đọc” cho trẻ tại trường mình?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Vĩnh Bắc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)