Trò chơi kến thức sinh học 12

Chia sẻ bởi Lê Phước Trường | Ngày 08/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Trò chơi kến thức sinh học 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRÒ CHƠI
KIẾN THỨC SINH HỌC 12
TRUNG TÂM GDTX BÌNH TÂN
NỘI DUNG TRÒ CHƠI

PHẦN 1: GIỚI THIỆU
-Văn Nghệ: Sinh Viên hát bài về ngày 20/11
PHẦN 2: PHẦN THI GIỮA CÁC TỔ
-Trọng tài: Lớp trưởng
-Thư ký: Lớp phó học tập
PHẦN 3: NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM
-Lớp trưởng
-GVCN
THỂ LỆ TRÒ CHƠI
Mỗi tổ cử 4 đại diện lên vị trí dành sẵn trên hàng ghế danh dự.
Xem trên màn hình từng câu hỏi và đưa bảng trả lời nhanh trong vòng 15 giây, tổ nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất sẽ thắng.
Câu 1: Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây
A. đột biến thêm A.
B. đột biến mất A.
C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau.
D. đột biến A-TG-X.
Câu 2: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđro sẽ
A. tăng 1.
B. tăng 2.
C. giảm 1.
D. giảm 2.
Câu 3: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể
A. dị bội.
B. tam nhiễm.
C. tam bội.
D. đa bội lệch.
Câu 4: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng đời lai F2 thu được
A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng.
B. đều quả đỏ.
C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng.
D. 9 quả đỏ: 7 quả vàng.
Câu 5: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là
A. (1/2)n
B. 2n
C. 3n
D. 4n
Câu 6: Gen đa hiệu là hiện tượng
A. nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
B. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
C. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng.
D. nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng.
Câu 7: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen AB/ab giao phấn với cây có kiểu gen ab/ab tỉ lệ kiểu hình ở F1
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
B. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả trắng: 3 cây thấp, quả đỏ.
D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ.
Câu 8: Bộ NST của người nam bình thường là
A. 44A, 2X
B. 44A, 1X, 1Y
C. 46A, 2Y
D. 46A,1X, 1Y
Câu 9: Thường biến là những biến đổi về
A. kiểu hình của cùng một kiểu gen.
B. cấu trúc di truyền.
C. một số tính trạng.
D. bộ nhiễm sắc thể.
Câu 10: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng , hình thái nhiễm sắc thể.
B. số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. số lượng, hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể.
D. số lượng không đổi.
Câu 11: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của một loài có 12 nhiễm sắc thể, trong tế bào cá thể B chỉ có 1 nhiễm sắc thể ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể
một nhiễm. B. tam bội.
C. đa bội lẻ. D. đơn bội lệch
Câu 12: Gen là một đoạn ADN
A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử protein.
B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipeptit hay ARN.
C. Mang thông tin di truyền.
D.Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
Câu 13: Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
B. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.
C. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.
D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
Câu 14: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã.
D. tự sao, tổng hợp ARN.
Câu 15: Quá trình phiên mã tạo ra
tARN. B. mARN.
C. rARN. D. tARNm, mARN, Rarn
Câu 16: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là
A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển.
C. ARN ribôxôm. D. SiARN
Câu 17: Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch
A. 3, - 5
B. 5, - 3
C. mẹ được tổng hợp liên tục
D.mẹ được tổng hợp gián đoạn
Câu 18: Các protein được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
A. bắt đầu bằng axitfoocmin- Met.
B. bắt đầu bằng axitamin Met (met- tARN).
C. kết thúc bằng Met.
D. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN.
Câu 19: Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là
ribôxôm. B. tARN.
C. ADN. D. mARN.
Câu 20: Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà.
B. cơ chế điều hoà ức chế.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng.
D. cơ chế điều hoà.

Cám ơn các học viên tham gia thi đua sôi nổi!
Hẹn gặp lại các em trong tuần tới môn Vật Lý

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)