Trinh chieu luan van thac si

Chia sẻ bởi Lê Văn Trung | Ngày 09/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: trinh chieu luan van thac si thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Vinh
Lê văn trung

đặc điểm ngôn ngữ thơ Huy cận trong lửa thiêng và vũ trụ ca

chuyên ngành: ngôn ngữ học
mã số: 60.22.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOàNG TRọNG CANH

Vinh - 2009
Mở đầu
Lý do chọn đề tài

Chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ các lý do sau:
Việc tìm hiểu ngôn ngữ của một tác giả trong một giai đoạn nhất định là một hướng đi vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính liên ngành hiện nay.
Việc nghiên cứu thơ Huy Cận từ góc độ ngôn ngữ lâu nay chưa được quan tâm thoả đáng.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca trong hoạt động hành chức của nó.
Giúp cho việc giảng dạy các tác phẩm của Huy Cận được tốt hơn.


Đóng góp mới của luận văn
Với luận văn này chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói nhằm làm sáng tỏ hơn phong cách ngôn ngữ của tác giả Huy Cận. Đặc biệt, luận văn đã góp thêm một công trình nghiên cứu về thơ Huy Cận ở góc độ ngôn ngữ, nhằm làm phong phú thêm cho kết quả nghiên cứu từ xưa đến nay về tác giả này.
Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương
Chương 1. Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2. Đặc điểm về ngữ âm, thể thơ, và cách tổ chức bài thơ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
Chương 3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ nổi bật trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca.

Chương 1
nh?ng vấn đề chung liên quan đến đề tài
1.1. Về khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ
1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ thơ
1.1.4. Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa
1.2. Huy Cận - cuộc đời và thơ văn
1.2.1. Cuộc đời Huy Cận
1.2.2. Quá trình sáng tác
1.2.3. Một số đặc điểm thơ Huy Cận
1.2.4. Tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca
1.3. Tiểu kết chương 1
Trên đây chúng tôi đã trình bày một số vấn đề liên quan góp phần định hướng cho việc triển khai đề tài.


Chương 2
đặc đIểM Về THể THƠ, Về NG? ÂM
Và CáCH Tổ CHứC BàI THƠ TRONG
LửA THIÊNG Và Vũ TRụ CA

2.1. Đặc điểm về các thể thơ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
2.1.1. Thơ 5 chữ
2.1.2. Thơ lục bát
2.1.3. Thơ 7, 8 chữ
2.1.4. Thơ tự do
2.1.4. Nhận xét
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca, Huy Cận sáng tác theo nhiều thể thơ khác nhau: Thơ 4 chữ, 5 chữ, lục bát, thơ 7 chữ, 8 chữ, thơ tự do.Tuy nhiên những thể thơ được ông sáng tác nhiều nhất là thơ lục bát và thơ 7,8 chữ.


2.2. Đặc điểm về ngữ âm trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
2.2.1. Âm điệu
2.2.2. Vần điệu
2.2.2.1. Vần trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca xét ở vị trí gieo vần
2.2.2.2. Vần trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca xét ở mức độ hòa âm
2.2.3. Nhịp điệu trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
2.2.4. Nhận xét
Trên phương diện ngữ âm dù ở thể nào thơ Huy Cận cũng đảm bảo được những đặc trưng cơ bản. Âm điệu thơ lúc nhẹ nhàng dìu dặt, lúc sâu lắng ngọt ngào, giọng thơ khi thủ thỉ tâm tình, khi rắn rỏi khoẻ mạnh. Điều này tạo ra nét đặc sắc cho thơ Huy Cận.


2.3. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca

2.3.1. Đặc điểm về tiêu đề
2.3.2. Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
2.3.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
2.3.4. Một số kiểu mở đầu và kết thúc bài thơ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
2.3.4.1. Mở đầu
2.3.4.2. Kết thúc
2.3.5. Nhận xét
Cách tổ chức bài thơ của Huy Cận cũng hết sức đa dạng và linh hoạt. Bài thơ, đoạn thơ, câu thơ luôn được viết ra theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Tiêu đề dễ hiểu, dễ cảm và sát với nội dung của từng bài thơ.
2.4 Tiểu kết
Trên đây, chúng tôi đã đi vào nội dung chính của đề tài như tìm hiểu đặc điểm về các thể thơ , về ngữ âm, về cách tổ chức bài thơ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca. Từ những đặc điểm đó có thể thấy được nét đặc sắc riêng trong thơ Huy Cận.

Chương 3
Từ ngữ và các biện pháp tu từ nổi bật Trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca

3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa các lớp từ

3.1.1. Lớp từ chỉ thiên nhiên
3.1.2. Lớp từ ngữ chỉ không gian
3.1.3. Lớp từ chỉ thời gian
3.1.4. Lớp từ ngữ chỉ tâm trạng
3.1.5. Nhận xét
Thơ Huy Cận lựa chọn và sử dụng các lớp từ chỉ thiên nhiên, lớp từ chỉ không gian, lớp từ chỉ thời gian, lớp từ chỉ tâm trạng với số lượng, tần số cao và chúng trở thành chất liệu biểu đạt hiệu quả nghệ thuật. Vai trò, hiệu quả của các lớp từ này là đã thể hiện được một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Huy Cận. Lớp từ chỉ thiên nhiên, không gian, thời gian trong thơ ông đã thực sự làm nên một nét đặc sắc riêng trong thơ Huy Cận.

3.2. Một số biện pháp tu từ nổi bật trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
3.2.1. Biện pháp nhân hoá
3.2.2. Biện pháp so sánh
3.2.3. Biện pháp điệp ngữ
3.2.4. Nhận xét
Thơ Huy Cận cũng đã sử dụng khá thành công các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, điệp ngữ. Chính những biện pháp tu từ nghệ thuật đó đã góp phần không nhỏ làm nổi bật đặc điểm ngôn ngữ thơ Huy Cận: tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tươi trẻ và trong sáng.


3.3. Các kết hợp từ bất ngờ trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca
3.3.1. Đảo trật tự thông thường của từ nhằm gây sự chú ý
Trong hai tập thơ này của Huy Cận có những từ ngữ mà trật tự giữa các yếu tố có sự đảo ngược so với mô hình cú pháp thông thường của tiếng Việt. "Tan rã" được gọi là "rã tan", "mênh mông" thì được gọi là "mông mênh", "đầu xanh" được thay bằng "xanh đầu", "đau lòng" thì gọi là "lòng đau", "thức tỉnh" được thay bằng "tỉnh thức". Các từ hoe tròn, còng vai mạnh, suối khơi nguồn, búp tơ măng, thanh thiên, vàng tơ. đều có cấu trúc đảo ngược như thế.

3.3.2. Các kết hợp từ độc đáo.
Đọc Lửa thiêng và Vũ trụ ca của Huy Cận chúng ta không thể quên được những ấn tượng kỳ lạ do các kết hợp từ độc đáo đưa lại. Người ta gọi cao chót vót còn Huy Cận thì gọi là sâu chót vót, người ta gọi chiều tàn, chiều buông, chiều xuống, chiều buồn, Huy Cận lại gọi chiều tê cúi đầu, chiều thịnh trị, chiều mồ côi, chiều tận thế. Chính những cách kết hợp từ độc đáo ấy đã khiến người đọc phải dừng lại để ngẫm nghĩ, để thưởng thức cái thú vị trong nghệ thuật ngôn từ của thi sĩ


3.4. Tiểu kết
Hệ thống các lớp từ, các biện pháp tu từ nổi bật, cùng các kết hợp từ độc đáo trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca đã góp phần làm nên một nét đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận.

KếT LUậN
Chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Trong quá trình sáng tác của mình, Huy Cận sử dụng khá nhiều thể thơ song nhìn chung tác giả chủ yếu lựa chọn sáng tác bằng các thể thơ như: thơ 7, 8 chữ, thơ lục bát và một số bài thơ thuộc thể thơ khác. Điều đặc biệt là dù ở thể thơ nào thì thơ ông cũng được viết ra một cách công phu, có tìm tòi và sáng tạo thể hiện được phong cách riêng của Huy Cận.
2. Nhịp điệu trong thơ Huy Cận khá đa dạng và linh hoạt cùng với cách gieo vần phong phú gồm vần chính, vần thông, vần ép, vần chân, vần lưng, vần liền, vần ôm, vần gián cách. Chính cách gieo vần và tạo nhịp cùng với những đặc trưng về nguyên âm, phụ âm ,thanh điệu đã tạo nên tính nhạc trong thơ. Vì vậy thơ Huy Cận khi thì mang tính chất tự sự tâm tình, kể lể, khi mượt mà du dương, êm ái như những khúc dân ca sâu lắng ân tình.

3. Cách tổ chức bài thơ của Huy Cận cũng mang những đặc điểm riêng linh hoạt và đa dạng; bài thơ, đoạn thơ, câu thơ không bị hạn chế bởi số câu chữ mà nó luôn theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Tiêu đề của các bài thơ dễ hiểu, dễ cảm, sát với nội dung từng bài thơ.
4. Vai trò, hiệu quả của các lớp từ chỉ thiên nhiên, lớp từ chỉ không gian, thời gian trong thơ ông đã thực sự làm nên một nét đặc sắc riêng trong thơ Huy Cận . Thơ ông phản ánh tâm tư tình cảm trĩu buồn của cả một thế hệ người Việt Nam trước Cách mạng. Đó là một hệ từ ngữ được chắt lọc, lựa chọn kỹ càng gắn với hệ thống ngữ nghĩa mang đậm dấu vết nội tâm, thể hiện một quan niệm, một khuynh hướng cảm hứng và một phong cách thơ. Cùng với nó là những kết hợp từ độc đáo nghịch dị đã đem lại cho ngôn ngữ thơ Huy Cận một diện mạo riêng.

5. Thơ Huy Cận cũng đã sử dụng khá thành công các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, điệp ngữ. Chính những biện pháp tu từ nghệ thuật đó đã góp phần không nhỏ làm nổi bật đặc điểm ngôn ngữ thơ Huy Cận: tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tươi trẻ và trong sáng.
6. Thơ Huy Cận trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca mang sắc thái phong cách riêng, góp tiếng nói riêng hoà vào phong cách thơ của phong trào Thơ mới nói chung. Cách sử dụng các thể thơ, các lớp từ, các biện pháp tu từ của Huy Cận đều có những nét riêng, nét độc đáo đặc sắc. Thơ Huy Cận với phong cách riêng rất dễ nhận ra trong muôn vàn tiếng thơ thời Thơ mới như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên.
xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)