Trình bày những nội dung chính trong hình thái ý thức xã hội

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Trình bày những nội dung chính trong hình thái ý thức xã hội thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Câu 5. Trình bày những nội dung chính trong hình thái ý thức xã hội.

I. Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của nó.
- Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống...của cộng đồng xã hội, là kết quả của sự phản ánh tồn tại xã hội nhất định.
- Kết cấu:
Cấu trúc của ý thức xã hội được tiếp cận góc độ khác nhau:
a. Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
Ý thức xã hội thông thường:
Là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn của hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa.
Đặc điểm: Phản ánh trực tiếp sinh hoạt hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Là tiền đề hình thành lý thuyết khoa học.
Ví dụ: Gần tết một số bộ phận mua vé tàu lo lắng; năm 2011 ở TP.HCM tuyển sinh vào lớp 1 một bộ phận lo lắng việc đăng ký cho con mình được học gần nhà.

Ý thức lý luận:
Là những tư tưởng, quan điểm đã được khái quát hóa, hệ thống hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Đặc điểm: phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác bản chất của sự vật hiện tượng.

b. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
Tâm lý xã hội: bao gồm toàn bộ tình cảm, thói quen, ước muốn, tập quán … của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội, hình thành trực tiếp trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ: tâm lý trọng nam khinh nữ, tập quán kỉ niệm ngày cưới, lì xì tết, trồng cây nêu …
Hệ tư tưởng: Gồm hệ thống những quan điểm tư tưởng, những học thuyết lý luận về kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật... phản ánh, bảo vệ lợi ích cho một giai cấp, một tầng lớp nhất định và được truyền bá trong xã hội.
Hệ tư tưởng có (hệ tư tương khoa học và hệ tư tưởng không khoa học) . Cho ví dụ?

2. Tính giai cấp của ý thức xã hội
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội của mỗi giai cấp là sự phản ánh lợi ích, địa vị xã hội và những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp đó.
Trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội có tính gia cấp, tức là mỗi giai cấp có ý thức riêng của mình. Ý thức của giai cấp thống trị là ý thức thống trị.
Các cá nhân trong các giai cấp khác nhau thì ý thức cũng khác nhau. Ví dụ ?
3. Ý thức dân tộc
- Do sự khác nhau về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá và truyền thống dân tộc. Nên mỗi dân tộc có một ý thức riêng.
- Trong xã hội có giai cấp thì ý thức dân tộc và ý thức giai cấp có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại nhau.
+ Khi giai cấp thống trị ở thời kỳ tiến bộ thì ý thức giai cấp của họ phản ảnh, bảo vệ lợi ích cho các giai cấp, cho cả dân tộc.
+ Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, lỗi thời thì ý thức giai cấp của họ thường mâu thuẫn thậm chí trở thành phản dân tộc.
4. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và sự tác động trở lại của nó đối với tồn tại xã hội
a. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Một là, sự biến đổi của xã hội diễn ra quá nhanh, ý thức xã hội không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu.
Hai là, trong lĩnh vực tâm lý xã hội, những thói quen, tập quán, truyền thống … đã được tạo ra trong hàng thế kỷ, nó có sức ỳ ghê gớm không thể ngay một lúc có thể thay đổi được.
Ba là, xuất phát từ lợi ích giai cấp, các giai cấp hay tập đoàn người phản tiến bộ tìm cách lưu giữ, truyền bá những tư tưởng cũ, lạc hậu nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp và chống lại các lực lượng tiến bộ xã hội.
Vì ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội, nên trong quá trình xây dựng xã hội mới giai cấp cách mạng phải tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh xóa bỏ những tàn dư tư tưởng cũ, lạc hậu, đồng thời kế thừa tư tưởng tốt đẹp, phù hợp với thực tiễn.

b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)