Trình bày hai nguyên lý tổng quát của phép biện chứng duy vật.

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Trình bày hai nguyên lý tổng quát của phép biện chứng duy vật. thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Trình bày hai nguyên lý tổng quát của phép biện chứng duy vật.

1 . Hai nguyên lý tổng quátcủa phép biện chứng duy vật
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ phổ biến
- CNDT: thừa nhận có mối liên hệ phổ biến, nhưng do thần linh thượng đế, “ý niệm tuyệt đối” sinh ra.
- Triết học duy vật siêu hình: không thừa nhận mối liên hệ phổ biến, họ cho sự vật, hiện tượng tồn tại một cách cô lập, tách rời nhau
- Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối liên hệ phổ biến
- Triết học Mác-Lênin cho rằng: Thế giới thống nhất với nhau ở tính vật chất nên giữa chúng tất yếu phải có mối liên hệ chằng chịt với nhau. Mối liên hệ có nhiều thuộc tính.
- Cần phân biệt khái niệm mối liên hệ và quan hệ.
+ Quan hệ là một phạm trù lôgic, nó khái quát phương thức tồn tại và phương thức nhận thức của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
+ Liên hệ là một quan hệ đặc biệt, trong đó sự ra đời, tồn tại, vận động phát triển và chuyển hoá của cái này là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời, tồn tại, vận động, phát triển và chuyển hoá của cái khác.
- Đặc trưng của mối liên hệ phổ biến:
+ Tạo nên cấu trúc tuyệt đối cho sự ra đời và tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
+ Có mặt trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Tính đa dạng, phong phú và nhiều vẻ
- Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xây dựng cho mình quan điểm toàn diện, quan lịch sử cụ thể. Đồng thời, Chống quan điểm phiến diện, quan điểm nguỵ biện, quan điểm triết trung.

* Quan điểm toàn diện
Đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó.
Nhìn nhận sự vật một cách khách quan một cách khách quan, đầy đủ kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.
Đồng thời quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý vào mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên.
Trong hoạt động thực tiễn theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta không những phải chú ý tới mối liên hệ nội tại của nó mà phải chú ý mối liên hệ sự vật ấy với sự vật khác.
* Quan điểm lịch sử, cụ thể:
Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú. Sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau nên trong hạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Chống quan điểm phiến diện: xem xét qua loa
- Chống quan điểm nguỵ biện: lấy cái không bản chất của sự vật hiện tượng biện minh cho khuynh hướng nào đó.
- Chống quan điểm triết trung: xem các mối liên hệ có vị trí, ý nghĩa như nhau.

Sự vận dụng nguyên lý MLHPB vào đường cách mạng của Đảng
Phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em, cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình. Thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

b. Nguyên lý về sự phát triển
Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau đối lập nhau. Đó là quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình:
Quan điểm siêu hình: xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật. sự thay đổi ấy cũng diễn ra theo một vòng khép kín.

- Khái niệm
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Khái niệm phát triển không bao quát mọi vận động nói chung. Nó là một trường hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình tồn tại, vận động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)