Triều đại nhà Nguyễn
Chia sẻ bởi Trần Cảnh Huy |
Ngày 10/05/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: Triều đại nhà Nguyễn thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Nguồn: Internet
Nhạc: Right Samadhi – Chinmaya Dunster
Thực hiện PPS: Trần Lê Túy-Phượng
Click
chuột
VIỆT NAM
(5)
Triều Đại Nhà Nguyễn
Sơ đồ kinh thành Huế
Thời vua chúa lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xãy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.
Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh dấu giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của mình. Thí dụ người ta nói "Tự Ðức năm thứ 2", "Minh Mạng năm thứ 6", .... (thay vì năm 1848, năm 1825, ...) Với cách ghi thời gian kiểu nầy thì có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau, nếu không giỏi sử học.
Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đã chết. Khi một ông vua mất, ông vua sau lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh người quá cố. Ví dụ, miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, miếu hiệu vua Minh Mạng là Thánh Tổ.
Dĩ nhiên có nhiều ông vua không có miếu hiệu.
Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ tên húy của vua Minh Mạng là Ðảm (Nguyễn Phúc Ðảm), tên húy của vua Tự Ðức là Hồng Nhậm (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Xưa người mình thường hay kỵ húy, kiêng, tránh không nhắc đến tên.
Ngoài những tên nầy, các vua còn có thể có nhiều chức tước khác nhau !
Vua Gia Long (1802-1820)
người thành lập Triều đại nhà Nguyễn
Năm sanh, năm mất: 1762-1820
Giai đoạn trị vì: 1802-1820
Niên hiệu: Gia Long
Miếu hiệu: Thế Tổ Cao Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Ánh
Trắp đựng Kim Sách của vua Gia Long
Mỗi vị vua triều Nguyễn đều có một Kim Sách giống như thế.
Ở Việt Nam, thư tịch cổ chỉ thấy nói tới Kim Sách (loại sách làm bằng vàng, bạc) từ thế kỷ 15, đặc biệt thịnh hành trong triều đình Lê-Trịnh (1592 – 1786) và nửa đầu triều Nguyễn. Quy cách về Kim Sách rất nghiêm ngặt, sách dành cho vua chúa gồm 6 trang, đóng bằng 4 khuyên vàng và thường ban tặng cùng với Kim Ấn.
Gia Long là ông vua sáng lập ra triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thường gọi là Nguyễn Ánh ( 阮福映; 1762–1820), lên ngôi ngày 1 tháng 6 âm lịch năm 1802, đặt niên hiệu là Gia Long (嘉隆).
Nguyễn Ánh là con thứ ba thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn, cháu nội của Võ Vương Nguyễn Phúc Hoạt, sinh ngày 15-1 năm Nhâm Ngọ (8-2-1762). Lúc còn tuổi thơ ấu, ông rất được Chúa Nguyễn Phúc Thuần thương yêu, nên được ở trong học đường Vương phủ. Vào tuổi thiếu niên, ông đã tỏ ra là người khôn ngoan có khả năng lập nghiệp lớn.
Năm 1777 khi Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, cùng với cháu là Hoàng thân Nguyễn Phúc Đồng (con Nguyễn Phúc Luân - anh Phúc Ánh) và Tống Phước Thuận, Nguyễn Doanh Khoảng bị Vua Tây Sơn Nguyễn Huệ bắt tại Long Xuyên và đem về Sài Gòn giết, thì chỉ có một mình Hoàng thân Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn. Ông chạy ra đảo Thổ Chu (trấn Hà Tiên) và từ đó mọi quyền hành quốc sự của các chúa Nguyễn do ông thống lĩnh.
Năm 1778, khi 16 tuổi ông được ba quân suy tôn lên làm nguyên soái nhiếp chính quốc và khởi binh chiếm lại Gia Định. Trong 24 năm, được sự giúp đỡ của dân chúng miền Nam, Nguyễn Ánh đã cùng với các tướng lĩnh vượt qua mọi gian nguy, bao phen vào sinh ra tử, bền bĩ chống lại nhà Tây Sơn.
Cuối cùng, nhờ có các mâu thuẫn nội bộ của nhà Tây Sơn và sự hậu thuẩn của quân Pháp về sau (ông nhờ Bá Đa Lộc cầu viện) ông đã khôi phục lại xứ Đàng Trong của các Tiên Chúa. Năm 1801 ông tiến quân ra Bắc Hà, đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn; năm 1802 lập nên nước Việt Nam như ngày nay.
Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế. Vua có 31 người con (13 con trai và 18 con gái).
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (1762-1814)
(Mẹ Thái Tử Cảnh)
Tên húy: Tống Thị Lan
Bà là con gái thứ ba của Qui Quốc Công Tống Phước Khuông, mẹ họ Lê. Bà là người nhân hậu, cần kiệm, biết thương yêu tất cả mọi người. Bà thận trọng lễ phép, cư xử đúng theo lễ nghi nên được vua Gia Long rất sủng ái. Vua Gia Long cưới bà lúc ông được 18 tuổi.
Bà là mẹ của Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh. Bà hạ sinh được hai thái tử với vua Gia Long: Nguyễn Phúc Chiểu (mất lúc mới sinh được vài ngày) và Nguyễn Phúc Cảnh.
Bà được được lập làm Hoàng Hậu năm Bính Dần (1806). Tháng 6 năm Canh Thìn (1820) tôn thụy là: “Thừa Thiên Tá Thánh Hậu Đức Từ Nhân Giản Cung Tề Hiếu Dục Chính Thuận Nguyên Cao Hoàng Hậu”.
Sau khi mất, bà được an táng trong Lăng Thiên Thụ cùng vua Gia Long.
Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (1769 – 1846)
(Mẹ vua Minh Mạng)
Tên húy: Trần Thị Đang, Kính
Bà là con gái của Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt, mẹ họ Lê. Bà là người cần kiệm, hiền từ, thông thuộc kinh sử, tính lại khiêm cung thường hay lo nghĩ đến dân. Bà luôn luôn nghĩ đến việc nước, khuyên con nhủ cháu mà ít khi nghĩ đến mình.
Năm Tân Tỵ (1821) bà được tấn tôn làm Hoàng Thái Hậu.
Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị dâng tôn hiệu là: Nhân Tuyên Từ Khánh Thái Hoàng Thái Hậu.
Năm Quý Mão (1843) nhân trong cung gặp việc tốt là "ngũ đại đồng đường”, vua Thiệu Trị dâng Kim sách tấn tôn là: “Thánh Mẫu Nhân Tuyên Từ Khánh Phúc Thọ Khang Ninh Thái Hoàng Thái Hậu”.
Bà mất ngày 18 tháng 9 năm Bính Ngọ (6-11-1846), thọ 76 tuổi. Vua Thiệu Trị dâng tôn thụy là: “Thuận Thiên Hưng Thánh Quang Dũ Hóa Cơ Nhân Tuyên Từ Khánh Đức Trạch Nguyên Công Cao Hoàng Hậu”.
Bà được an táng tại Lăng Thiên Thụ hữu sau khi mất.
Lăng vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
Vua Minh Mạng
(1820-1840)
Năm sanh, năm mất: 1791-1840
Giai đoạn trị vì: 1820-1840
Niên hiệu: Minh Mạng
Miếu hiệu: Thánh Tổ Nhân Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Kiểu, Nguyễn Phúc Ðảm
Nguyễn Phúc Đảm là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5, 1791 tại làng Tân Lộc, gần Sài Gòn, giữa cuộc Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1787-1802).
Con thứ hai của Gia Long là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh mất sớm năm 1801. Do thái tử Cảnh và người con chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình (con Cảnh) làm người thừa kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình.
Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng vua Gia Long vẫn quyết chọn Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị. Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng Thái Tử và từ đó sống ở điện Thanh Hoà để quen với việc trị nước.
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế - là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (阮福膽), còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu (阮福晈), là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn.
Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội Các và Cơ Mật Viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức Tổng Trấn Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, ở
miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.
Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài.
Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh.
Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả.
Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo.
Thụy hiệu do vua con Thiệu Trị đặt cho ông là:
Thể Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Vũ Minh Đoán Sáng Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân Hoàng Đế (體天昌運至孝淳德文武明斷創述大成厚宅豐功仁皇帝).
Hoàng Hậu của ông là bà Hồ Thị Hoa – Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu
Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, quê Thủ Đức - Gia Định.
(Thủ Đức – Sài Gòn)
Tên húy: Hồ Thị Hoa.
Hồ Thị Hoa là con gái Phước Quốc Công Hồ Văn Bôi, quê Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay thuộc quận Thủ Đức, Sài Gòn.
Năm Bính Dần 1806, mới 15 tuổi, bà được tuyển vào cung và sau trở thành chánh hậu của vua Minh Mạng (明命; 1820-1841), duệ hiệu của bà là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu.
Vì kiêng húy tên bà, nên chữ Hoa thường đọc trại là Ba hoặc Huê, Bông. Như cầu Hoa gọi là cầu Bông, chợ Đông Hoa ở Huế, đọc trạnh là Đông Ba. Con bà là Nguyễn Phúc Dung (Miên Tông) được lập Thái tử, về sau nối ngôi Minh Mạng, tức vua Thiệu Trị (紹治; 1807-1847).
Bà Hồ Thị Hoa, sinh ngày 6/6/1791 (năm Tân Hợi), mất ngày 8/7/1867 (năm Đinh Mão). Sau khi mất, bà có miếu hiệu là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Lăng bà được xây dựng vào năm 1840, nằm trong khuôn viên lăng Thiệu Trị, xã Thuỷ Bằng; huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Năm 1823, Minh Mạng làm bài Đế Hệ Thi và 10 bài Phiên Hệ Thi để quy định các chữ lót đặt tên cho con cháu các thế hệ sau. Bài Đế Hệ Thi gồm 20 chữ, dùng làm chữ lót tên cho mỗi thế hệ từ vua Minh Mạng trở về sau:
MIÊN HỒNG ƯNG BỬU VĨNH
BẢO QUÝ ĐỊNH LONG TRƯỜNG
HIỀN NĂNG KHAM KẾ THUẬT
THẾ THỤY QUỐC GIA XƯƠNG
MIÊN: Trường cửu phước duyên trên hết
* HỒNG: Oai hùng đúc kết thế gia
* ƯNG: Nên danh xây dựng sơn hà
* BỬU: Bối báu lợi tha quần chúng
* VĨNH: Bền chí hùng anh ca tụng
* BẢO: Ôm lòng khí dũng bình sanh
* QUÝ: Cao sanh vinh hạnh công thành
* ĐỊNH: Tiên quyết thi hành oanh liệt
* LONG: Vương tướng rồng tiên nối nghiệp
* TRƯỜNG: Vĩnh cửu nối tiếp giống nòi
* HIỀN: Tài đức phúc ấm sáng soi
* NĂNG: Gương nơi khuôn phép bờ cõi
* KHAM: Đảm đương mọi cơ cấu giỏi
* KẾ: Hoạch sách mây khói cân phân
* THUẬT: Biên chép lời đúng ý dân
* THẾ: Mãi thọ cận thân gia tộc
* THỤY: Ngọc quý tha hồ phước lộc
* QUỐC: Dân phục nằm gốc giang san
* GIA: Muôn nhà Nguyễn vẫn huy hoàng
* XƯƠNG: Phồn thịnh bình an thiên hạ
Bài Đế Hệ Thi được khắc trong một cuốn sách bằng vàng (kim sách), cất trong hòm vàng (kim quỹ) để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bài Phiên Hệ Thi cũng được khắc trong các cuốn sách bằng bạc.
Tuy nhiên, chưa dừng lại đó, đi kèm với mỗi chữ trong bài Đế Hệ Thi là một bộ:
Miên (miên) Hồng (nhân) Ưng (thị) Bửu (sơn) Vĩnh (ngọc )
Bảo (phụ) Quý (nhân) Định (ngôn) Long (thủ) Trường (hòa)
Hiền (bối) Năng (lực) Kham (thủ) Kế (ngôn) Thuật (tâm)
Thế (ngọc) Thoại (thạch) Quốc (đại) Gia (hòa) Xương (tiểu)
Tên đặt cho các hoàng tử lúc chưa làm vua bắt buộc phải dùng một chữ có bộ đó, ví dụ:
* Vua Thiệu Trị, có chữ lót là Miên, và tên là Tông (thuộc bộ miên), và tất cả các anh em của vua Thiệu Trị cũng đều phải có tên có chữ bộ Miên cả (tuy nhiên con của các vị hoàng tử này phải đặt tên không được có bộ nhân, trừ con vua Thiệu Trị)
* Vua Tự Đức có chữ lót là Hồng, và tên là Nhậm (thuộc bộ nhân)
* Vua Tự Đức không có con, nên lấy cháu lên làm vua, người cháu này tên là Ưng Cái, chữ lót thì đúng, nhưng tên không có bộ thị, không phải dòng họ chính của vua, nên để được làm thái tử, ông được đổi tên thành Ưng Chân, chữ Chân này có bộ thị.
Minh Mạng mong muốn dòng họ Nguyễn Phúc (hay Nguyễn Phước) sẽ truyền nối 20 đời, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh - đời thứ 5. Từ Phúc Đảm tới Hồng Nhậm, sau đó các vua nối tiếp lại thuộc chi khác, thế hệ trước, nên 13 vua nhà Nguyễn vẫn chỉ thuộc 5 đời. Hai vua thuộc thế hệ thứ 5 là vua thứ 11 Vĩnh San (Duy Tân) và vua thứ 13 Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại).
Ấn của vua Minh Mạng
Cổng vào Lăng Minh Mạng
Toàn cảnh Lăng Minh Mạng
Vua Thiệu Trị
(1841-1847)
Năm sanh, năm mất: 1807-1847
Giai đoạn trị vì: 1841-1847
Niên hiệu: Thiệu Trị
Miếu hiệu: Hiến Tổ Chương Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Tuyền, Nguyễn Phúc Miên Tông
Hoàng đế Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治; sinh ngày 16 tháng 6, 1807 – mất ngày 4 tháng 10, 1847), Nguyễn Hiến Tổ Chương Hoàng Đế là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Thụy hiệu của ông là Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng Đế (紹天隆運至善淳孝寬明睿斷文治武功聖哲章皇帝).
Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền (阮福暶) và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại ấp Xuân Lộc, phía Đông kinh thành Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.
Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu tức 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.
Sử sách nói vua Thiệu Trị là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Vả chăng, mọi định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của tiên đế, không có sự cải cách, thay đổi gì mới. Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp ra sức giúp rập.
Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh Trong Mưa) và Phước Viên Văn Hội Lương Dạ Mạn Ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả 2 bài không trình bày theo lối thường mà viết thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có 1 số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú, nhìn vào như một “trận đồ bát quái”, vua có chỉ cách đọc và đố là kiếm ra 64 bài thơ trong đó nhưng tới nay chưa ai tìm ra được.
Thiệu Trị qua đời ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 10 năm 1847, hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiến Tổ. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của ông là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Vua Thiệu Trị có 64 người con, gồm 29 hoàng tử và 35 công chúa. Hoàng Hậu của ông là Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu Phạm Thị Hằng
Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu
(Thái hậu Từ Dũ, 1810-1902)
Tên húy: Phạm Thị Hằng
Bà là vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Bà nổi tiếng là người đức hạnh, biết yêu quí dân và giỏi nuôi dạy con cái.
Bà Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19 tháng 5 năm Canh Ngọ (1810) tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), làng Gò Công, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (sau thuộc tỉnh Gò Công, nay thuộc Tiền Giang). Bà là trưởng nữ của Quốc công Phạm Đăng Hưng và bà Phạm Thị Vị. Ngay từ thưở nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, hiếu thuận, ham đọc sách.
Bà mất ngày mùng 5 tháng 4 năm Nhâm Dần (tức 12 tháng 5 năm 1902), thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thành, Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương Hoàng Hậu, gọi tắt là Từ Dụ Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu.
Lăng vua Thiệu Trị
Vua Tự Ðức
(1847-1883)
Năm sanh, năm mất: 1829 -1883
Giai đoạn trị vì: 1847-1883
Niên hiệu: Tự Ðức
Miếu hiệu: Dực Tông Anh Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Thì, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), còn có tên Nguyễn Phúc Thì (阮福蒔), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến năm 1883. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn.
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm là con thứ của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu, tức 22 tháng 9 năm 1829. Ông lên ngôi vào tháng 10 năm Đinh Mùi 1847 theo di chiếu của vua cha Thiệu Trị. Lấy niên hiệu là Tự Đức. Bấy giờ ông mới có 19 tuổi, nhưng học hành đã thông thái.
Ðời vua Tự Ðức có rất nhiều loạn lạc (giặc cờ Ðen, cờ Vàng, cờ Trắng, nội loạn, phò Lê diệt Nguyễn v.v...) và cũng là giai đoạn đầu mà Pháp đánh Việt Nam.
Sau khi ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử vì mất thành, viên Khâm sai Pháp ở Huế, Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Nhiều người trong Triều đình nói rằng: "Nước ta trong còn Lưu Vĩnh Phúc, ngoài còn nước Tàu, lẽ nào bó tay mà chịu" nên từ chối.
Sau đó Triều đình cho người sang cầu cứu với nước Tàu. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây.
Quân Pháp thấy quân Tàu tràn qua biên giới nên cũng xua quân đánh. Ðại tá Henri Rivière bị quân cờ đen giết tại cầu Giấy. Ðúng lúc nầy thì vua Tự Ðức mất ngày 16 tháng 6 năm Quí Mùi (1883) trị vì 36 năm, thọ 55 tuổi.
Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu
Tên húy: Vỏ Thị
Bà là Hoàng Hậu của vua Tự Đức, là con của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cẩn.
Lăng của Hoàng Hậu hiệu Khiêm Thọ Lăng, bên phía tả Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên.
Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa nên không có con.
Ông nhận 3 người cháu làm con nuôi:
Hoàng Trưởng Tử Ưng Chân, tức vua Dục Đức
Hoàng Tử Ưng Kỷ, tức vua Đồng Khánh
Hoàng Tử Ưng Đăng, tức vua Kiến Phúc
Các Phi tần của vua Tự Đức.
Những người này sống đến đầu thế kỷ XX.
(Ảnh của BAVH)
Lăng Tự Đức
Vua Dục Ðức
Năm sanh, năm mất: 1853-1883
Giai đoạn trị vì: 1883
Niên hiệu: Dục Ðức
Miếu hiệu: Công Tông Huệ Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Ưng Chân
Vua Hiệp Hoà
Năm sanh, năm mất: 1847-1883
Giai đoạn trị vì: 1883
Niên hiệu: Hiệp Hoà
Tên Húy: Nguyễn Phúc Thăng, Nguyễn Phúc Hường Dật
Vua Kiến Phúc
Năm sanh, năm mất: 1869-1884
Giai đoạn trị vì: 1884
Niên hiệu: Kiến Phúc
Miếu hiệu: Giảng Tông Nghị Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Hạo, Nguyễn Phúc Ưng Ðăng
Vua Hàm Nghi
(1884-1885)
Năm sanh, năm mất: 1871-1943
Giai đoạn trị vì: 1884-1885
Niên hiệu: Hàm Nghi
Tên Húy: Nguyễn Phúc Minh, Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi năm 1884 - chưa đầy 14 tuổi - lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Nhưng chỉ một năm sau đã rời bỏ ngai vàng chạy ra Tân Sở lãnh đạo Phong trào Cần Vương chống lại thực dân Pháp.
Sau hơn ba năm nằm gai nếm mật trên các chiến khu tại vùng sơn cước các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, nhà vua bị Pháp bắt rồi đày sang Algérie năm 1888, lúc đó mới 18 tuổi. Nhà vua từ trần ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Ngọ, tức là ngày 4 tháng 1 năm 1944 tại Alger sau 55 năm sống cuộc đời lưu đày, không hề được gặp lại bất cứ một người bà con họ hàng thân thích nào.
Khi đến Algérie, Vua Hàm Nghi là một nhà cách mạng, một thanh niên 18 tuổi không hề biết mảy may gì về nền văn hoá xứ người, tuy nhiên khi từ giã cõi đời thì ông là một người nghệ sĩ đa tài với một kiến thức chẳng kém gì những bậc thượng lưu trí thức của nước Pháp.
Dù đã bị truất ngôi nhưng trong suốt 55 năm sống cuộc đời lưu đày ông luôn luôn giữ phong cách của một bậc quân vương bởi ông không hề thoái vị.
Dù sống trên đất nước của kẻ thù nhưng ông vẫn luôn luôn chứng tỏ cho người Pháp thấy tinh thần bất khuất của ông, sự chống đối của ông, dù chỉ là một sự chống đối tiêu cực: dù rằng ông lấy vợ người Pháp, phải học nói tiếng Pháp và nền văn hoá của nước Pháp, nhưng trong suốt cuộc đời lưu đày, từ ngày đặt chân lên xứ Algérie cho đến ngày từ giã cõi đời, ông không hề thay đổi trang phục của quê hương ông, của dân tộc ông, đó là đầu tóc búi và cái khăn đóng đội trên đầu cùng cái áo dài đen cố hữu. Ông không hề thay đổi một loại y phục nào khác.
Không một người Việt Nam nào mà lại không khỏi yêu mến, kính trọng và tiếc thương cho một nhà vua ái quốc, một nghệ sĩ đa tài, bị thực dân Pháp lưu đày sang tận Phi châu cách đây đúng 130 năm.
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hoà" vượt đại dương đi Bắc Phi.
Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie, nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L`hôtel de la Régence (Toà nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số.
Ngày 24 tháng 1 năm 1889, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời nhà vua ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin thân mẫu là Bà Phan Thị Nhàn (vợ thứ của Kiên Thái Vương, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị) đã từ trần vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.
Trong mười tháng tiếp đó, cựu hoàng Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh.
Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất tốt.
Năm 1904, nhà vua kết hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884), con gái của ông Laloe, chánh án toà Thượng Thẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.
Vua Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có ba người con:
* Công chúa Như Mai sinh năm 1905
* Công chúa Như Lý sinh năm 1908
* Hoàng tử Minh Đức sinh năm 1910
Ngày 4 tháng 1 năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp.
Đám cưới vua Hàm Nghi và cô Marcelle Laloe ở thủ đô Alger
Vua Hàm Nghi và cô dâu
Marcelle Laloe
Vua Hàm Nghi, cô dâu, phù dâu, phù rể
Vua Hàm Nghi năm 64 tuổi với những tác phẩm điêu khắc của ông.
Hình chụp năm 1935, tài liệu của gia đình
Bia mộ vua Hàm Nghi
ở Sarlat
(Sarlat-la-Canéda),
Di ảnh vua Hàm Nghi
thờ tại lâu đài De la Nauche
Ảnh tài liệu của NĐX
Vua Ðồng Khánh
(1885-1889)
Năm sanh, năm mất: 1864-1889
Giai đoạn trị vì: 1885-1889
Niên hiệu: Ðồng Khánh
Miếu hiệu: Cảnh Tông Thuần Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông
Vua Đồng Khánh (1864–1889) là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn trị vì từ năm 1885 đến 1889.
Hiệu của ông là Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng Đế.
Đức Cảnh Tôn Thuần Hoàng Đế Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864. Tên húy của Đồng Khánh các tài liệu ghi rất mâu thuẫn, có nhắc tới những tên Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường.
Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865 Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm dạy bảo chăm sóc.
Khi đó vua Hàm Nghi đã thoát ly triều đình kéo cờ khởi nghĩa chống Pháp, Thống tướng de Courcy sai ông de Champeaux lên yết kiến Hoàng thái hậu Từ Dũ, mẹ đẻ của vua Tự Đức, để xin lập Ưng Kỷ lên làm vua. Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu, tức ngày 19 tháng 9 năm 1885, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ phải thân hành sang bên Khâm sứ Pháp làm lễ thụ phong, được tôn làm vua, lấy niên hiệu là Đồng Khánh.
Đồng Khánh là ông vua không chống Pháp. Sách của Trần Trọng Kim viết: "Vua Đồng Khánh tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp."
Khi đó vua Hàm Nghi đang ở vùng Quảng Bình, quân Pháp đang tấn công về vùng đó. Vua Đồng Khánh đích thân ra tận Quảng Bình để chiêu dụ vua Hàm Nghi và các quan tùy tùng về hàng, hứa là sẽ cho cai trị 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng không thành công. Sau đó vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản. Hàm Nghi bị người Pháp bắt rồi bị đưa đi đầy ở Algérie.
Vua Đồng Khánh ở ngôi đươc ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Nhà vua được 25 tuổi.
Lăng của vua Đồng Khánh là Tư Lăng tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ tại Tả Tam Án ở Thế Miếu và Tả Tam Án điện Phụng Tiên trong Đại Nội kinh thành Huế.
Lưỡng Tôn Cung
Bà Thánh Cung là vợ thứ nhất của vua Đồng Khánh, húy là Nguyễn Thị Nhàn, con gái thứ hai của ông Nguyễn Hữu Độ, Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, Kinh Lược Sứ Bắc kỳ, là người có thế lực nhất trong triều đình lúc bấy giờ, và rất được người Pháp tín nhiệm. Đám cưới diễn ra vào tháng 2 năm 1886. Bà được phong ngay làm Hoàng Quí Phi (tức Hoàng Hậu), lãnh trách nhiệm tổng quản Lục Viện. Năm 1924 vua Khải Định đã làm lễ tấn tôn bà làm Khôn Nguyên Hoàng Thái Hậu. Rồi sau đó vua Bảo Đại lại làm lễ tấn gia tôn làm Khôn Nguyên Xương Đức Thái Hoàng Thái Hậu năm 1933. Bà mất tháng 11 năm 1935.
Bà Tiên Cung, người làng Trung Kiền, huyện Phú Lộc, mẹ ruột vua Khải Định, là vợ thứ hai của vua Đồng Khánh, mặc dầu bà là người đã gặp vua Đồng Khánh trước bà Thánh Cung. Bà húy Dương Thị Thục, là con gái của Phú Lộc Quận Công Dương Quang Hướng. Kể về thứ bậc thì thua bà Thánh Cung nhiều, nhưng lại có thế rất mạnh là có con trai trưởng làm vua. Năm 1886, bà mới chỉ được phong làm Ngũ giai Tiếp Dư; qua năm 1889, lên Tứ giai Hòa Tân, và mãi đến năm 1914, mới được vua Duy Tân phong làm Tam giai Nghi Tân trong một buổi lễ khá long trọng ở phủ Phụng Hóa. Sau khi lên ngôi, vua Khải Định tấn tôn bà làm Hoàng Thái Phi, rồi đến năm 1924 mới tấn tôn làm Khôn Nghi Hoàng Thái Hậu. Sau đó, vua Bảo Đại XE tấn gia tôn làm Khôn Nghi Xương Minh Thái Hoàng Thái Hậu năm 1933. Bà mất năm 1944.
Sau khi con trai làm vua (5/1916), hai bà mới trở lại cung cấm. Bà Thánh Cung ở tại cung Ninh Thọ (sau vua Khải Định đổi làm Diên Thọ), và bà Tiên Cung ở tại cung Trường Ninh (sau đổi làm Trường Sanh).
Trong triều đại nhà Nguyễn thời bấy giờ hai bà được mọi người gọi là Lưỡng Tôn Cung.
Khôn Nguyên Hoàng Thái Hậu
(thường được gọi là Đức Thánh Cung)
mẹ đích của vua Khải Định
Khôn Nghi Hòang Thái Hậu
(tục gọi Đức Tiên Cung), mẹ ruột vua Khải Định (bên trái) và Hoàng tử Vĩnh Thụy (bên phải, vua Bảo Đại sau này)
Lăng vua Đồng Khánh
Vua Thành Thái
(1889-1907)
Năm sanh, năm mất: 1879-1954
Giai đoạn trị vì: 1889-1907
Niên hiệu: Thành Thái
Miếu hiệu: Hoài Trạch Công Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Chiêu, Nguyễn Phúc Bửu Lân
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu (阮福昭). Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng Hậu (Phạm Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879.
Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phạm Đình Bình (làm quan Thượng Thư Bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam, Bửu Lân lại phải cùng mẹ lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.
Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh mất vì bệnh. Khi đó con vua Đồng Khánh mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của Khâm sứ Trung kỳ Pierre Paul Rheinart.
Ở tòa khâm sứ lúc này có ông Diệp Vǎn Cương đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy bà cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình thương hại vua Dục Đức, nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi.
Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của Viện cơ mật. Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Bà Phạm Thị Điểu nghĩ tới cảnh vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, không đồng ý, phải khuyên giải mãi mới ưng thuận.
Sau khi lên ngôi, nhà vua tiến hành canh tân đất nnước, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, cho lập chợ Đông Ba, xây cầu Tràng Tiền, mở đường Nam Giao Tân Lộ, thành lập thị xã Huế. Vua Thành Thái là người có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị.
Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi). Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.
Từ Minh Hoàng Hậu
Bà tên là Phạm Thị Điều, vợ vua Dục Đức, mẹ vua Thành Thái, sinh ngày 8/9/1855, mất ngày 27/12/1906.
Cuộc đời bà khá gian truân, sau khi vua Dục Đức bị phế truất và chết, một mình bà lo việc an táng và ở lại chùa để hương khói cho ông.
Khi vua Thành Thái lên ngôi, bà được đưa về ở cung Diên Thọ. Sau khi vua Thành Thái bị đày, bà lại trở về An Lăng ở ẩn cho đến khi qua đời và được an táng tại đây.
Lăng bà Từ Minh Hoàng Hậu nằm trong khuôn viên An Lăng, ở phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Thứ Phi Nguyễn Thị Dinh
vợ vua Thành Thái,
mẹ vua Duy Tân
Lăng mộ vua Thành Thái tọa lạc trong khuôn viên An Lăng, thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Vua Duy Tân
(1907-1916)
Năm sanh, năm mất: 1900-1945
Giai đoạn trị vì: 1907-1916
Niên hiệu: Duy Tân
Tên Húy: Nguyễn Phúc Hoảng, Nguyễn Phúc Vĩnh San
Ngày 5 tháng 9 năm 1907, Nguyễn Phúc Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Một tiến sĩ sinh học là Ebérhard được đưa đến để dạy học cho vua Duy Tân, theo nhiều người thì đó chỉ là hành động kiểm soát.
Khoảng năm 1912, Khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào lăng Vua Tự Đức và đào xới lung tung trong Đại Nội để tìm vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ. Duy Tân ra lệnh đóng cửa cung không tiếp ai. Toà Khâm sứ Pháp làm áp lực với nhà vua thì Duy Tân đe đọa sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut từ Hà Nội phải vào giải quyết vua Duy Tân mới cho mở Hoàng thành.
Năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó.
Năm 15 tuổi, vua Duy Tân đã triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt buộc các vị phải ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với toà Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ người Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can gián nhà vua. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ác cảm với Triều đình.
Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với cha là vua Thành Thái vào năm 1916.
Ngày 26 tháng 12 năm 1945, lúc 18 giờ rưỡi, trên khúc đường bay Fort-Lamy đi Bangui, chiếc máy bay Lockheed Lodester, kiểu C-60, mang số F.BALV của Hệ thống Hàng không Pháp chở sáu hành khách - ông là một trong hai quân nhân - rơi xuống làng Bossako, huyện M’Baiki, tỉnh Lobaye, vùng Oubangui Chari. Máy bay bị gãy hủy hoàn toàn, tất cả hành khách cùng ba phi công đều thiệt mạng.
Vương Phi Mai Thị Vàng
vợ vua Duy Tân
Nguyễn Phúc Vĩnh San
(vua Duy Tân) với chị
và em - 1910
Lăng mộ vua Duy Tân tọa lạc trong khuôn viên An Lăng, thuộc phường An Cựu,
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Vua Khải Ðịnh
(1916-1925)
Năm sanh, năm mất: 1885-1933
Giai đoạn trị vì: 1916-1925
Niên hiệu: Khải Ðịnh
Miếu hiệu: Hoằng Tông Tuyên Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Tuấn, Nguyễn Phúc Bửu Ðảo
Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế Khải Định tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo (阮福寶嶹), còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn (阮福昶), con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu Dương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng 10 năm 1885.
Khi nhà vua Đồng Khánh mất, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa Công. Bửu Đảo là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp.
Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.
Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.
Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa Khâm Sứ định đoạt. Khải Định cũng hết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm Sứ. Khải Định bị đánh giá là một ông vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Thánh Chế Ngự Danh Kim Sách (Kim Sách của vua Khải Định)
Ngự danh của vua Khải Định là thứ 9 có gạch dưới
Nhất Giai Ân Phi
Hồ Thị Chỉ
Vợ vua Khải Định
con gái của Thượng Thư Bộ Học
Hồ Đắc Trung
Bà Ân Phi không có con, sau khi vua Khải Định băng hà, bà ngày càng trở thành một bóng mờ trong cung cấm. Càng lớn tuổi càng có triệu chứng tâm thần, có lẽ vì gặp nhiều thất vọng trong đời, chẳng hạn mối tình đầu đã theo gió chính trị bay sang Phi Châu (vua Duy Tân), và tuy kết hôn với vua Khải Định nhưng tình vợ chồng lạt lẻo, không con.
Sau năm 1945, người ta thường gặp bà lang thang nơi này nơi khác ở Huế.
Không rõ bà mất năm nào, ở đâu.
Nhị Giai Hữu Phi - Hoàng Thị Cúc
(Đức Từ Cung - Đoan Huy Hoàng Thái Hậu)
Vợ vua Khải Định, mẹ ruột vua Bảo Đại. Bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Bà Hoàng Thị Cúc, người quê Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, con của ông Hoàng Văn Tích. Tiểu sử của bà cũng mang nhiều nét mờ ảo của dư luận và tin đồn, vì vậy có nhiều kiến giải khác nhau được công bố.
Chẳng hạn, theo Nguyễn Lý Tưởng - bà Cúc “nguyên không phải là cung phi hay cung tần mà chỉ là một gái hầu của Ngọc Lâm Công Chúa (con vua Đồng Khánh), xuất thân từ gia đình bình dân.”
Theo Trần Gia Phụng - “Khi mới đến Huế, bà Cúc buôn bán nhỏ ở chợ An Cựu, gặp mẹ ruột của hoàng thân Bửu Đảo (sau này là vua Khải Định) là bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh), người không cùng làng nhưng cùng huyện Phú Lộc. Bà Tiên Cung nhận bà Cúc vào làm việc trong dinh của ông hoàng Bửu Đảo ở An Cựu (sau này xây thành An Định Cung). Từ đó bà Cúc mới quen biết ông hoàng”. Bà Cúc sinh Bảo Đại trước khi Khải Định cưới bà Ân Phi Hồ Thị Chỉ. Vì không phải là dòn
Nhạc: Right Samadhi – Chinmaya Dunster
Thực hiện PPS: Trần Lê Túy-Phượng
Click
chuột
VIỆT NAM
(5)
Triều Đại Nhà Nguyễn
Sơ đồ kinh thành Huế
Thời vua chúa lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xãy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.
Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh dấu giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của mình. Thí dụ người ta nói "Tự Ðức năm thứ 2", "Minh Mạng năm thứ 6", .... (thay vì năm 1848, năm 1825, ...) Với cách ghi thời gian kiểu nầy thì có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau, nếu không giỏi sử học.
Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đã chết. Khi một ông vua mất, ông vua sau lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh người quá cố. Ví dụ, miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, miếu hiệu vua Minh Mạng là Thánh Tổ.
Dĩ nhiên có nhiều ông vua không có miếu hiệu.
Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ tên húy của vua Minh Mạng là Ðảm (Nguyễn Phúc Ðảm), tên húy của vua Tự Ðức là Hồng Nhậm (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Xưa người mình thường hay kỵ húy, kiêng, tránh không nhắc đến tên.
Ngoài những tên nầy, các vua còn có thể có nhiều chức tước khác nhau !
Vua Gia Long (1802-1820)
người thành lập Triều đại nhà Nguyễn
Năm sanh, năm mất: 1762-1820
Giai đoạn trị vì: 1802-1820
Niên hiệu: Gia Long
Miếu hiệu: Thế Tổ Cao Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Ánh
Trắp đựng Kim Sách của vua Gia Long
Mỗi vị vua triều Nguyễn đều có một Kim Sách giống như thế.
Ở Việt Nam, thư tịch cổ chỉ thấy nói tới Kim Sách (loại sách làm bằng vàng, bạc) từ thế kỷ 15, đặc biệt thịnh hành trong triều đình Lê-Trịnh (1592 – 1786) và nửa đầu triều Nguyễn. Quy cách về Kim Sách rất nghiêm ngặt, sách dành cho vua chúa gồm 6 trang, đóng bằng 4 khuyên vàng và thường ban tặng cùng với Kim Ấn.
Gia Long là ông vua sáng lập ra triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thường gọi là Nguyễn Ánh ( 阮福映; 1762–1820), lên ngôi ngày 1 tháng 6 âm lịch năm 1802, đặt niên hiệu là Gia Long (嘉隆).
Nguyễn Ánh là con thứ ba thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn, cháu nội của Võ Vương Nguyễn Phúc Hoạt, sinh ngày 15-1 năm Nhâm Ngọ (8-2-1762). Lúc còn tuổi thơ ấu, ông rất được Chúa Nguyễn Phúc Thuần thương yêu, nên được ở trong học đường Vương phủ. Vào tuổi thiếu niên, ông đã tỏ ra là người khôn ngoan có khả năng lập nghiệp lớn.
Năm 1777 khi Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, cùng với cháu là Hoàng thân Nguyễn Phúc Đồng (con Nguyễn Phúc Luân - anh Phúc Ánh) và Tống Phước Thuận, Nguyễn Doanh Khoảng bị Vua Tây Sơn Nguyễn Huệ bắt tại Long Xuyên và đem về Sài Gòn giết, thì chỉ có một mình Hoàng thân Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn. Ông chạy ra đảo Thổ Chu (trấn Hà Tiên) và từ đó mọi quyền hành quốc sự của các chúa Nguyễn do ông thống lĩnh.
Năm 1778, khi 16 tuổi ông được ba quân suy tôn lên làm nguyên soái nhiếp chính quốc và khởi binh chiếm lại Gia Định. Trong 24 năm, được sự giúp đỡ của dân chúng miền Nam, Nguyễn Ánh đã cùng với các tướng lĩnh vượt qua mọi gian nguy, bao phen vào sinh ra tử, bền bĩ chống lại nhà Tây Sơn.
Cuối cùng, nhờ có các mâu thuẫn nội bộ của nhà Tây Sơn và sự hậu thuẩn của quân Pháp về sau (ông nhờ Bá Đa Lộc cầu viện) ông đã khôi phục lại xứ Đàng Trong của các Tiên Chúa. Năm 1801 ông tiến quân ra Bắc Hà, đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn; năm 1802 lập nên nước Việt Nam như ngày nay.
Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế. Vua có 31 người con (13 con trai và 18 con gái).
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (1762-1814)
(Mẹ Thái Tử Cảnh)
Tên húy: Tống Thị Lan
Bà là con gái thứ ba của Qui Quốc Công Tống Phước Khuông, mẹ họ Lê. Bà là người nhân hậu, cần kiệm, biết thương yêu tất cả mọi người. Bà thận trọng lễ phép, cư xử đúng theo lễ nghi nên được vua Gia Long rất sủng ái. Vua Gia Long cưới bà lúc ông được 18 tuổi.
Bà là mẹ của Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh. Bà hạ sinh được hai thái tử với vua Gia Long: Nguyễn Phúc Chiểu (mất lúc mới sinh được vài ngày) và Nguyễn Phúc Cảnh.
Bà được được lập làm Hoàng Hậu năm Bính Dần (1806). Tháng 6 năm Canh Thìn (1820) tôn thụy là: “Thừa Thiên Tá Thánh Hậu Đức Từ Nhân Giản Cung Tề Hiếu Dục Chính Thuận Nguyên Cao Hoàng Hậu”.
Sau khi mất, bà được an táng trong Lăng Thiên Thụ cùng vua Gia Long.
Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (1769 – 1846)
(Mẹ vua Minh Mạng)
Tên húy: Trần Thị Đang, Kính
Bà là con gái của Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt, mẹ họ Lê. Bà là người cần kiệm, hiền từ, thông thuộc kinh sử, tính lại khiêm cung thường hay lo nghĩ đến dân. Bà luôn luôn nghĩ đến việc nước, khuyên con nhủ cháu mà ít khi nghĩ đến mình.
Năm Tân Tỵ (1821) bà được tấn tôn làm Hoàng Thái Hậu.
Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị dâng tôn hiệu là: Nhân Tuyên Từ Khánh Thái Hoàng Thái Hậu.
Năm Quý Mão (1843) nhân trong cung gặp việc tốt là "ngũ đại đồng đường”, vua Thiệu Trị dâng Kim sách tấn tôn là: “Thánh Mẫu Nhân Tuyên Từ Khánh Phúc Thọ Khang Ninh Thái Hoàng Thái Hậu”.
Bà mất ngày 18 tháng 9 năm Bính Ngọ (6-11-1846), thọ 76 tuổi. Vua Thiệu Trị dâng tôn thụy là: “Thuận Thiên Hưng Thánh Quang Dũ Hóa Cơ Nhân Tuyên Từ Khánh Đức Trạch Nguyên Công Cao Hoàng Hậu”.
Bà được an táng tại Lăng Thiên Thụ hữu sau khi mất.
Lăng vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
Vua Minh Mạng
(1820-1840)
Năm sanh, năm mất: 1791-1840
Giai đoạn trị vì: 1820-1840
Niên hiệu: Minh Mạng
Miếu hiệu: Thánh Tổ Nhân Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Kiểu, Nguyễn Phúc Ðảm
Nguyễn Phúc Đảm là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5, 1791 tại làng Tân Lộc, gần Sài Gòn, giữa cuộc Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1787-1802).
Con thứ hai của Gia Long là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh mất sớm năm 1801. Do thái tử Cảnh và người con chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình (con Cảnh) làm người thừa kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình.
Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng vua Gia Long vẫn quyết chọn Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị. Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng Thái Tử và từ đó sống ở điện Thanh Hoà để quen với việc trị nước.
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế - là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (阮福膽), còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu (阮福晈), là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn.
Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội Các và Cơ Mật Viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức Tổng Trấn Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, ở
miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.
Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài.
Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh.
Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả.
Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo.
Thụy hiệu do vua con Thiệu Trị đặt cho ông là:
Thể Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Vũ Minh Đoán Sáng Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân Hoàng Đế (體天昌運至孝淳德文武明斷創述大成厚宅豐功仁皇帝).
Hoàng Hậu của ông là bà Hồ Thị Hoa – Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu
Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, quê Thủ Đức - Gia Định.
(Thủ Đức – Sài Gòn)
Tên húy: Hồ Thị Hoa.
Hồ Thị Hoa là con gái Phước Quốc Công Hồ Văn Bôi, quê Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay thuộc quận Thủ Đức, Sài Gòn.
Năm Bính Dần 1806, mới 15 tuổi, bà được tuyển vào cung và sau trở thành chánh hậu của vua Minh Mạng (明命; 1820-1841), duệ hiệu của bà là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu.
Vì kiêng húy tên bà, nên chữ Hoa thường đọc trại là Ba hoặc Huê, Bông. Như cầu Hoa gọi là cầu Bông, chợ Đông Hoa ở Huế, đọc trạnh là Đông Ba. Con bà là Nguyễn Phúc Dung (Miên Tông) được lập Thái tử, về sau nối ngôi Minh Mạng, tức vua Thiệu Trị (紹治; 1807-1847).
Bà Hồ Thị Hoa, sinh ngày 6/6/1791 (năm Tân Hợi), mất ngày 8/7/1867 (năm Đinh Mão). Sau khi mất, bà có miếu hiệu là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Lăng bà được xây dựng vào năm 1840, nằm trong khuôn viên lăng Thiệu Trị, xã Thuỷ Bằng; huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Năm 1823, Minh Mạng làm bài Đế Hệ Thi và 10 bài Phiên Hệ Thi để quy định các chữ lót đặt tên cho con cháu các thế hệ sau. Bài Đế Hệ Thi gồm 20 chữ, dùng làm chữ lót tên cho mỗi thế hệ từ vua Minh Mạng trở về sau:
MIÊN HỒNG ƯNG BỬU VĨNH
BẢO QUÝ ĐỊNH LONG TRƯỜNG
HIỀN NĂNG KHAM KẾ THUẬT
THẾ THỤY QUỐC GIA XƯƠNG
MIÊN: Trường cửu phước duyên trên hết
* HỒNG: Oai hùng đúc kết thế gia
* ƯNG: Nên danh xây dựng sơn hà
* BỬU: Bối báu lợi tha quần chúng
* VĨNH: Bền chí hùng anh ca tụng
* BẢO: Ôm lòng khí dũng bình sanh
* QUÝ: Cao sanh vinh hạnh công thành
* ĐỊNH: Tiên quyết thi hành oanh liệt
* LONG: Vương tướng rồng tiên nối nghiệp
* TRƯỜNG: Vĩnh cửu nối tiếp giống nòi
* HIỀN: Tài đức phúc ấm sáng soi
* NĂNG: Gương nơi khuôn phép bờ cõi
* KHAM: Đảm đương mọi cơ cấu giỏi
* KẾ: Hoạch sách mây khói cân phân
* THUẬT: Biên chép lời đúng ý dân
* THẾ: Mãi thọ cận thân gia tộc
* THỤY: Ngọc quý tha hồ phước lộc
* QUỐC: Dân phục nằm gốc giang san
* GIA: Muôn nhà Nguyễn vẫn huy hoàng
* XƯƠNG: Phồn thịnh bình an thiên hạ
Bài Đế Hệ Thi được khắc trong một cuốn sách bằng vàng (kim sách), cất trong hòm vàng (kim quỹ) để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bài Phiên Hệ Thi cũng được khắc trong các cuốn sách bằng bạc.
Tuy nhiên, chưa dừng lại đó, đi kèm với mỗi chữ trong bài Đế Hệ Thi là một bộ:
Miên (miên) Hồng (nhân) Ưng (thị) Bửu (sơn) Vĩnh (ngọc )
Bảo (phụ) Quý (nhân) Định (ngôn) Long (thủ) Trường (hòa)
Hiền (bối) Năng (lực) Kham (thủ) Kế (ngôn) Thuật (tâm)
Thế (ngọc) Thoại (thạch) Quốc (đại) Gia (hòa) Xương (tiểu)
Tên đặt cho các hoàng tử lúc chưa làm vua bắt buộc phải dùng một chữ có bộ đó, ví dụ:
* Vua Thiệu Trị, có chữ lót là Miên, và tên là Tông (thuộc bộ miên), và tất cả các anh em của vua Thiệu Trị cũng đều phải có tên có chữ bộ Miên cả (tuy nhiên con của các vị hoàng tử này phải đặt tên không được có bộ nhân, trừ con vua Thiệu Trị)
* Vua Tự Đức có chữ lót là Hồng, và tên là Nhậm (thuộc bộ nhân)
* Vua Tự Đức không có con, nên lấy cháu lên làm vua, người cháu này tên là Ưng Cái, chữ lót thì đúng, nhưng tên không có bộ thị, không phải dòng họ chính của vua, nên để được làm thái tử, ông được đổi tên thành Ưng Chân, chữ Chân này có bộ thị.
Minh Mạng mong muốn dòng họ Nguyễn Phúc (hay Nguyễn Phước) sẽ truyền nối 20 đời, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh - đời thứ 5. Từ Phúc Đảm tới Hồng Nhậm, sau đó các vua nối tiếp lại thuộc chi khác, thế hệ trước, nên 13 vua nhà Nguyễn vẫn chỉ thuộc 5 đời. Hai vua thuộc thế hệ thứ 5 là vua thứ 11 Vĩnh San (Duy Tân) và vua thứ 13 Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại).
Ấn của vua Minh Mạng
Cổng vào Lăng Minh Mạng
Toàn cảnh Lăng Minh Mạng
Vua Thiệu Trị
(1841-1847)
Năm sanh, năm mất: 1807-1847
Giai đoạn trị vì: 1841-1847
Niên hiệu: Thiệu Trị
Miếu hiệu: Hiến Tổ Chương Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Tuyền, Nguyễn Phúc Miên Tông
Hoàng đế Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治; sinh ngày 16 tháng 6, 1807 – mất ngày 4 tháng 10, 1847), Nguyễn Hiến Tổ Chương Hoàng Đế là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Thụy hiệu của ông là Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng Đế (紹天隆運至善淳孝寬明睿斷文治武功聖哲章皇帝).
Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền (阮福暶) và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại ấp Xuân Lộc, phía Đông kinh thành Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.
Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu tức 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.
Sử sách nói vua Thiệu Trị là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Vả chăng, mọi định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của tiên đế, không có sự cải cách, thay đổi gì mới. Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp ra sức giúp rập.
Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh Trong Mưa) và Phước Viên Văn Hội Lương Dạ Mạn Ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả 2 bài không trình bày theo lối thường mà viết thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có 1 số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú, nhìn vào như một “trận đồ bát quái”, vua có chỉ cách đọc và đố là kiếm ra 64 bài thơ trong đó nhưng tới nay chưa ai tìm ra được.
Thiệu Trị qua đời ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 10 năm 1847, hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiến Tổ. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của ông là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Vua Thiệu Trị có 64 người con, gồm 29 hoàng tử và 35 công chúa. Hoàng Hậu của ông là Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu Phạm Thị Hằng
Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu
(Thái hậu Từ Dũ, 1810-1902)
Tên húy: Phạm Thị Hằng
Bà là vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Bà nổi tiếng là người đức hạnh, biết yêu quí dân và giỏi nuôi dạy con cái.
Bà Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19 tháng 5 năm Canh Ngọ (1810) tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), làng Gò Công, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (sau thuộc tỉnh Gò Công, nay thuộc Tiền Giang). Bà là trưởng nữ của Quốc công Phạm Đăng Hưng và bà Phạm Thị Vị. Ngay từ thưở nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, hiếu thuận, ham đọc sách.
Bà mất ngày mùng 5 tháng 4 năm Nhâm Dần (tức 12 tháng 5 năm 1902), thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thành, Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương Hoàng Hậu, gọi tắt là Từ Dụ Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu.
Lăng vua Thiệu Trị
Vua Tự Ðức
(1847-1883)
Năm sanh, năm mất: 1829 -1883
Giai đoạn trị vì: 1847-1883
Niên hiệu: Tự Ðức
Miếu hiệu: Dực Tông Anh Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Thì, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), còn có tên Nguyễn Phúc Thì (阮福蒔), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến năm 1883. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn.
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm là con thứ của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu, tức 22 tháng 9 năm 1829. Ông lên ngôi vào tháng 10 năm Đinh Mùi 1847 theo di chiếu của vua cha Thiệu Trị. Lấy niên hiệu là Tự Đức. Bấy giờ ông mới có 19 tuổi, nhưng học hành đã thông thái.
Ðời vua Tự Ðức có rất nhiều loạn lạc (giặc cờ Ðen, cờ Vàng, cờ Trắng, nội loạn, phò Lê diệt Nguyễn v.v...) và cũng là giai đoạn đầu mà Pháp đánh Việt Nam.
Sau khi ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử vì mất thành, viên Khâm sai Pháp ở Huế, Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Nhiều người trong Triều đình nói rằng: "Nước ta trong còn Lưu Vĩnh Phúc, ngoài còn nước Tàu, lẽ nào bó tay mà chịu" nên từ chối.
Sau đó Triều đình cho người sang cầu cứu với nước Tàu. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây.
Quân Pháp thấy quân Tàu tràn qua biên giới nên cũng xua quân đánh. Ðại tá Henri Rivière bị quân cờ đen giết tại cầu Giấy. Ðúng lúc nầy thì vua Tự Ðức mất ngày 16 tháng 6 năm Quí Mùi (1883) trị vì 36 năm, thọ 55 tuổi.
Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu
Tên húy: Vỏ Thị
Bà là Hoàng Hậu của vua Tự Đức, là con của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cẩn.
Lăng của Hoàng Hậu hiệu Khiêm Thọ Lăng, bên phía tả Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên.
Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa nên không có con.
Ông nhận 3 người cháu làm con nuôi:
Hoàng Trưởng Tử Ưng Chân, tức vua Dục Đức
Hoàng Tử Ưng Kỷ, tức vua Đồng Khánh
Hoàng Tử Ưng Đăng, tức vua Kiến Phúc
Các Phi tần của vua Tự Đức.
Những người này sống đến đầu thế kỷ XX.
(Ảnh của BAVH)
Lăng Tự Đức
Vua Dục Ðức
Năm sanh, năm mất: 1853-1883
Giai đoạn trị vì: 1883
Niên hiệu: Dục Ðức
Miếu hiệu: Công Tông Huệ Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Ưng Chân
Vua Hiệp Hoà
Năm sanh, năm mất: 1847-1883
Giai đoạn trị vì: 1883
Niên hiệu: Hiệp Hoà
Tên Húy: Nguyễn Phúc Thăng, Nguyễn Phúc Hường Dật
Vua Kiến Phúc
Năm sanh, năm mất: 1869-1884
Giai đoạn trị vì: 1884
Niên hiệu: Kiến Phúc
Miếu hiệu: Giảng Tông Nghị Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Hạo, Nguyễn Phúc Ưng Ðăng
Vua Hàm Nghi
(1884-1885)
Năm sanh, năm mất: 1871-1943
Giai đoạn trị vì: 1884-1885
Niên hiệu: Hàm Nghi
Tên Húy: Nguyễn Phúc Minh, Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi năm 1884 - chưa đầy 14 tuổi - lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Nhưng chỉ một năm sau đã rời bỏ ngai vàng chạy ra Tân Sở lãnh đạo Phong trào Cần Vương chống lại thực dân Pháp.
Sau hơn ba năm nằm gai nếm mật trên các chiến khu tại vùng sơn cước các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, nhà vua bị Pháp bắt rồi đày sang Algérie năm 1888, lúc đó mới 18 tuổi. Nhà vua từ trần ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Ngọ, tức là ngày 4 tháng 1 năm 1944 tại Alger sau 55 năm sống cuộc đời lưu đày, không hề được gặp lại bất cứ một người bà con họ hàng thân thích nào.
Khi đến Algérie, Vua Hàm Nghi là một nhà cách mạng, một thanh niên 18 tuổi không hề biết mảy may gì về nền văn hoá xứ người, tuy nhiên khi từ giã cõi đời thì ông là một người nghệ sĩ đa tài với một kiến thức chẳng kém gì những bậc thượng lưu trí thức của nước Pháp.
Dù đã bị truất ngôi nhưng trong suốt 55 năm sống cuộc đời lưu đày ông luôn luôn giữ phong cách của một bậc quân vương bởi ông không hề thoái vị.
Dù sống trên đất nước của kẻ thù nhưng ông vẫn luôn luôn chứng tỏ cho người Pháp thấy tinh thần bất khuất của ông, sự chống đối của ông, dù chỉ là một sự chống đối tiêu cực: dù rằng ông lấy vợ người Pháp, phải học nói tiếng Pháp và nền văn hoá của nước Pháp, nhưng trong suốt cuộc đời lưu đày, từ ngày đặt chân lên xứ Algérie cho đến ngày từ giã cõi đời, ông không hề thay đổi trang phục của quê hương ông, của dân tộc ông, đó là đầu tóc búi và cái khăn đóng đội trên đầu cùng cái áo dài đen cố hữu. Ông không hề thay đổi một loại y phục nào khác.
Không một người Việt Nam nào mà lại không khỏi yêu mến, kính trọng và tiếc thương cho một nhà vua ái quốc, một nghệ sĩ đa tài, bị thực dân Pháp lưu đày sang tận Phi châu cách đây đúng 130 năm.
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hoà" vượt đại dương đi Bắc Phi.
Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie, nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L`hôtel de la Régence (Toà nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số.
Ngày 24 tháng 1 năm 1889, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời nhà vua ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin thân mẫu là Bà Phan Thị Nhàn (vợ thứ của Kiên Thái Vương, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị) đã từ trần vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.
Trong mười tháng tiếp đó, cựu hoàng Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh.
Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất tốt.
Năm 1904, nhà vua kết hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884), con gái của ông Laloe, chánh án toà Thượng Thẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.
Vua Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có ba người con:
* Công chúa Như Mai sinh năm 1905
* Công chúa Như Lý sinh năm 1908
* Hoàng tử Minh Đức sinh năm 1910
Ngày 4 tháng 1 năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp.
Đám cưới vua Hàm Nghi và cô Marcelle Laloe ở thủ đô Alger
Vua Hàm Nghi và cô dâu
Marcelle Laloe
Vua Hàm Nghi, cô dâu, phù dâu, phù rể
Vua Hàm Nghi năm 64 tuổi với những tác phẩm điêu khắc của ông.
Hình chụp năm 1935, tài liệu của gia đình
Bia mộ vua Hàm Nghi
ở Sarlat
(Sarlat-la-Canéda),
Di ảnh vua Hàm Nghi
thờ tại lâu đài De la Nauche
Ảnh tài liệu của NĐX
Vua Ðồng Khánh
(1885-1889)
Năm sanh, năm mất: 1864-1889
Giai đoạn trị vì: 1885-1889
Niên hiệu: Ðồng Khánh
Miếu hiệu: Cảnh Tông Thuần Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông
Vua Đồng Khánh (1864–1889) là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn trị vì từ năm 1885 đến 1889.
Hiệu của ông là Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng Đế.
Đức Cảnh Tôn Thuần Hoàng Đế Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864. Tên húy của Đồng Khánh các tài liệu ghi rất mâu thuẫn, có nhắc tới những tên Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường.
Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865 Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm dạy bảo chăm sóc.
Khi đó vua Hàm Nghi đã thoát ly triều đình kéo cờ khởi nghĩa chống Pháp, Thống tướng de Courcy sai ông de Champeaux lên yết kiến Hoàng thái hậu Từ Dũ, mẹ đẻ của vua Tự Đức, để xin lập Ưng Kỷ lên làm vua. Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu, tức ngày 19 tháng 9 năm 1885, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ phải thân hành sang bên Khâm sứ Pháp làm lễ thụ phong, được tôn làm vua, lấy niên hiệu là Đồng Khánh.
Đồng Khánh là ông vua không chống Pháp. Sách của Trần Trọng Kim viết: "Vua Đồng Khánh tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp."
Khi đó vua Hàm Nghi đang ở vùng Quảng Bình, quân Pháp đang tấn công về vùng đó. Vua Đồng Khánh đích thân ra tận Quảng Bình để chiêu dụ vua Hàm Nghi và các quan tùy tùng về hàng, hứa là sẽ cho cai trị 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng không thành công. Sau đó vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản. Hàm Nghi bị người Pháp bắt rồi bị đưa đi đầy ở Algérie.
Vua Đồng Khánh ở ngôi đươc ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Nhà vua được 25 tuổi.
Lăng của vua Đồng Khánh là Tư Lăng tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ tại Tả Tam Án ở Thế Miếu và Tả Tam Án điện Phụng Tiên trong Đại Nội kinh thành Huế.
Lưỡng Tôn Cung
Bà Thánh Cung là vợ thứ nhất của vua Đồng Khánh, húy là Nguyễn Thị Nhàn, con gái thứ hai của ông Nguyễn Hữu Độ, Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, Kinh Lược Sứ Bắc kỳ, là người có thế lực nhất trong triều đình lúc bấy giờ, và rất được người Pháp tín nhiệm. Đám cưới diễn ra vào tháng 2 năm 1886. Bà được phong ngay làm Hoàng Quí Phi (tức Hoàng Hậu), lãnh trách nhiệm tổng quản Lục Viện. Năm 1924 vua Khải Định đã làm lễ tấn tôn bà làm Khôn Nguyên Hoàng Thái Hậu. Rồi sau đó vua Bảo Đại lại làm lễ tấn gia tôn làm Khôn Nguyên Xương Đức Thái Hoàng Thái Hậu năm 1933. Bà mất tháng 11 năm 1935.
Bà Tiên Cung, người làng Trung Kiền, huyện Phú Lộc, mẹ ruột vua Khải Định, là vợ thứ hai của vua Đồng Khánh, mặc dầu bà là người đã gặp vua Đồng Khánh trước bà Thánh Cung. Bà húy Dương Thị Thục, là con gái của Phú Lộc Quận Công Dương Quang Hướng. Kể về thứ bậc thì thua bà Thánh Cung nhiều, nhưng lại có thế rất mạnh là có con trai trưởng làm vua. Năm 1886, bà mới chỉ được phong làm Ngũ giai Tiếp Dư; qua năm 1889, lên Tứ giai Hòa Tân, và mãi đến năm 1914, mới được vua Duy Tân phong làm Tam giai Nghi Tân trong một buổi lễ khá long trọng ở phủ Phụng Hóa. Sau khi lên ngôi, vua Khải Định tấn tôn bà làm Hoàng Thái Phi, rồi đến năm 1924 mới tấn tôn làm Khôn Nghi Hoàng Thái Hậu. Sau đó, vua Bảo Đại XE tấn gia tôn làm Khôn Nghi Xương Minh Thái Hoàng Thái Hậu năm 1933. Bà mất năm 1944.
Sau khi con trai làm vua (5/1916), hai bà mới trở lại cung cấm. Bà Thánh Cung ở tại cung Ninh Thọ (sau vua Khải Định đổi làm Diên Thọ), và bà Tiên Cung ở tại cung Trường Ninh (sau đổi làm Trường Sanh).
Trong triều đại nhà Nguyễn thời bấy giờ hai bà được mọi người gọi là Lưỡng Tôn Cung.
Khôn Nguyên Hoàng Thái Hậu
(thường được gọi là Đức Thánh Cung)
mẹ đích của vua Khải Định
Khôn Nghi Hòang Thái Hậu
(tục gọi Đức Tiên Cung), mẹ ruột vua Khải Định (bên trái) và Hoàng tử Vĩnh Thụy (bên phải, vua Bảo Đại sau này)
Lăng vua Đồng Khánh
Vua Thành Thái
(1889-1907)
Năm sanh, năm mất: 1879-1954
Giai đoạn trị vì: 1889-1907
Niên hiệu: Thành Thái
Miếu hiệu: Hoài Trạch Công Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Chiêu, Nguyễn Phúc Bửu Lân
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu (阮福昭). Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng Hậu (Phạm Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879.
Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phạm Đình Bình (làm quan Thượng Thư Bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam, Bửu Lân lại phải cùng mẹ lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.
Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh mất vì bệnh. Khi đó con vua Đồng Khánh mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của Khâm sứ Trung kỳ Pierre Paul Rheinart.
Ở tòa khâm sứ lúc này có ông Diệp Vǎn Cương đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy bà cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình thương hại vua Dục Đức, nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi.
Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của Viện cơ mật. Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Bà Phạm Thị Điểu nghĩ tới cảnh vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, không đồng ý, phải khuyên giải mãi mới ưng thuận.
Sau khi lên ngôi, nhà vua tiến hành canh tân đất nnước, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, cho lập chợ Đông Ba, xây cầu Tràng Tiền, mở đường Nam Giao Tân Lộ, thành lập thị xã Huế. Vua Thành Thái là người có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị.
Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi). Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.
Từ Minh Hoàng Hậu
Bà tên là Phạm Thị Điều, vợ vua Dục Đức, mẹ vua Thành Thái, sinh ngày 8/9/1855, mất ngày 27/12/1906.
Cuộc đời bà khá gian truân, sau khi vua Dục Đức bị phế truất và chết, một mình bà lo việc an táng và ở lại chùa để hương khói cho ông.
Khi vua Thành Thái lên ngôi, bà được đưa về ở cung Diên Thọ. Sau khi vua Thành Thái bị đày, bà lại trở về An Lăng ở ẩn cho đến khi qua đời và được an táng tại đây.
Lăng bà Từ Minh Hoàng Hậu nằm trong khuôn viên An Lăng, ở phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Thứ Phi Nguyễn Thị Dinh
vợ vua Thành Thái,
mẹ vua Duy Tân
Lăng mộ vua Thành Thái tọa lạc trong khuôn viên An Lăng, thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Vua Duy Tân
(1907-1916)
Năm sanh, năm mất: 1900-1945
Giai đoạn trị vì: 1907-1916
Niên hiệu: Duy Tân
Tên Húy: Nguyễn Phúc Hoảng, Nguyễn Phúc Vĩnh San
Ngày 5 tháng 9 năm 1907, Nguyễn Phúc Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Một tiến sĩ sinh học là Ebérhard được đưa đến để dạy học cho vua Duy Tân, theo nhiều người thì đó chỉ là hành động kiểm soát.
Khoảng năm 1912, Khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào lăng Vua Tự Đức và đào xới lung tung trong Đại Nội để tìm vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ. Duy Tân ra lệnh đóng cửa cung không tiếp ai. Toà Khâm sứ Pháp làm áp lực với nhà vua thì Duy Tân đe đọa sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut từ Hà Nội phải vào giải quyết vua Duy Tân mới cho mở Hoàng thành.
Năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó.
Năm 15 tuổi, vua Duy Tân đã triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt buộc các vị phải ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với toà Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ người Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can gián nhà vua. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ác cảm với Triều đình.
Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với cha là vua Thành Thái vào năm 1916.
Ngày 26 tháng 12 năm 1945, lúc 18 giờ rưỡi, trên khúc đường bay Fort-Lamy đi Bangui, chiếc máy bay Lockheed Lodester, kiểu C-60, mang số F.BALV của Hệ thống Hàng không Pháp chở sáu hành khách - ông là một trong hai quân nhân - rơi xuống làng Bossako, huyện M’Baiki, tỉnh Lobaye, vùng Oubangui Chari. Máy bay bị gãy hủy hoàn toàn, tất cả hành khách cùng ba phi công đều thiệt mạng.
Vương Phi Mai Thị Vàng
vợ vua Duy Tân
Nguyễn Phúc Vĩnh San
(vua Duy Tân) với chị
và em - 1910
Lăng mộ vua Duy Tân tọa lạc trong khuôn viên An Lăng, thuộc phường An Cựu,
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Vua Khải Ðịnh
(1916-1925)
Năm sanh, năm mất: 1885-1933
Giai đoạn trị vì: 1916-1925
Niên hiệu: Khải Ðịnh
Miếu hiệu: Hoằng Tông Tuyên Hoàng Ðế
Tên Húy: Nguyễn Phúc Tuấn, Nguyễn Phúc Bửu Ðảo
Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế Khải Định tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo (阮福寶嶹), còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn (阮福昶), con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu Dương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng 10 năm 1885.
Khi nhà vua Đồng Khánh mất, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa Công. Bửu Đảo là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp.
Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.
Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.
Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa Khâm Sứ định đoạt. Khải Định cũng hết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm Sứ. Khải Định bị đánh giá là một ông vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Thánh Chế Ngự Danh Kim Sách (Kim Sách của vua Khải Định)
Ngự danh của vua Khải Định là thứ 9 có gạch dưới
Nhất Giai Ân Phi
Hồ Thị Chỉ
Vợ vua Khải Định
con gái của Thượng Thư Bộ Học
Hồ Đắc Trung
Bà Ân Phi không có con, sau khi vua Khải Định băng hà, bà ngày càng trở thành một bóng mờ trong cung cấm. Càng lớn tuổi càng có triệu chứng tâm thần, có lẽ vì gặp nhiều thất vọng trong đời, chẳng hạn mối tình đầu đã theo gió chính trị bay sang Phi Châu (vua Duy Tân), và tuy kết hôn với vua Khải Định nhưng tình vợ chồng lạt lẻo, không con.
Sau năm 1945, người ta thường gặp bà lang thang nơi này nơi khác ở Huế.
Không rõ bà mất năm nào, ở đâu.
Nhị Giai Hữu Phi - Hoàng Thị Cúc
(Đức Từ Cung - Đoan Huy Hoàng Thái Hậu)
Vợ vua Khải Định, mẹ ruột vua Bảo Đại. Bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Bà Hoàng Thị Cúc, người quê Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, con của ông Hoàng Văn Tích. Tiểu sử của bà cũng mang nhiều nét mờ ảo của dư luận và tin đồn, vì vậy có nhiều kiến giải khác nhau được công bố.
Chẳng hạn, theo Nguyễn Lý Tưởng - bà Cúc “nguyên không phải là cung phi hay cung tần mà chỉ là một gái hầu của Ngọc Lâm Công Chúa (con vua Đồng Khánh), xuất thân từ gia đình bình dân.”
Theo Trần Gia Phụng - “Khi mới đến Huế, bà Cúc buôn bán nhỏ ở chợ An Cựu, gặp mẹ ruột của hoàng thân Bửu Đảo (sau này là vua Khải Định) là bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh), người không cùng làng nhưng cùng huyện Phú Lộc. Bà Tiên Cung nhận bà Cúc vào làm việc trong dinh của ông hoàng Bửu Đảo ở An Cựu (sau này xây thành An Định Cung). Từ đó bà Cúc mới quen biết ông hoàng”. Bà Cúc sinh Bảo Đại trước khi Khải Định cưới bà Ân Phi Hồ Thị Chỉ. Vì không phải là dòn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cảnh Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)