Triết học Phương Đông

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sơn | Ngày 18/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: Triết học Phương Đông thuộc Triết học

Nội dung tài liệu:

Chương 2. KHÁI LU?C LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
I. TRI?T H?C ?N D? C? D?I, TRUNG D?I
1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Chế độ công xã nông thôn mà đặc trưng của nó là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của các đế vương
Quan hệ gia đình và thân tộc là cơ bản.
Xã hội phân chia đẳng cấp hết sức nghiệt ngã
Các tư tưởng tôn giáo chiếm vị trí quan trọng trong đó chủ yếu là Kinh Veda.

2
I.Triết học Ấn Độ cổ, trung đại
4
Hoàn cảnh tự nhiên
5
Văn hóa xã hội
DI TÍCH KIẾN TRÚC ẤN
VĂN MINH SÔNG ẤN
Lăng mộ Tajmaha
ĐỀN THỜ ẤN ĐỘ GIÁO

Kinh Veda được phân làm 4 (tập):
- Tập Samhitas
- Tập Brahmanas
- Tập Aranyakas
- Tập Upanishads

Sự xuất hiện của Upanishad được coi là "bước nhảy" hoàn toàn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang tư duy triết học
6
Upanisahds đã rút ra được những tư tưởng vừa mang tính tôn giáo và vừa thể hiện những tư tưởng triết học:

@ Quan niệm về giới tự nhiên. Upanisahds đứng trên lập trường của chủ nghĩa DTKQ, cho rằng: Brahman (tinh thần vũ trụ tối cao) là thực thể duy nhất, có trước nhất tồn tại vĩnh viễn, nó là cái sinh ra và chi phối toàn bộ vũ trụ.

@ Quan niệm về con người: Upanisahds cho rằng; con người bao gồm thể xác và linh hồn (Átman). Đạo sống của con người là dốc lòng toàn tâm tu luyện (về đạo đức và trí tuệ) thì átman mới có thể hoà nhập được với Brahman (giải thoát).
7


@ Quan niệm về con người: Upanisahds cho rằng; con người bao gồm thể xác và linh hồn (Átman). Đạo sống của con người là dốc lòng toàn tâm tu luyện (về đạo đức và trí tuệ) thì átman mới có thể hoà nhập được với Brahman (giải thoát).

Tu luyện đạo đức là hành động theo đúng bổn phận tự nhiên, không vụ lợi, diệt mọi dục vọng, vượt ra mọi sự ràng buộc, vây tỏa của thế giới vật dục biến ảo vô thường.

Tu luyện trí tuệ là quá trình dày công thiền định, dốc lòng suy tư chiêm nghiệm nội tâm (thực nghiệm tâm linh) - một năng lực nhận thức đặc biệt trực tiếp nắm bắt chân lý nhờ sự linh báo và trầm tư mặc tưởng lâu dài, không thông qua nhận thức kinh nghiệm và trí tuệ thông thường
8

@ Quan niệm về nhận thức: Upanisahds chia nhận thức của con người làm 2 trình độ;
Trình d? nh?n th?c ? b?c hạ trí (cảm quan)
Trình d? nh?n th?c ? b?c thượng trí (lý tính).


H? trí là trí thức phản ánh thế giới SVHT cụ thể, hữu hình, hữu hạn. Nó gồm các tri thức như khoa học thực nghiệm, ngữ âm học, luật học, thiên văn học
9


Thượng trí là trình độ nhận thức vượt qua tất cả thế giới SVHT hữu hình, hữu hạn để nhận thức một thực tại chân thật, tuyệt đối, tối cao, duy nhất, bất diệt

Hạ trí là phương tiện cần thiết đưa người ta đến trình độ nhận thức ở bậc thượng trí. Khi đã hiểu biết được thực tại tuyệt đối tối cao (Brahman), nhận thức được thực tướng của vạn vật và chân bản tính của mình, con người mới có thể đạt tới giác ngộ và giải thoát.
10

Upanishad đã trình bày tư tưởng giải thoát với nhiều đặc tính khác nhau:
Giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của thời gian vì thời gian biểu hiện sự tồn tại của sự vật

Giải thoát là trạng thái chân như, vượt qua tất cả mọi sự giả tưởng, ảo ảnh, nhận thức đượcc bản thể vũ trụ tuyệt đối tối cao và chân bản tính của con người

Giải thoát là trạng thái tự do tuyệt đối, là nhập với bản thể vũ trụ tuyệt đối tối cao bất diệt, vượt qua sự sống chết, còn mất, tha ngã, thoát khỏi nghiệp báo, luân hồi
11
Giải thoát được coi là lý tưởng sống, triết lý sống của người AD cổ đại, các trường phái triết lý tôn giáo trong hệ thống Balamôn đưa ra những chỉ dẫn cho mọi tín đồ chuẩn bị một đời sống toàn diện theo 4 giải đoạn có thể đạt tới sự giải thoát:
Giai đoạn tu luyện: học tập, đọc thánh kinh Veda
Giai đoạn trưởng thành: sống và thực hiện nghĩa vụ gia đình, xã hội
Giai đoạn rút vào rừng sâu, ẩn dật tu hành
Giai đoạn hoàn toàn đoạn tuyệt với những ràng buộc của tình cảm, ý chí, dục vọng, từ bỏ gia đình, vợ, con, danh vọng để giác ngộ chân lý bằng thiền định, chiêm nghiệm nội tâm
12


2. NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN:

Tuỳ thuộc vào việc có thừa nhận hay không về quyền uy và sức mạnh của kinh Veda mà triết học Ấn Độ cổ đại được chia ra thành hai hệ thống:

2.1. Hệ thống triết học chính thống (ASTIKA), thừa nhận kinh Veda như một thánh điển và đạo Bàlamôn với 6 triết phái cơ bản:
* Samkhya * Yoga
* Mimànsa * Vaisesika
* Védanta * Nyaya

13
TRI?T PHÁI YOGA

Phái Yoga chủ trương phổ biến đường lối giải thoát theo phương pháp riêng của mình, gọi là Yoga (Du già). Người tu hành theo Yoga được gọi là Yogi và người đắc đạo giải thoát là Muni
Yoga là một hệ thống lý luận về phương pháp tu luyện cổ AD, nhằm "giải thoát" linh hồn khỏi sự ràng buộc thể xác của cuộc đời trên thế gian
Tám phương pháp tu luyện Yoga:
Chế giới: không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không có của riêng, không dâm dục => ngũ chế. Đây là bước tu luyện về đạo đức
14
Nội chế: dấn thân vào khổ hạnh mà tu luyện, học tập, gạt bỏ thế tục, danh lợi, giữ cho tinh thần trong sạch
Tọa pháp: phương pháp tĩnh tọa: tâm phải lắng, thần phải lặng, khi tĩnh tọa thì thân không cử động
Điều tức pháp: luyện hơi thở, giữ cho nhịp thở điều hòa, khoan thai, không hít nhiều, thở mạnh
Chế cảm pháp: kiềm chế, kiểm soát, làm chủ giác quan
Tổng trì pháp: thu gọn tâm thần, tập trung cao độ tư tưởng. Không cho một ý tưởng bên ngoài nào lọt vào tâm trí
Thiền định: tập trung cao độ tinh thần vào đạo pháp
Tam muội pháp: hoàn toàn làm chủ được tâm, chí, ý.


15
2.2. Dòng triết học không chính thống (NASTIKA), (không thừa nhận kinh Vêđa và đạo Bàlamôn), bao gồm 3 triết phái cơ bản:

Triết phái JAINA
Triết phái LOKAYATA: Đây là triết phái duy vật và vô thần tương đối triệt để, nhung ch? tồn tại trong m?t th?I gian ng?n ngủi.
Triết phái BUDDHA (Phật giáo):
16
Triết học Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI TCN ở miền Bắc AD
Đạo Phật ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm con đường giải thoát con người khỏi khổ đau triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ AD
17
Triết học Phật giáo
Người sáng lập Đạo Phật là Thích Ca Mâu Ni có tên thật Siddhattha. Phật sinh ngày 8/4/563 TCN và mất 483 TCN. Năm 29 tuổi, ông từ bỏ cuộc đời vương giả đi tu luyện tìm con đường diệt trừ nỗi khổ của chúng sinh

Sau 6 năm tu luyện, Siddhattha đã ngộ đạo, tìm ra chân lý "tứ diệu đế" và "Thập nhị nhân duyên". Sidd đã trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni (lúc 35 tuổi)
18
19
Triết học Phật giáo
Sakyamuni đắc đạo
dưới cội Bồđề
Sakya truyền chính pháp
20

PHẬT GIÁO
Thế giới quan
Nhân sinh quan
Tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo Ấn độ cổ đại :
a. Về thế giới quan: triết học Phật giáo được phản ánh trong ba phạm trù cơ bản;
* Vô ngã: Thế giới vạn vật được cấu tạo từ 4 yếu tố vật chất (Sắc): Địa, Thuỷ, Hoả, Phong (đây là những cái có thể cảm giác đươc
* Vô thường: Sự tồn tại của thế giới là một dòng chuyển biến liên tục, không có gì trường tồn và vĩnh cửu cả và cũng không do một vị thần thánh nào sáng tạo ra.
* Duyên khởi: Duyên là điều kiện để nhân biến thành quả.
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn biến đổi theo chu trình:
sinh - trụ - dị - diệt do nguyên nhân nội tại của bản thân nó.
21

Thế giới quan:
Phật giáo cho rằng vũ trụ bao la, vô cùng, vô tận. Vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định không do một vị thần,
22
một lực lượng siêu nhiên hoặc một Brahman nào sáng tạo.
Thế giới này, kể cả con người đều được cấu thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố Sắc và Danh.
23
Sắc
(Vật chất)
Thủy
Hỏa
Thổ
-Phong
-Không
Danh
(Tinh thần)
LỤC ĐẠI
NGŨ UẨN
DANH
-Thụ
-Tưởng
-Hành
-Thức
SẮC
(Vật chất)
Hai cách hội nhập của Danh & Sắc
Vì thế giới luôn là dòng biến ảo, vô thường, không ngừng, nên không có cái “bản ngã” hay cái tôi và cũng chẳng có cái thực thể. Tất cả mọi vật đều biến hóa theo chu trình: sinh, trụ dị, diệt ( thành, trụ, hoại, không) .

Theo triết học Phật giáo, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, từ cái nhỏ nhất, đến cái lớn nhất đều bị chi phối bởi luật nhân duyên.
24
Duyên(Pratitya) là điều kiện, là cái khiến cho nhân(Hetu) sinh ra thành quả(Phla). Quả ấy lại do cái duyên mà thành nhân khác. Nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới. Nhân nào thì quả ấy. Cứ thế, cứ nối tiếp nhau vô cùng, vô tận và nhờ đó mọi vật, muôn loài cứ tiếp tục sinh, sinh, hóa, hóa, chuyển hóa vô cùng.
25
26
THUYẾT
NHÂN QUẢ
Triết học Phật giáo
...N.1
Q.1
Q.2...
Sự biến chuyển thời gian
Theo Phật giáo, chỉ có cái biến hóa không ngừng, không nghỉ do sự chi phối của nhân duyên là tồn tại mãi mãi mà thôi. Đó là cái vô thường.
Tính chân lý của cái vô thường này là cái mà con người không nhận thức được do bản thân họ là “vô minh”(tối tăm, ngu dốt).
27
Do con người không nhận thức được bản chất của cái biến ảo, vô thường, vô định của vạn vật; không biết được cái tôi có mà không, không mà có nên người ta lầm tưởng rằng mọi cái đều thường định, cái gì cũng là ta và của ta.
Đây chính là điểm mấu chốt của sự chuyển hóa từ thế giới quan duy vật sang nhân sinh quan duy tâm, không tưởng của triết học Phật giáo.
28
29
Ví dụ:

Phòng
tối
Dây thừng
Con rắn
Hoảng sợ
Vô minh
Thế giới
ảo & giả
Tưởng thật
Tham sân si
30
b. Nhân sinh quan
(Hệ quả của thế giới quan, luân hồi và nghiệp báo)
Tứ diệu đế
Khổ đế
Tập đế
Diệt đế
Đạo đế
31
TỨ DIỆU ĐẾ
1.KHỔ ĐẾ
(Thực trạng)
4.ĐẠO ĐẾ
(con đường)
2.NHÂN ĐẾ
(nguyên nhân)
ĐỜI LÀ BỂ KHỔ
(KHỔ HẢI)
“Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giác mộng”
1. Khổ đế.
Theo Phật giáo, có 8 nỗi khổ reo rắc trong đời sống con người:
- Sinh, lão, bệnh, tử
- Thụ biệt ly
- Oán tăng hội
- Sở cầu bất đắc
- Ngũ thụ uẩn

32
2. Tập đế: Triết lý về nguyên nhân của những nỗi đau khổ. Phật giáo đưa ra 12 nguyên nhân (Thập nhị nhân duyên):
- Vô minh (avidya) là không sáng suốt, ngu tối nên thế giới là ảo, giả mà lại cứ cho là thực.
- Duyên hành (Samskara) là ý muốn thúc đẩy hành động.
33
- Duyên thức (Vijnana) là nhận thức, ý thức phân biệt cái tâm trong sáng, cân bằng và cái tâm ô nhiễm.

- Duyên danh- sắc (Nàmarupa) sự kết hợp của vật chất (Sắc) & tinh thần(Danh) Đối với các loại hữu hình thì sự phối hợp danh & sắc sẽ sinh ra 6 cơ quan cảm giác(lục căn) – Đó là: mắt (nhãn căn); tai (nhĩ căn); mũi (tỵ căn); lưỡi (thiệt căn) ; thân thể (thân căn); và ý thức (thức căn).
34

- Duyên lục nhập (Sadayatana) là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh của lục trần
(sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) với các giác quan.

- Duyên xúc (Sparsa) là sự tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn; lục trần hay giữa các giác quan với thế giới bên ngoài.

35
- Duyên ái (Trsna) là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới bên ngoài.

- Duyên thủ (Upadana)là giữ lấy và chiếm đoạt cái mà mình ham muốn, yêu thích.

- Duyên hữu (Bhava) là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
36
- Duyên sinh (Jati)là sự ra đời sinh thành do phải tồn tại.

- Duyên lão tử (Jaramarana)là già và chết vì có sự sinh thành.

3. Diệt đế (Nirodha-satya) - Những nỗi khổ đau của con người có thể tiêu diệt được.

37
4. Đạo đế
Phật giáo đưa ra 8 con đường giải thoát (Bát chính đạo). Đó là:
- Chính kiến (Samyak- Dristi) là hiểu biết đúng đắn về tứ diệu đế.
- Chính tư duy (Samyak - Samkalpa) là suy nghĩ đúng đắn.
- Chính ngữ (Samyak - Vasa) nói năng phải đúng đắn.
38
- Chính nghiệp (Samyak-Karmata), giữ nghiệp một cách đúng đắn không làm việc xấu, độc ác.

- Chính mệnh (Samyak-Ajiva) - giữ, ngăn dục vọng đúng đắn.

- Chính tịnh tiến (Samyak-Vyayama) -cố gắng, nỗ lực, đúng hướng, không biết mỏi mệt.

39
- Chính niệm (Samyak-Suritisati), luôn tâm niệm, tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát.
- Chính định (Sumayk – Samdhi)–là kiên định, tập trung tư tưởng cao độ.
Trong 8 con đường giải thoát, thì chính kiến và chính tư duy thuộc về tuệ. Chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh thuộc về giới luật.
40
Còn chính tịnh tiến, chính niệm, chính định thuộc về định.

Giới, Định, Tuệ là những con đường tiêu diệt khổ, giải thoát chúng sinh khỏi cảnh trầm luân, sinh tử để đạt tới siêu phàm, ở đó chấm dứt luân hồi và nghiệp. Đó chính là cõi Níết bàn (Nirvana).

41
Kết luận:
- Ở thời kỳ đầu, Phật giáo chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng.
- Là tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt.
- Nêu lên khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch của cuộc đời, khuyên con người sống lương thiện, từ bi, bác ái.
Tuy nhiên, Phật giáo cũng biểu hiện tính chất duy tâm và ảo tưởng trong triết lý giải thoát.
42
Kết luận chung về Triết học AD cổ đại:


Nền triết học có truyền thống lâu đời; từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, Người AD đã sáng tạo nên triết học nhằm lý giải căn nguyên vũ trụ, nhân sinh

Tư tưởng triết học AD cổ đại gắn liền với tôn giáo; nó là triết học của đời sống, là triết lý đạo đức nhân sinh rất sâu sắc.

Nghiên cứu về một nền triết học lâu đời, phong phú sống động như triết học AD cổ đại không để hiểu được cái tinh túy, độc đáo của tri thức đa dạng của người AD, mà chính là đẻ mài sắc tư duy

43
II. TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trung hoa cổ đại được chia làm hai thời kỳ cơ bản:

Thời kỳ hình thành các quốc gia nô lệ, với sự xuất hiện của nhà Hạ, nhà Ân, nhà Thương và nhà Chu. Thời kỳ này các tư tưởng triết học chủ yếu còn mang tính chất dân gian, chưa có sự xuất hiện của những nhà hiền triết.
44
TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ,
TRUNG ĐẠI
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc. Sau sự tan rã của nhà Chu, Trung Hoa rơi vào tình trạng loạn lạc, với sự tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau của bảy thế lực hùng mạnh (Tề, Tấn, Tống, Ngụy, Ngô, Sở, Tần), các cuộc chiến tranh nổ ra liên miên. Chính trong bối cảnh xã hội như vậy mà Trung Hoa thời kỳ này xuất hiện nhiều những tư tưởng triết học khác nhau nhằm tìm kiếm một giải pháp cho một xã hội thái bình - thịnh trị. Đây là thời kỳ "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng"vơi hàng trăm nhà hiền triết xuất hiện.
45
TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ,
TRUNG ĐẠI
Khổng giáo, Lão giáo, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Nông gia, Binh gia, Tung hoành gia, Tiểu thuyết gia, Tạp gia,.
Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Dương Chu, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Huệ Thi, Công Tôn Long, Lý Tư, Hàn Phi
Các trường phái triết học đó là đại biểu cho thế giới quan và lợi ích của các g/c, tầng lớp khác nhau trong xã hội, đã đấu tranh hết sức quyết liệt, tạo nên không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Quốc cổ đại

46
TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ,
TRUNG ĐẠI
Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nét đặc thù của triết học Trung Hoa cổ, trung đại là hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người,xã hội lý tưởng và con đường trị nước
47
2. CÁC TRƯỜNG PHÁI
TRIẾT HỌC CƠ BẢN
48
2.1. Thuyết Âm - Dương, Ngũ hành.
Thuyết Âm - Dương phản ánh quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai của người Trung Hoa về cội nguồn và quá trình biến hóa xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và con người.
Âm - Dương được biểu hiện trên 3 phương diện:
* Dùng để mô tả cấu trúc của sự vật, hiện tượng và các qúa trình kinh tế - xã hội giống như 2 mặt đối lập có xu hướng bài trừ lẫn nhau :
Dương = chính, Âm = phản; ánh sáng = Dương, bóng tối = Âm .
* Dùng để chỉ 2 trạng thái đối lập nhau của cùng một sự vật, hiện tượng: thái Dương = vận động, thái Âm = đứng im.
* Dùng để chỉ cái cơ sở và cái được sinh thành từ cơ sở;
cái cơ sở = Âm (tim mạch), cái được sinh thành = Dương (tuần hoàn máu).
49

Biện chứng Âm - Dương.
Do thống nhất, giao cảm với nhau mà Âm - Dương có đô�ng; mà động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn tại vĩnh cữu. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, hai khuynh hướng đối lập Âm - Dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật. Tuy nhiên, vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở lại. (Quân bình và phản phục)
Tóm lại:
* Âm - Dương thống nhất, giao hòa lẫn nhau. Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
* Âm và Dương tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Dương cực thì Âm sinh, Dương tiến thì Âm lùi, Dương thịnh thì Âm suy. và ngược lại.
50
Thuyết Ngũ hành
Người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật được tạo thành từ 5 yếu tố (Ngũ hành) là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nội dung cơ bản của lý luận Ngũ hành được thể hiện trong quy luật Ngũ hành tương sinh - tương khắc.
Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ là những phạm trù phản ánh những sự vật, hiện tượng hay thuộc tính, quan hệ như:
Kim: kim khí, mùa Thu, phương Tây, màu trắng, vị cay.
Thuỷ: Nước, mùa Đông, phương Bắc, màu đen, vị mặn.
Mộc: gỗ, mùa xuân, phương Đông, màu xanh, vị chua.
Hỏa: lửa, mùa Hạ, phương Nam, màu đỏ, vị đắng.
Thổ: đất, giữa Hạ và Thu, trung tâm, vàng, vị ngọt.
51
52
TƯƠNG SINH
MỘC
HOẢ
THỔ
KIM
THUỶ
TƯƠNG SINH
TƯƠNG KHẮC
Ngũ hành còn dùng để giải thích địa lý tự nhiên và thời tiết
53
THỔ
ĐÔNG-MỘC
MÙA XUÂN
NAM - HOẢ
MÙA HÈ
TÂY- KIM
MÙA THU
BẮC - THỦY
MÙA ĐÔNG
Tóm tắt sự liên quan của Ngũ hành với tính chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội:
54
Lý thuyết bát quái.

55
Là lý thuyết triết học giải thích thế giới được tạo thành bởi 8 nhóm sự vật, hiện tượng (bát quaí - tám quẻ)khác nhau:
Càn : Trời, vua, cha, cứng rắn, tính kiên nghị,.
Khôn: Đất, hoàng hậu, mẹ, mềm, tính nhu mì,.
Chấn: Sấm, con trưởng, mạnh khoẻ, tính phản trắc,.
Tốn: Gió, trưởng nữ, không quả quyết, .
Cấn: Núi, thiếu nam, nhanh nhẹn,.
Đoài: Đầm, thiếu nữ, chê bai,.
Khảm: Nước, hay lo, ẩn nấp,.
Ly: Lửa, con gái, hoạt bát,.
Lý thuyết bát quái.

56
Các quẻ này được sắp xếp theo nguyên tắc đối nghịch âm - dương thành các cặp quẻ. Mỗi quẻ có 3 hào, mỗi hào được thể hiện bằng - (hào dương) và - - (hào âm). Vòng tròn ? chính gi?a là thái cực, hai ph?n den tr?ng hình con cá là lưỡng nghi (cá âm và cá dương cắn đuôi nhau). Vây quanh thái cực bát quát. Trên dưới, trái phải của thái cực là tứ quái càn - khôn, ly - kh?m. Hai v?ch ch?ng lên nhau ? n?i t?ng quái hình là t? tu?ng. Thái cực sinh lu?ng nghi, lu?ng nghi sinh t? tu?ng, t? tu?ng sinh bát quát, bát quái sinh v?n v?t.
Lý thuyết bát quái.

57
2.2. TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
NHO GIA (NHO GIÁO)
Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của TQ cổ đại. Người sáng lập ra đạo Nho là Khổng Tử (551 - 479 TCN). Người kế tục nổi tiếng là Mạnh Tử (372 - 289 TCN) và Tuân Tử (313 - 238 TCN)
58
Kinh điển của Nho gia gồm có:
* Tứ thư: - Luận ngữ ( Bàn về đường lối chính trị lấy dân làm gốc).
- Đại học ( bàn về chánh tâm, tu thân, tề gia,trị quốc, bình thiên hạ).
- Trung dung (dạy cách ứng xử sao cho thuận thiên, thuận địa, thuận nhân tâm).
- Mạnh Tử.
* Ngũ kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu.
Hệ thống kinh điển này hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về giới tự nhiên. Điều này cho thấy triết học Nho gia chủ yếu bàn về chính trị, đạo đức, xã hội.
59
Quan điểm về giới tự nhiên.
* "Trời", "đạo trời", "mệnh trời" là những khái niệm dùng để làm chỗ dựa thiêng liêng cho học thuyết về đạo lý trong triết học của Khổng Tử.
Trời được coi như là một quan tòa công minh chính trực cầm cân nảy mực phát xét mọi việc;
Trời quyết định sự thành bại trong hoạt động cũng như trong cuộc sống con người
=> Con người nên phục tùng ý trời => dẫn đến thuyết "tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên"
60
Quan điểm về giới tự nhiên.
* "Dịch" là đổi, bao hàm cả ý nghĩa thay đổi, trao đổi, biến đổi và được ghi nhiều trong Kinh Dịch.
* "Thiên mệnh", toàn bộ thế giới và kể cả con người cũng như số phận con người đều do "trời" định. Do đó khổng Tử cho rằng: hiểu biết được mệnh trời thì mới có thể trở thành người "quân tử".
* "Quỷ thần", Khổng Tử tin là có quỷ thần, song nó lại chỉ có tính chất lễ giáo hơn là tôn giáo vì vậy, đối với Ông quỷ thần không có tác dụng chi phối cuộc sống con người, cho nên Ông phê phán sự mê tín quỷ thần và kính quỷ thần nhưng khôg gần gũi
61
Quan điểm về con người và xã hội. Với chủ trương "Đức trị" Triết học của Khổng Tử tập trung vào 4 nội dung:
* Nhân, là khái niệm để chỉ đức hạnh của con người trong mối quan hệ giữa người với người.
Thương yêu người, cái gì mình không muốn thì cũng không mong muốn cho người khác


NHÂN

Mình muốn lập thân thì cũng phải giúp người
khác lập thân
62
Lý thuyết "Chính danh".

63
Lý thuyết "Chính danh".
Đây là chính sách dùng người, làm sao để thiết lập trật tự xã hội thái bình thịnh trị. Mỗi người trong xã hội (cũng giống như đồ vật) đều có những tên gọi khác nhau, có những khả năng và nhân cách ứng với tên gọi của từng ngưởi ( mỗi người đều có giá trị sử dụng nhất đinh, nếu biết dùng đúng người, đúng vị trí thì sẽ tạo cho họ trở thành người có ích). Xã hội muốn thái bình thịnh trị thì mọi người cần phải tuân theo kỷ cương:
Quân - Thần, Phu - Phụ, Phụ - Tử. (tam cương)
Nói năng, hành động phải Chính danh.
64
Thuyết "Chính danh"
Trong 5 mối quan hệ, KT chú ý 2 mối quan hệ chính là vua - tôi (mối quan hệ giữa người cầm quyền và người bị trị, giữa NN với nhân dân), cha - con
Người cầm quyền cần thực hiện 3 điều:
+ Túc thực: bảo đảm đủ lương thực cho dân
+ Túc binh: xây dựng binh lực
+ Dân tín: lòng tin cậy của dân
(nếu phải bỏ bớt, thì không được bỏ dân tín, nếu không chính quyền sẽ sụp đổ)
- Về đạo cha con, KT dạy rằng con phải hiếu với cha mẹ, cha mẹ phải có lòng từ ái
65
Thuyết "Chính danh".
Theo KT, những đức tính con người thường phải trao dồi: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (ngũ thường). Đứng đầu Ngũ thường là nhân, nghĩa, trong đó là nhân là chính
"Lập đạo của trời thì nói dương và âm; lập đạo của đất thì nói nhu và cương; lập đạo của người nói nhân và nghĩa"
=> Đạo của KT là đạo nhân
66
Thuyết "Chính danh".
Trong việc trị nước, tu thân để đạt được đức "nhân", KT chú trọng "lễ". Lễ là những quy phạm, nguyên tắc đạo đức nhà Chu
Theo ông, quân bất quân, phụ bất phụ, tử bất tử, thiên hạ sẽ loạn => phải dùng lễ để khôi phục trật tự, phép tắt, luân lý xã hội, làm cho mọi người trở về với "đạo", với "nhân", với "chính danh"
Lễ quan hệ mật thiết với Nhân. Nhân là nội dung, Lễ là hình thức biểu hiện của Nhân => phải theo Lễ, không được trái Lễ.
67
Quan niệm của giáo dục của Khổng Tử
Muốn trở thành người nhân - người hoàn thiện (có cả nhân - trí - dũng) thì phải học
Mục đích của việc học là tham gia vào công việc quốc gia và để biết kỷ cương xã hội mà tuân theo (KT cho rằng không nên dạy làm ruộng, làm vườn, không dạy cách cầm quân vì đây là nghề nghiệp tầm thường)
KT chủ trương dạy cho tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp, chủng tộc; mặt khác, không cần phải giảng giải cho dân vì dân không có khả năng hiểu ý nghĩa công việc mình làm
68
Quan niệm về giáo dục
KT khuyên học trò nên tự tin ở mình, không nên oán tránh đời hay trời
Đề cao việc ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống khuyến khích sự chủ động của người học
Học phải nỗ lực cố gắng, học không mệt mỏi
Phương pháp giáo dục:
+ Gợi mở sự sáng tạo
+ Nêu gương
+ Học đi đôi với hành
69
Nhận định về Triết học Khổng Tử
Triết lý hành động (nhập thế) với đường lối chính trị đẳng cấp theo thuyết chính danh, nặng đức, nhẹ hình, khuuyến khích người đời tu thân theo mẫu người quân tử (đạt được 9 điều)
Học thuyết của KT chứa đựng nhiều mâu thuẫn => thiếu nhất quán
Học thuyết của KT để lại dấu ấn không chỉ trong sách vở, mà còn trong cuộc sống; vượt biên giới TH cắm rễ vào phong tục, tập quán của nhiều nước láng giềng.
70
Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia chia thành tám phái nhưng trong đó có 2 phái chủ yếu:
Phái Mạnh Tử (327 - 289 tr. CN), tiếp tục phát triển tư tưởng lấy dân làm gốc và giải quyết vấn đề con người theo đường lối duy thiện với chủ trương: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Phái Tuân Tử (313 - 238 tr. CN), tiếp tục phát triển tư tưởng của Khổng Tử nhưng theo đường lối duy ác. Để đưa con người trở về với cái thiện, Tuân Tử chủ trương: Nhân, lễ, nghĩa, nhạc và đề cao tư tưởng pháp trị.
71
2.3. Lý thuyết triết học của phái "Đạo gia". Do Lão Tử ( sinh vào khoảng thế kỷ thứ VI. TCN ) và Trang Tử (369-286. TCN ) sáng lập, còn gọi là "Đạo Lão-Trang"
Kinh điển của "Đạo gia" chủ yếu được tập trung trong bộ Đạo đức kinh và bộ Nam Hoa kinh. Những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái "Đạo gia" được thể hiện chủ yếu trong lý luận về Đạo và Đức. Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới và là cơ sở để LãoTử xây dựng thuyết Vô vi.
Lý luận về Đạo và Đức.
Đạo là phạm trù triết học vừa dùng để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa dùng để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.
72

















Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
Theo Lão Tử, Đạo sinh ra vạn vật, Đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ Đạo mà được sinh ra, nhờ Đức mà thể hiện, và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với Đạo. Đạo sinh ra Một (Khí thống nhất), Một sinh ra Hai (Âm - Dương đối lập), Hai sinh ra Ba (Trời, Đất, Người), Ba sinh ra Vạn Vật.
73
Quan niệm biện chứng về thế giới.
Trong triết học của Lão Tử, quan niệm biện chứng về
thế giới không tách rời quan niệm về Đạo - Đức. Nhờ Đức mà
Đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái Vô. Cái Vô
sinh ra cái Hữu. Cái Hữu sinh ra Vạn Vật.
Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập. Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. "Ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có xấu; hai mặt dài ngắn tựa vào nhau mới có hình thể; hai mặt cao thấp liên hệ với nhau mới có chênh lệch; và trong vạn vật, không vậ�t nào không cõng Âm, bồng Dương". Trong vạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng còn xung đột, đấu tranh lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hoá không ngừng của vạn vật.
74

Lão Tử khẳng định càng tách xa Đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn là tai họa của xã hội. Ông viết: khi Đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện nhân - nghĩa; khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi - trung. Vì vậy, để xoá bỏ tai họa cho xã hội, phải thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội. Mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay trở lại cái ban đầu) hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt đối lập kia tự mất đi theo quy luật quân bình (cân bằng nhau).
75
Thuyết Vô vi. Từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên ứng dụng vào lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết Vô vi. (quan điểm về các vấn đề nhân sinh và chính trị - xã hội.)
Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không
giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính
của tự nhiên; là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất Đức.
Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy Đạo. Chỉ khi
nhận thấy Đạo mới có thể Vô vi được.
Về đường lối trị nước an dân, Lão Tử hoàn toàn đối lập với
Khổng Tử. Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp
đến việc đời. Nhưng, nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái
không làm một cách kín đáo, khéo léo. Ông viết: "Chính phủ yên
tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phác, chính phủ tích cực làm
việc thì dân đầy tai họa".
76















Tóm lại, những tư tưởng sâu sắc và độc đáo về Đạo, về Đức, về phép biện chứng, về Vô vi trong hệ thống triết học của Lão Tử đã nâng ông lên vị trí những nhà triết học hàng đầu trong nền triết học Trung Hoa cổ đại. Chúng là mạch suối nguồn làm phát sinh nhiều tư tưởng triết học đặc sắc của nền triết học phương Đông nói chung và triết học Trung Hoa nói riêng.
Sang thời Chiến Quốc, Trang Tử đã biến các yếu tố biện chứng trong triết học của Lão Tử thành chủ nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện.

77

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
PHÁP GIA

Đây là một trong những trường phái triết học có ảnh hưởng đến sự nghiệp thống nhất về chính trị của xã hội Trung Hoa
Người đại diện cho trường phái này là Hàn Phi Tử (280-233)
Sự xuất hiện của học thuyết Hàn Phi Tử là sự đánh dấu việc kết thúc xã hội nô lệ, sự thắng lợi của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến TH
78

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
PHÁP GIA

Tư tưởng về hình pháp trong lịch sử tư tưởng TQ cổ đại
Đầu thời nhà Chu, có hai phương pháp trị dân cho 2 tầng lớp trong xã hội khácc nhau:
+ Lễ: dùng cho tầng lớp quý tộc, "quân tử"
+ Hình: dùng cho tầng lớp thứ dân, "tiểu nhân"

"Lễ không xuống thứ dân, hình không lên đại phu"
79

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHÁP GIA
Thời kỳ này, không được công bố hình pháp mà để riêng cho hàng quân tử biết mà thi hành
Quản Trọng là người đầu tiên bàn về pháp như một cách cai trị và cần phải công bố pháp luật rộng rãi. Ông cho rằng trong phép trị nước phải coi trọng "luật, hình, lệnh, chính"; phải dạy cho dân biết luật mà thi hành
Tư tưởng của Nho gia về hình pháp, đặc biệt là thuyết chính danh
Chủ trương về Pháp, Thế, Thuật của Thương Ưởng, Thận Đáo, Thân Bất Hại
80

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHÁP GIA
2. Nội dung tư tưởng của Pháp gia
* Những căn cứ cho phương pháp trị nước của Pháp gia:
Một là, thừa nhân tính qui luật của những lực lượng khách quan mà HP gọi là Lý (Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội).
Hai là, thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại.
Ba là, do bản tính con người là ác và do trong xã hội người tốt cũng có nhưng ít, còn kẻ xấu thì rất nhiều nên muốn xã hội yên bình, không nên trông chờ vào số ít người làm việc thiện
81

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHÁP GIA
2. Nội dung tư tưởng của Pháp gia
Nội dung tư tưởng
Theo HP, pháp trị là tổng hợp giữa "Pháp, Thế, Thuật"
Pháp là nội dung của chính sách cai trị
Thế, Thuật là công cụ, phương tiện để thực hiện chính sách
=> Cả ba đều là công cụ của đế vương
82

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHÁP GIA
2. Nội dung tư tưởng của Pháp gia
Pháp: luật lệ, quy định, điều luật, hiến lệnh có tính chất khuôn mẫu/ thể chế, chế độ xã hội
Pháp là tiêu chuẩn,căn cứ để xác định rõ danh phận, thị phi, tốt xấu để mọi người biết rõ điều gì được làm và không được làm
Pháp đã ban bố thì phải thi hành nghiêm minh
Pháp phải được ban bố công khai, rộng rãi để dân biết mà thi hành
83

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHÁP GIA
2. Nội dung tư tưởng của Pháp gia
Thế: địa vị, thế lực, quyền uy của người đứng đầu chính thể. Địa vị đó là độc tôn
Muốn thi hành pháp lệnh phải có thế. "Thế" có thể thay cho bậc hiền nhân => trong việc trị dân, địa vị quyền thế của vua mới là quan trọng, còn đức không quan trọng
Để điều khiển được một nước thực hiện nghiêm minh pháp luật, cần phải sử dụng "Thuật"
84

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHÁP GIA
2. Nội dung tư tưởng của Pháp gia
"Thuật" : phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược, thủ đoạn điều khiển công việc và dùng người
Để trị dân, vua phải có một bộ máy quan lại trong từng địa phương, từng lĩnh vực => trị dân thông qua trị quan lại
Thuật không được công bố
Thuật trong pháp trị của Pháp gia là "chính danh" là "theo danh mà trách thực" => xem danh và thực có hợp nhau không để thưởng, phạt
85

TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHÁP GIA
2. Nội dung tư tưởng của Pháp gia

Thưởng, phạt công minh cũng là công cụ quan trọng trong phép trị nước

- Vua phải giữ kín tâm ý, sở thích của mình và không được tin ai
86
I. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
Sự ra đời và đặc trưng của triết học HL cổ đại


Hy lạp cổ đại bước vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ khoảng từ XII - IX (TCN). Chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội phân chia thành giai cấp, có sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay, dẫn tới hình thành một bộ phận các nhà tri thức chuyên nghiên cứu triết học và các ngành khoa học khác như: toán học, vật lý học, thiên văn, thủy văn... Các ngành khoa học này đòi hỏi có sự khái quát của triết học. Nhưng do sự khái quát triết học thời kỳ này chưa cao nên giữa tri thức triết học và tri thức khoa học cụ thể thường hòa vào nhau.
87


Đây cũng là thời kỳ diễn ra sự giao lưu giữa Hylạp và các nước Aicập, Babilon nên triết học Hylạp cũng bị ảnh hưởng của triết học Phương Đông.

Chính những đặc điểm kinh tế-xã hội ấy đã tạo ra cho triết học Hylạp cổ đại những đặc điểm cơ bản:
88

Thứ nhất, triết học Hylạp cổ đại thể hiện thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô. Nó là công cụ lý luận của chủ nô nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ nô.

Thứ hai, triết học Hylạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trường phái duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần. Trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học duy vật của Démocrite và đường lối triết học duy tâm của Platon.
89

Thứ ba, Triết học Hylạp cổ đại nổi bật bởi tính tổng hợp, đa dạng, nhưng là triết học còn ở trình độ thấp. Nó hình thành gắn liền với nền khoa học còn non trẻ thời bấy giờ. Triết học Hylạp cổ đại giải thích giới tự nhiên theo quan điểm duy vật thô sơ, thuần phác
Quan niệm duy vật thô sơ của triết học Hylạp đã đóng vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, và thần học thời cổ đại.
90

Thứ tư, triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên phép biên chứng tự phát. Các nhà triết học Hylạp cổ đại nghiên cứu phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật tranh luận, nghệ thuật hùng biện và để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý.
Kết quả của quá trình nghiên cứu này đã cho phép họ nhận thức được và phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng
91

Thứ năm, triết học Hylạp coi trọng vấn đề con người.

Các nhà triết học Hylạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người khi lí giải vấn đề linh hồn tuy giữa các quan niệm đó còn có nhiều bất đồng, song nhìn chung họ đều khẳng định con người là tinh hoa cao quí nhất của tạo hóa.
92
II. NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU
Lịch sử triết học Hylạp cổ đại là lịch sử đấu tranh của hai trường phái, đại diện cho hai tầng lớp người cơ bản - chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc trong xã hội

1. Phái Mylê ( đại biểu tư tưởng triết học duy vật của tầng lớp chủ nô dân chủ) với những triết gia tiêu biểu của 2 thành phố l�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)