Triết Học Mac-Leninh

Chia sẻ bởi Huỳnh Trọng Khanh | Ngày 18/03/2024 | 49

Chia sẻ tài liệu: Triết Học Mac-Leninh thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin
Bài thứ sáu:




(Chương trình Trung cấp chính trị)


TS. Nguyễn Văn Long
I- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
1- Giai cấp là gì?
* Định nghĩa: Các tập đoàn người gắn liền với một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về địa vị kinh tế.

* Đặc trưng:
- Sự khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất
- Sự khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, trong tổ chức quản lý sản xuất
- Sự khác nhau về phương thức thu nhận của cải xã hội
2- Nguồn gốc, điều kiện tồn tại của giai cấp
* C.Mác: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”.
Trong xã hội
nguyên thủy,
lực lượng sản xuất
còn thấp kém,
xã hội chưa phân
chia giai cấp.
Giai đoạn cuối
của xã hội
nguyên thủy,
chế độ tư hữu
xuất hiện là
cơ sở trực tiếp
của sự hình thành
giai cấp.
Xã hội nô lệ
là xã hội đầu
tiên có giai cấp
và đến nay
xã hội loài
người vẫn là
xã hội có
giai cấp.
Khi lực lượng
sản xuất phát triển
đến một trình độ
rất cao, chế độ
tư hữu sẽ mất đi,
phân chia giai cấp
sẽ không còn là
một tất yếu nữa.
3- Đấu tranh giai cấp
a- Thực chất của đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa giai cấp bị áp bức, bị bóc lột và giai cấp áp bức, bóc lột. Là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Và “là một cuộc đấu tranh chính trị”.
- Có nhiều hình thức đấu tranh giai cấp khác nhau trong lịch sử. Trong thời đại ngày nay, hình thức đấu tranh giai cấp càng phong phú, đa dạng và phức tạp.
- Trong xã hội có giai cấp, không chỉ có đấu tranh giai cấp mà còn có liên minh giai cấp.

b- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp:
- Đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội có giai cấp có đối kháng giai cấp.
- Tuy nhiên, đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất.
c- Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản:
Cuộc đấu tranh đó tất yếu phải trải qua hai thời kỳ chủ yếu:
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội
+ Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.
II- NHÀ NƯỚC
1- Nguồn gốc và bản chất nhà nước:
- Vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất và bị các nhà tư tưởng của giai cấp bóc lột xuyên tạc nhiều nhất.
- Theo quan điểm mác-xít, xã hội không phải khi nào cũng có nhà nước mà chỉ ra đời và tồn tại khi trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp phát triển đến mức không điều hòa được.
- Nhà nước về bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế.

- Nhà nước vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội, vừa có chức năng thống trị giai cấp vừa có chức năng xã hội. Chức năng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị chính trị.
Nhà nước khi nằm trong tay giai cấp đại biểu cho toàn thể xã hội, đóng vai trò tiến bộ và cách mạng thì tính tích cực của chức năng xã hội của nó biểu hiện càng rõ rệt.


2- Nhà nước vô sản
a- Tính tất yếu của nhà nước vô sản:
- Thứ nhất, xã hội còn phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp tục, còn các lực lượng mưu toan phục hồi chế độ cũ, vẫn còn âm mưu xâm lược của các thế lực đế quốc.
Thứ hai, xã hội trong thời kỳ quá độ vừa thoát thai từ xã hội cũ, còn mang rất nhiều dấu vết của xã hội cũ.
- Thứ ba, xây dựng CNXH là sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, phức tạp, cần có nhà nước để tổ chức quản lý công việc xây dựng xã hội mới, bộ máy nhà nước kiểu mới đó chính là nhà nước vô sản.
b- Những đặc điểm của nhà nước vô sản:

Nhà nước của dân,
do dân và vì dân
Nhà nước có chức năng
chủ yếu là tổ chức xã hội
Với hai đặc điểm trên, nhà nước vô sản là nhà nước “nửa nhà nước”.
- Nhà nước ở nước ta hiện nay là “nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đó là nhà nước vô sản.

III- CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1- Bản chất, nguyên nhân, vai trò của cách mạng xã hội:


Cách mạng xã hội
là phương thức
chuyển biến từ một
hình thái KT-XH
lỗi thời lên một
hình thái KT-XH
cao hơn, tiến bộ hơn

Nguyên nhân sâu
xa của cách mạng
xã hội là mâu
thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất
Cách mạng xã hội
có vai trò lịch sử
to lớn mở đường
cho sự tiến bộ
xã hội
2- Tính chất của cách mạng:
- Tính chất của một cuộc cách mạng xã hội được xác định bởi nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn kinh tế của xã hội.
- Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất trong lịch sử, xóa bỏ mọi hình thức áp bức bóc lột, xóa bỏ sự phân chia giai cấp mà cơ sở của nó là chế độ tư hữu. Để thực hiện mục tiêu đó phải có những tiền đề và điều kiện cần thiết và tiến hành từng bước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

3- Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng:





Tình thế cách mạng là một cuộc
khủng hoảng toàn quốc, lay chuyển
cả giai cấp thống trị lẫn giai cấp bị trị
Giai cấp cách mạng có khả năng
phát động, lãnh đạo quần chúng đứng
lên lật đổ chế độ cũ và tính tích cực
cách mạng của quần chúng được
nâng lên đến một mức độ nhất định.
Điều kiện
khách quan
Nhân tố
chủ quan
4- Bạo lực cách mạng:
Bạo lực cách mạng là sức mạnh của phong trào quần chúng, được đường lối chính trị tiên tiến hướng dẫn vùng dậy chống giai cấp thống trị phản động.
- Bạo lực cách mạng là nhân tố không thể thiếu để đạt tới thành công của cách mạng, là điều kiện cần thiết cho các cuộc cách mạng.
- Bạo lực chỉ là phương tiện, là công cụ chứ không phải là mục đích của cách mạng; nó là điều kiện chứ không phải là nguyên nhân sản sinh ra xã hội mới./.
HẾT BÀI 6
Cảm ơn các đồng chí!
Xin chào và hẹn gặp lại
trong các bài giảng tiếp theo./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Trọng Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)