Triết Học Mác-Lê Nin - Lớp Trung Cấp Chính Trị

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Việt | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Triết Học Mác-Lê Nin - Lớp Trung Cấp Chính Trị thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI
**************************
Bài 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
ThS. Đào Thị lan
NỘI DUNG
1.Lý luận hình thái kinh tế - xã hội
2.Giai cấp – Nhà nước – Cách mạng xã hội
3.Ý thức xã hội
1. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Sản xuất vật chất – nền tảng của xã hội
Sản xuất xã hội
Nền tảng
1.1. Sản xuất vật chất – nền tảng của xã hội
*Khái niệm sản xuất vật chất:
Là quá trình lao động của con người. Trong quá trình đó, con người sử dụng công cụ lao động tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tự nhiên, vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình.
*Vai trò của sản xuất vật chất:
- Lao động SXVC là 1 trong những nguồn gốc dẫn đsự xuất hiện loài người;
- SXVC là nguồn gốc của mọi của cải;
- SXVC là cơ sở, là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn và phát triển xã hội;
- SXVC là cơ sở hình thành nên tất cả các quan hệ xã hội (quan hệ về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…)
- SXVC là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội, quyết định sự phát triển XH từ thấp đến cao.

1.1. Sản xuất vật chất – nền tảng của xã hội
*Điều kiện để sản xuất vật chất
Điều kiện để SXVC
Điều kiện tự nhiên (hoàn cảnh địa lý)
Điều kiện dân số
Phương thức sản xuất vật chất
Quan trọng, cần thiết, tác động thường xuyên, tất yếu đến quá trình SXVC
Quyết định sự phát triển xã hội
1.2. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.2.1.Một số khái niệm:
+ Phương thức sản xuất:
-Là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
- Phương thức sản xuất bao gồm 2 mặt có quan hệ biện chứng với nhau, đó là: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất:
- Là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình SXVC; là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
-Kết cấu của LLSX:
Người lao động
Tư liệu sản xuất
Đối tượng LĐ
Tư liệu LĐ
Công cụ LĐ
Tư liệu LĐ khác
Quyết định, LLSX hàng đầu
1.2.1.Một số khái niệm
+ Quan hệ sản xuất:
- Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất.
- Kết cấu của quan hệ sản xuất:
QH sở hữu tư liệu
sản xuất
QH trong tổ chức và quản lý SX
QH
phân phối sản phẩm lao động
Mặt nào giữ vai trò quyết định? Vì sao?

1.2.1.Một số khái niệm
+Trình độ của LLSX:
Biểu hiện ở trình độ công cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.
1.2.2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Đây là QL cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của XH loài người; nó tác động trong mọi hình thái kinh tế-xã hội.
*Lực lượng sản xuất (LLSX) quyết định quan hệ sản xuất (QHSX):
- LLSX và QHSX tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong phương thức sản xuất nhất định. Trong đó, LLSX là nội dung, thường xuyên biến đổi, phát triển; QHSX là hình thức xã hội của sản xuất, tương đối ổn định. Do đó LLSX (nội dung) quyết định QHSX (hình thức)
1.2.2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
*Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất (tiếp)
-Trình độ LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy. LLSX biến đổi, phát triển làm cho QHSX cũng biến đổi phù hợp với nó. Sự phù hợp đó làm cho LLSX phát triển và sản xuất diễn ra bình thường.
-LLSX là yếu tố động, cách mạng nhất; còn QHSX là yếu tố tương đối ổn định (ít biến đổi hơn).
 Khi LLSX phát triển đến 1 trình độ nhất định, QHSX cũ không còn phù hợp với trình độ mới của LLSX và sẽ trở thành “xiềng xích”, kìm hãm sự phát triển của LLSX. Khi ấy, nảy sinh mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX cũ, mâu thuẫn này phát triển ngày càng gay gắt, tất yếu sẽ dẫn đến sự thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển mới của LLSX, thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển.


1.2.2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
*Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất (tiếp)
=> Phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế, làm cho XH loài người không ngừng vận động, phát triển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.
-Trong xã hội có đối kháng giai cấp, M.thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp.
*QHSX tác động trở lại sự phát triển của LLSX
QHSX quy định mục đích của SX, quy định tổ chức, quản lý SX và tác động trực tiếp đến lợi ích và thái độ của người lao động, của chủ đầu tư; đến tổ chức phân công lao động XH, đến việc ứng dụng KH công nghệ vào SX… và do đó, tác động đến sự phát triển của LLSX.
Sự tác động trở lại của QHSX đối với sự phát triển của LLSX có thể diễn ra theo 2 hướng:
1.2.2.Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
*QHSX tác động trở lại sự phát triển của LLSX (tiếp)
-Nếu QHSX phù hợp với với trình độ phát triển của LLSX, sẽ là động lực thúc đẩy, mở đường cho LLSX phát triển;
-Ngược lại, QHSX không phù hợp sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của LLSX (tác dụng kìm hãm chỉ là tạm thời)




1.2.3. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam (Trang 54 -57)
(HV tự liên hệ)
+Trước đổi mới?
+Từ khi đổi mới đến nay?
1.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1.3.1. Khái niệm: (SGK trang 57)
+Cơ sở hạ tầng:
+ Kiến trúc thượng tầng
1.3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (SGK trang 58 -60)
+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng:
-CSHT nào thì KTTT ấy





1.3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
+Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng (tiếp)
-CSHT quy định tính chất, đặc điểm của KTTT;
-Khi CSHT biến đổi thì sớm muộn KTTT cũng biến đổi theo.
+ KTTT tác động trở lại CSHT:
- KTTT bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó;
- Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo 2 hướng: Tác động phù hợp với các QL kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế, CSHT phát triển; ngược lại, tác động không phù hợp với các QL kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, CSHT.
1.3.3. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT ở nước ta:
(HV tự liên hệ) – (SGK trang 60 – 61)
1.4. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó
1.4.1.Khái niệm (Trang 63)
1.4.2. Quá trình lịch sử -tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội (Trang 63 - 64)
1.4.3. Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội (Trang 64)
2. GIAI CẤP – NHÀ NƯỚC – CÁCH MẠNG XÃ HỘI
2.1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
2.1.1. Khái niệm giai cấp (Trang 66)
2.1.2. Nguồn gốc hình thành giai cấp (Trang 68 - 70)
-Nguồn gốc sâu xa: Sự phát triển của lực lượng sản xuất;
- Nguồn gốc trực tiếp: Chế độ tư hữu
2.1.3. Đấu tranh giai cấp
* Định nghĩa (Trang 71)
* Đấu tranh giai cấp là 1 trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp (Trang 72-74)
2. GIAI CẤP – NHÀ NƯỚC – CÁCH MẠNG XÃ HỘI
2.1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
* Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay
(Trang 75 - 76)
2.2. Nhà nước
2.2.1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước
* Nguồn gốc:
- Nguồn gốc sâu xa: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
- Nguồn gốc trực tiếp: Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt không thể điều hòa được.
* Bản chất của nhà nước:
+ Bản chất giai cấp:
- Nhà nước bao giờ cũng là của 1 giai cấp nhất định, giai cấp thống trị về kinh tế;
2.2. Nhà nước
* Bản chất của nhà nước:
+ Bản chất giai cấp (tiếp)
- Nhà nước là bộ máy trấn áp của 1 giai cấp đối với các giai cấp khác;
- Là công cụ chuyên chính của 1 giai cấp;
- là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế;
- Là cơ quan quyền lực của 1 giai cấp đối với toàn xã hội.
+ Bản chất xã hội:
-Xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa …
-Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia;
-Thực hiện những công việc công ích: Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ô nhễm môi trường …
* Các kiểu nhà nước trong lịch sử (trang 78-79)


2.2.2. Nhà nước vô sản (Nhà nước CCVS, Nhà nước XHCN)
* Tính tất yếu của nhà nước vô sản:
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước vô sản là 1 tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Muốn xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ người bóc lột người, trước hết GCCN và nhân dân LĐ phải làm cách mạng lật đổ bộ máy nhà nước của giai cấp bóc lột, thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp mình;
- Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, GCCN và nhân dân LĐ cần có nhà nước của mình để trấn áp lực lượng phản cách mạng, các thế lực thù địch, sự phản kháng của giai cấp thống trị bóc lột đã bị đánh đổ;
- Để cải tạo những tàn tích của xã hội cũ;
- Để tổ chức quản lý, xây dựng thành công xã hội mới – XHCN (sự nghiệp khó khăn, phức tạp).
2.2.2. Nhà nước vô sản (Nhà nước CCVS, Nhà nước XHCN)
* Đặc điểm của nhà nước vô sản:
Ngoài những đặc trưng cơ bản của nhà nước nói chung (công cụ trấn áp của 1 giai cấp đối với giai cấp khác, cơ quan quyền lực của 1 giai cấp đối với toàn XH…), nhà nước vô sản còn có những đặc trưng khác với các nhà nước của giai cấp bóc lột.
- Nhà nước vô sản mang bản chất giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động;
-Là nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân;

-Cơ sở xã hội và nòng cốt của nhà nước vô sản là liên minh công -nông-trí thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua đội tiên phong chính trị của mình;
-Là nhà nước của đa số thống trị thiểu số; mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của đại đa số GCCN và nhân dân LĐ trên mọi lĩnh vực;

2.2.2. Nhà nước vô sản (Nhà nước CCVS, Nhà nước XHCN)
* Đặc điểm của nhà nước vô sản (tiếp)
-Chức năng chủ yếu là tổ chức xây dựng thành công xã hội mới – XHCN.
Nhà nước vô sản là 1 nhà nước đặc biệt, nhà nước không còn nguyên nghĩa, nhà nước “nửa nhà nước”
- Là nhà nước quá độ, là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử và nó sẽ tự tiêu vong khi những cơ sở tồn tại của nhà nước không còn nữa.
*Liên hệ với nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
(H/V tự liên hệ) - (SGK trang 82 - 86)

2.3. Cách mạng xã hội
2.3.1. Khái niệm, nguyên nhân, vai trò của cách mạng xã hội
*Khái niệm (Trang 87)
*Nguyên nhân (Trang 89)
*Vai trò của cách mạng xã hội (Trang 90)
2.3.2. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng
(Trang 91 - 92)
3. Ý THỨC XÃ HỘI
3.1. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội
3.1.1. Khái niệm
*Tồn tại xã hội:
- Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của xã hội.
- Tồn tại xã hội bao gồm 3 yếu tố cơ bản:
+Phương thức sản xuất vật chất;
+Điều kiện tự nhiên (hoàn cảnh địa lý);
+Dân số (số lượng dân, mật độ dân cư, tốc độ gia tăng dân số)
Trong đó phương thức sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định
*Ý thức xã hội:
Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng … của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.




3.1. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội
3.1.2.Bản chất của ý thức xã hội
Là sự phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội.
3.1.3.Cấu trúc của ý thức xã hội: (Trang 93-96)
Ý thức xã hội là hiện tượng phức tạp, tùy theo cách xem xét mà có thể phân loại khác nhau:
-Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm: Ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ;
-Theo trình độ phản ánh, người ta chia ý thức xã hội thành: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận;
-Theo cấp độ phản ánh, người ta chia ý thức xã hội thành: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
3.1.4.Tính giai cấp của ý thức xã hội: (Trang 97-98)

3.2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3.2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội:
- Ý thức xã hội bao giờ cũng biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội;
-1 số bộ phận của ý thức xã hội cũ vẫn còn tồn tại dai dẳng, có khi rất lâu, trong khi tồn tại xã hội sinh ra nó đã biến đổi; (ví dụ?)
- Ý thức xã hội không phản ánh kịp sự biến đổi, phát triển của tồn tại xã hội; tồn tại xã hội mới đã ra đời, nhưng ý thức xã hội mới phù hợp với nó chưa xuất hiện. (ví dụ?)

3.2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3.2.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:
-Trong những điều kiện nhất định, những ý thức, tư tưởng khoa học, tiên tiến, phản ánh đúng quy luật khách quan, thì có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội, chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của tồn tại xã hội; có thể dự báo được tương lai, góp phần tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất.
-Có 2 trường hợp phản ánh vượt trước của ý thức xã hội:
+Sự phản ánh vượt trước của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là có cơ sở, sẽ là cần thiết, đúng đắn, khoa học và sáng tạo khi ý thức xã hội phản ánh đúng những mối liên hệ bản chất, tất nhiên và những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội;
+Sự phản ánh vượt trước của ý thức xã hội sẽ là ảo tưởng, duy ý chí, không có cơ sở, nếu ý thức xã hội phản ánh không đúng quy luật khách quan của tồn tại xã hội và đó chỉ là mong muốn chủ quan của con người.
3.2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3.2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó:
-Thực tế lịch sử đã chứng minh: Những quan điểm, tư tưởng, lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không, mà được ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng, lý luận của các thời đại trước.
-Do ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được 1 quan điểm, tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào tồn tại xã hội của thời đại đó.
 Giúp ta có thể giải thích được vì sao 1 nước có nền kinh tế kém phát triển nhưng lại có trình độ phát triển cao về tư tưởng, văn hóa.
-Trong XH có giai cấp, sự kế thừa của ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp (các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những nội dung khác nhau trong ý thức xã hội của các thời đại trước).

3.2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3.2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng:
Ý thức xã hội được thể hiện dưới những hình thái cụ thể như: chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v.
- Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại XH theo những phương thức riêng của mình, nhưng giữa chúng có sự liên hệ, tác động, thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau và cùng nhau tác động đến tồn tại xã hội.
- Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, mà 1 hình thái ý thức xã hội nào đó nổi trội và đóng vai trò chi phối các hình thái ý thức xã hội khác.
3.2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3.2.5. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
-Tác động tích cực: Những ý thức, tư tưởng tiến bộ, cách mạng, khoa học, phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội, thì sẽ có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ.
-Tác động tiêu cực: Những ý thức, tư tưởng lạc hậu, phản tiến bộ, phản ánh không đúng quy luật khách quan, thì thông qua hoạt động thực tiễn của con người, nó sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
-Mức độ, tính chất và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Vai trò, địa vị lịch sử của giai cấp, chủ thể mang ý thức xã hội (tiến bộ, cách mạng hay lạc hậu, phản động); bản thân ý thức xã hội đó khoa học hay không, tiến bộ hay lỗi thời; mức độ thâm nhập của ý thức xã hội vào quảng đại quần chúng nhân dân; năng lực triển khai, hiện thực hóa ý thức xã hội vào hoạt động thực tiễn của chủ thể lãnh đạo, quản lý.

3.3.Ý nghĩa phương pháp luận
(SGK trang 106-109)
-Ý thức XH mới hình thành 1 cách tự giác, lâu dài …
-Ý thức XH mới là kết quả của sự kế thừa những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng dân tộc và nhân loại, …
-Hình thành ý thức XH mới phải gắn liền với phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân LĐ.





Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)