Triển lãm hoa (Lê Sơn THCS Sơn Phúc)
Chia sẻ bởi Lê Sơn |
Ngày 23/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Triển lãm hoa (Lê Sơn THCS Sơn Phúc) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Triển lãm hoa
Nội dung
1.Hoa tulip
2.Hoa sen
3.Hoa hướng dương
4.Hoa mai
5.Hoa đào
Hoa tulip
Khi nhìn thấy hoa Tulip ở bất kỳ đâu, người ta thường nghĩ ngay đến Hà Lan. Mấy ai được biết rằng tuy hoa Tulip là 1 trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước Hà Lan nhưng nó lại không có nguồn gốc ở Hà Lan.
Hoa Tulip đã trở nên đắt đỏ và đã từng được xếp vào hàng phát triến giống như cơn sốt vàng, tương tự như cơn sốt Internet trong những năm 90. Hoa Tulip từ đó và cho đến bây giờ là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Hà Lan. Phần lớn được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức và Nhật, còn lại hàng tỷ củ giống hoa vẫn được giữ lại ở Hà Lan.
Còn về nguồn gốc của hoa Tulip, thì cũng đã có một câu chuyện kể về loại hoa này như sau:
Trong một lần đi đưa cơm cho người cha, con gái út của một người chăn cừu tên là Tulip đã bị tên điền chủ bắt cóc mang về bắt làm thợ dệt thảm cho hắn. Suốt ngày, cô bị bắt nhốt trong một gian nhà tối, quanh năm không nhìn thấy ánh nắng mặt trời. Mùa hạ tối tăm tuyệt vọng đã qua, Rồi mùa thu buồn bãm và mùa đông lạnh lẽo cũng hết. Khi xuân đến thì nỗi buồn nhớ vườn nhà, cha mẹ, núi non bỗng dày vò Tulip, khiến nàng phải đi đến quyết định: hoặc là trở về với tự do hoặc là chết
Thế rồi một bữa nọ, kế hoạch bỏ trốn của Tulip cũng đã được một số cô gái cùng cảnh ngộ giúp sức. Vượt qua khung cửa sổ với vô số vết thương từ những mảnh chai, kính, bàn chân rớm đầy máu của Tulip chạy một mạch về phía sườn núi. Vó ngựa của tên điền chủ độc ác đuổi riết phía sau đã không cho nàng thoát. Không chịu bị bắt lại một lần nữa, khi kiệt sức Tulip liền nhắm mắt lao mình vào chân con ngựa đang chạy nhanh. Con vật đã bị gãy chân, tên điền chủ đã bị thương và còn nàng thì người đẫm máu. Nàng gượng đứng lên nhưng không còn sức. Tulip lảo đảo vài bước rồi ngã sấp xuống tuyết.
Sáng hôm sau từ chỗ Tulip nằm đã hiện ra một cảnh tượng kỳ lạ: trên bãi tuyết trắng lạnh, những bông hoa đỏ bừng nở. Và bông hoa mang tên nàng Tulip đã ra đời từ đó, góp thêm một vẻ đẹp đầy quyến rũ cho đời.
Một số hình ảnh
Hoa sen
Nelumbo nucifera là danh pháp khoa học của sen hồng (các tên gọi khác sen đỏ, sen Ấn Độ; trong các thư tịch Phật giáo và văn học tại Việt Nam, sen hồng còn được gọi bằng các tên gốc Trung văn như hà hoa (荷花), liên (hoa) (蓮(花)), hạm đạm (菡萏), phù cừ (芙蕖), thủy chi (水芝)). Về mặt thực vật học, Nelumbo nucifera (Gaertn.) đôi khi còn được gọi theo các danh pháp cũ như Nelumbium speciosum (Willd.) hay Nymphaea nelumbo. Đây là một loại cây thủy sinh sống lâu năm
Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin (Nymphaea caerulea); và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ.
Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt.
Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Nó là quốc hoa của Ấn Độ.
Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m
Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.
Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của USDA. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.
Hoa, các hạt, lá non và thân rễ ăn được. Tại châu Á, các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn. Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (xúp, canh, món xào) và là phần được dùng nhiều nhất. Các cánh hoa, lá non và thân rễ có thể ăn sống, mặc dù cần quan tâm tới việc truyền các loại ký sinh trùng sang người (chẳng hạn sán lá Fasciolopsis buski).
Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô. Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khi mềm và được dùng trong các món như chè sen hay làm mứt sen.
Tâm sen nằm trong các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.
Hoa hướng dương
Hướng dương còn được gọi là hoa quỳ (danh pháp khoa học: Helianthus annuus) là một loài thực vật chỉ sống một năm thuộc họAsteraceae với bông hoa lớn (inflorescence). Thân cây hướng dương có thể cao tới 3 mét, với đường kính bông hoa là 100cm. Hoa hướng dương là loài hoa biểu tượng của Kansas và là một trong các loài hoa biểu tượng của thành phố Kitakyushu, Nhật.
Hướng dương là loài cây có từ châu Mỹ, và đã được con người nuôi trồng vào khoảng năm 1000 TCN. Francisco Pizarro đã phát hiện những người dân Inca có sự sùng bái hoa hướng dương giống như hình ảnh thần Mặt Trời của họ, và những hình ảnh màu vàng kim của bông hoa cũng giống như những hạt giống đã được mang về châu Âu từ trước thế kỷ 16. Từ Helianthus để chỉ hoa hướng dương có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Hoa hướng dương thuộc lớp thực vật hai lá mầm
Trong thần thoại Hy Lạp, một cô gái tên là Clytie đã yêu thần mặt trời Helios, và cô đã không làm gì cả mà chỉ ngắm nhìn cỗ xe ngựa của thần đi qua bầu trời. Sau 9 ngày, cô hoá thân thành một bông hoa hướng dương. Tuy nhiên, từ “hướng dương” đã tồn tại một thời gian dài trước khi Helianthus annuus được đưa vào châu Âu, và người ta cho rằng truyện thần thoại này trên thực tế là nói tới vòi voi.
Những bông hoa đang ở giai đoạn nụ, chưa trưởng thành thì biểu lộ tập tính hướng dương (hướng theo Mặt Trời) của loài cây này. Khi mặt trời mọc vào buổi sáng, phần lớn hoa hướng về phía đông. Theo hành trình của một ngày, vào những ngày nhiều nắng, các nụ hoa theo hành trình của Mặt Trời di chuyển từ đông sang tây, thời gian buổi đêm nó lại trở về hướng đông
Sự vận động thực hiện bằng những tế bào vận động trong thân, một đoạn mềm dẻo của cuống ở vị trí thấp hơn nụ hoa. Khi giai đoạn chồi kết thúc thì cuống hoa bị cứng lại, và khi hoa nở thì nó không còn tính hướng dương nữa, cho dù nhiều bông hoa quay về hướng đông.
Hướng dương hoang dã không quay theo hướng mặt trời. Cụm hoa đầu của nó hướng về bất cứ hướng nào khi trưởng thành. Nhưng những chiếc lá có biểu lộ một số tính hướng dương.
Hoa hướng dương thể hiện niềm tin và hy vọng trong tình yêu, luôn hướng về điều tươi sáng nhất.
Hoa Mai
Mai vàng là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Mai (Ochnaceae), khác với các loại hoa Mai mơ ở Trung Quốc, hay nhắc đến trong thi ca cổ là có màu trắng. Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi.
Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới nên người ta rất kị nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ
Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.
Tại Việt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh (danh pháp khoa học: Ochna integerrima). Loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều loài hoa này, ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn
Hoa Mai nở rực rỡ vào mùa Xuân, là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong năm mới. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó
Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới.
Một số hình ảnh của hoa mai
Hoa đào
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung
Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảngthiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
Xuân đào là một nhóm giống cây trồng của đào và nó có lớp da trơn, không lông tơ. Mặc dù những người bán hoa quả coi quả đào lông và quả xuân đào như là những loại quả khác nhau nhưng chúng đều thuộc về cùng một loài. Xuân đào có lẽ đã ra đời sau nhiều lần chiết ghép của loại đào lông, thông thường là do đột biến gen. Quả xuân đào có thể có màu trắng hay vàng, cùi thịt dính hay không dính với hột. Thỉnh thoảng cây đào cũng có thể sinh ra một vài quả xuân đào hoặc ngược lại.
Thông thường Xuân đào dễ bị thương tổn hơn là đào lông. Lịch sử ra đời của xuân đào không rõ ràng; những ghi chép đầu tiên có đề cập tới nó tại Anh là vào năm 1616, nhưng có lẽ nó đã được trồng sớm hơn thế rất nhiều tại Trung Á.
Nội dung
1.Hoa tulip
2.Hoa sen
3.Hoa hướng dương
4.Hoa mai
5.Hoa đào
Hoa tulip
Khi nhìn thấy hoa Tulip ở bất kỳ đâu, người ta thường nghĩ ngay đến Hà Lan. Mấy ai được biết rằng tuy hoa Tulip là 1 trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước Hà Lan nhưng nó lại không có nguồn gốc ở Hà Lan.
Hoa Tulip đã trở nên đắt đỏ và đã từng được xếp vào hàng phát triến giống như cơn sốt vàng, tương tự như cơn sốt Internet trong những năm 90. Hoa Tulip từ đó và cho đến bây giờ là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Hà Lan. Phần lớn được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức và Nhật, còn lại hàng tỷ củ giống hoa vẫn được giữ lại ở Hà Lan.
Còn về nguồn gốc của hoa Tulip, thì cũng đã có một câu chuyện kể về loại hoa này như sau:
Trong một lần đi đưa cơm cho người cha, con gái út của một người chăn cừu tên là Tulip đã bị tên điền chủ bắt cóc mang về bắt làm thợ dệt thảm cho hắn. Suốt ngày, cô bị bắt nhốt trong một gian nhà tối, quanh năm không nhìn thấy ánh nắng mặt trời. Mùa hạ tối tăm tuyệt vọng đã qua, Rồi mùa thu buồn bãm và mùa đông lạnh lẽo cũng hết. Khi xuân đến thì nỗi buồn nhớ vườn nhà, cha mẹ, núi non bỗng dày vò Tulip, khiến nàng phải đi đến quyết định: hoặc là trở về với tự do hoặc là chết
Thế rồi một bữa nọ, kế hoạch bỏ trốn của Tulip cũng đã được một số cô gái cùng cảnh ngộ giúp sức. Vượt qua khung cửa sổ với vô số vết thương từ những mảnh chai, kính, bàn chân rớm đầy máu của Tulip chạy một mạch về phía sườn núi. Vó ngựa của tên điền chủ độc ác đuổi riết phía sau đã không cho nàng thoát. Không chịu bị bắt lại một lần nữa, khi kiệt sức Tulip liền nhắm mắt lao mình vào chân con ngựa đang chạy nhanh. Con vật đã bị gãy chân, tên điền chủ đã bị thương và còn nàng thì người đẫm máu. Nàng gượng đứng lên nhưng không còn sức. Tulip lảo đảo vài bước rồi ngã sấp xuống tuyết.
Sáng hôm sau từ chỗ Tulip nằm đã hiện ra một cảnh tượng kỳ lạ: trên bãi tuyết trắng lạnh, những bông hoa đỏ bừng nở. Và bông hoa mang tên nàng Tulip đã ra đời từ đó, góp thêm một vẻ đẹp đầy quyến rũ cho đời.
Một số hình ảnh
Hoa sen
Nelumbo nucifera là danh pháp khoa học của sen hồng (các tên gọi khác sen đỏ, sen Ấn Độ; trong các thư tịch Phật giáo và văn học tại Việt Nam, sen hồng còn được gọi bằng các tên gốc Trung văn như hà hoa (荷花), liên (hoa) (蓮(花)), hạm đạm (菡萏), phù cừ (芙蕖), thủy chi (水芝)). Về mặt thực vật học, Nelumbo nucifera (Gaertn.) đôi khi còn được gọi theo các danh pháp cũ như Nelumbium speciosum (Willd.) hay Nymphaea nelumbo. Đây là một loại cây thủy sinh sống lâu năm
Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin (Nymphaea caerulea); và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ.
Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt.
Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Nó là quốc hoa của Ấn Độ.
Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m
Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.
Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của USDA. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.
Hoa, các hạt, lá non và thân rễ ăn được. Tại châu Á, các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn. Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (xúp, canh, món xào) và là phần được dùng nhiều nhất. Các cánh hoa, lá non và thân rễ có thể ăn sống, mặc dù cần quan tâm tới việc truyền các loại ký sinh trùng sang người (chẳng hạn sán lá Fasciolopsis buski).
Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô. Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khi mềm và được dùng trong các món như chè sen hay làm mứt sen.
Tâm sen nằm trong các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.
Hoa hướng dương
Hướng dương còn được gọi là hoa quỳ (danh pháp khoa học: Helianthus annuus) là một loài thực vật chỉ sống một năm thuộc họAsteraceae với bông hoa lớn (inflorescence). Thân cây hướng dương có thể cao tới 3 mét, với đường kính bông hoa là 100cm. Hoa hướng dương là loài hoa biểu tượng của Kansas và là một trong các loài hoa biểu tượng của thành phố Kitakyushu, Nhật.
Hướng dương là loài cây có từ châu Mỹ, và đã được con người nuôi trồng vào khoảng năm 1000 TCN. Francisco Pizarro đã phát hiện những người dân Inca có sự sùng bái hoa hướng dương giống như hình ảnh thần Mặt Trời của họ, và những hình ảnh màu vàng kim của bông hoa cũng giống như những hạt giống đã được mang về châu Âu từ trước thế kỷ 16. Từ Helianthus để chỉ hoa hướng dương có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Hoa hướng dương thuộc lớp thực vật hai lá mầm
Trong thần thoại Hy Lạp, một cô gái tên là Clytie đã yêu thần mặt trời Helios, và cô đã không làm gì cả mà chỉ ngắm nhìn cỗ xe ngựa của thần đi qua bầu trời. Sau 9 ngày, cô hoá thân thành một bông hoa hướng dương. Tuy nhiên, từ “hướng dương” đã tồn tại một thời gian dài trước khi Helianthus annuus được đưa vào châu Âu, và người ta cho rằng truyện thần thoại này trên thực tế là nói tới vòi voi.
Những bông hoa đang ở giai đoạn nụ, chưa trưởng thành thì biểu lộ tập tính hướng dương (hướng theo Mặt Trời) của loài cây này. Khi mặt trời mọc vào buổi sáng, phần lớn hoa hướng về phía đông. Theo hành trình của một ngày, vào những ngày nhiều nắng, các nụ hoa theo hành trình của Mặt Trời di chuyển từ đông sang tây, thời gian buổi đêm nó lại trở về hướng đông
Sự vận động thực hiện bằng những tế bào vận động trong thân, một đoạn mềm dẻo của cuống ở vị trí thấp hơn nụ hoa. Khi giai đoạn chồi kết thúc thì cuống hoa bị cứng lại, và khi hoa nở thì nó không còn tính hướng dương nữa, cho dù nhiều bông hoa quay về hướng đông.
Hướng dương hoang dã không quay theo hướng mặt trời. Cụm hoa đầu của nó hướng về bất cứ hướng nào khi trưởng thành. Nhưng những chiếc lá có biểu lộ một số tính hướng dương.
Hoa hướng dương thể hiện niềm tin và hy vọng trong tình yêu, luôn hướng về điều tươi sáng nhất.
Hoa Mai
Mai vàng là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Mai (Ochnaceae), khác với các loại hoa Mai mơ ở Trung Quốc, hay nhắc đến trong thi ca cổ là có màu trắng. Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi.
Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới nên người ta rất kị nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ
Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.
Tại Việt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh (danh pháp khoa học: Ochna integerrima). Loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều loài hoa này, ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn
Hoa Mai nở rực rỡ vào mùa Xuân, là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong năm mới. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó
Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới.
Một số hình ảnh của hoa mai
Hoa đào
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung
Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảngthiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
Xuân đào là một nhóm giống cây trồng của đào và nó có lớp da trơn, không lông tơ. Mặc dù những người bán hoa quả coi quả đào lông và quả xuân đào như là những loại quả khác nhau nhưng chúng đều thuộc về cùng một loài. Xuân đào có lẽ đã ra đời sau nhiều lần chiết ghép của loại đào lông, thông thường là do đột biến gen. Quả xuân đào có thể có màu trắng hay vàng, cùi thịt dính hay không dính với hột. Thỉnh thoảng cây đào cũng có thể sinh ra một vài quả xuân đào hoặc ngược lại.
Thông thường Xuân đào dễ bị thương tổn hơn là đào lông. Lịch sử ra đời của xuân đào không rõ ràng; những ghi chép đầu tiên có đề cập tới nó tại Anh là vào năm 1616, nhưng có lẽ nó đã được trồng sớm hơn thế rất nhiều tại Trung Á.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)