Trí nhớ-tâm lý học

Chia sẻ bởi đặng thị thanh hoài | Ngày 03/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: trí nhớ-tâm lý học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

Trí nhớ
1. Khái niệm chung về trí nhớ
1.1 Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.
Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện tượng này sinh trong óc ta khi không có sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan ta.
ĐẶNG THU THẢO
KIM HYUN JOONG
HỒ NGỌC HÀ
LEE MIN HO
1.2 Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ có vai trò rất quan trọng, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm và đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống.
Đối với hoạt động nhận thức của con người, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác.
Là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính và làm cho quá trình này đạt được kết quả hợp lí.
1.3 Cơ sở sinh lí của trí nhớ
Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong vỏ não và phần dưới vỏ não.
2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
2.1 Qúa trình ghi nhớ
Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ có thể chia thành hai loại là : ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.
a.Ghi nhớ không chủ định
Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước ; nó không đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nào, mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên.
b.Ghi nhớ có chủ định
Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo mục đích đã định từ trước ; đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nhất định , cũng như những thủ thuật và các biện pháp ghi nhớ. Hiệu quả của sự ghi nhớ có chủ định phụ thuộc nhiều vào động cơ , mục đích của sự ghi nhớ.
Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định sau: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa.
c.Học thuộc lòng và thuật nhớ
Học thuộc lòng là sự kết hợp ghi nhớ có ý nghĩa với ghi nhớ máy móc , nghĩa là ghi nhớ máy móc trên cơ sở thông hiểu tài liệu ghi nhớ. Nó hoàn toàn khác với học vẹt.
Thuật nhớ là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra mối liên hệ bề ngoài , giả tạo để dễ nhớ.
2.2 Qúa trình gìn giữ
Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
Có hai hình thức giữ gìn : tiêu cực , tích cực.
+ Gìn giữ tiêu cực là sự gìn giữ được dựa trên sự tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách giản đơn.
+ Gìn giữ tích cực là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi nhớ , không phải tri giác lại tài liệu đó.

2.3 Qúa trình nhận lại và nhớ lại
Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại.
Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng.
Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định hoặc chủ định.
3.Sự quên và cách chống quên
3.1 Quên và quy luật của sự quên
Quên là biểu hiện của sự không nhận lại hay nhớ lại được hoặc là nhận lại, nhớ lại sai.
3.2 Cách chống quên
Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi nhớ tài liệu.
Phải ôn xen kẽ , không nên chỉ ôn liên tục một loại tài liệu.
Cần tiến hành ôn tập thường xuyên , ôn rải rác , phân tán nhiều đợt , không nên ôn tập trung trong một thời gian dài.
Phải ôn tập một cách tích cực , cụ thể là tích cực nhớ lại và tư duy khi ôn tập ; vận dụng nhiều giác quan vào việc ôn tập ; tích cực vận dụng , luyện tập , thực hành khi ôn tập.
Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi hợp lí.
Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập để có thể đạt hiệu quả cao.
4.Phân loại trí nhớ
Có năm cách phân chia phổ biến
4.1 Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể
Trí nhớ giống loài là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển chủng loại , mang tính chất chung cho cả giống loài và được biểu hiện dưới hình thức những bản năng, những phản xạ không điều kiện .
Trí nhớ cá thể là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển cá thể, không mang tính chất giống loài , mà mang tính chất cá thể.
4.2 Trí nhớ vận động , trí nhớ cảm xúc , trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ - logic
Trí nhớ vận động
Loại trí nhớ này phản ánh những cử động và những hệ thống cử động . Ý nghĩa to lớn của loại trí nhớ này là ở chỗ : nó là cơ sở để hình thành những kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau
Trí nhớ cảm xúc: Loại trí nhớ phản ánh những rung cảm , trải nghiệm của con người .
Trí nhớ hình ảnh: loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh , biểu tượng thị giác , thính giác , khứu giác , vị giác của các sự vật , hiện tượng đã tác động vào ta trước đây .
Trí nhớ từ ngữ - logic: Loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩa , tư tưởng của con người .
4.3 Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định
Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một cái gì đó được thực hiện không theo mục đích định trước.
Trí nhớ có chủ định thì ngược lại, nghĩa là được diễn theo những mục đích xác định.
4.4 Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
Trí nhớ ngắn hạn (trí nhớ tức thời) là trí nhớ ở ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ.
Trí nhớ dài hạn là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian cho đến mãi mãi.
4.5 Trí nhớ bằng mắt , bằng tai , bằng tay …
Là một đặc điểm cá nhân của trí nhớ mỗi người mà khi rèn luyện trí nhớ ta cần phải tính đến .
CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đặng thị thanh hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)