Trao đổi chất và năng lượng

Chia sẻ bởi Dien Tuyet | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Trao đổi chất và năng lượng thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Trường CĐSP Sóc Trăng
Khoa Tự nhiên
Giáo án điện tử môn GPSLN
Gv: Điền Hùynh Ngọc Tuyết
CHƯƠNG
SỰ TRAO ĐỔI CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG
1. Vai trò của sự trao đổi chất
1.1. Sự trao đổi chất
* Khái niệm về sự trao đổi chất
- Là sự trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường thông qua hai quá trình đồng hóa và dị hóa.
1. Vai trò của sự trao đổi chất
1.1. Sự trao đổi chất
- Ý nghĩa sinh học của sự trao đổi chất
Thực vật sử dụng trực tiếp NLMT để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Động vật và con người lấy vật chất và năng lượng cần thiết cho sự sống từ thực vật.

* Sự trao đổi chất ở người
- Đồng hoá và dị hoá .

+ Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất sống đặc trưng từ những chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng.
+ Dị hoá: là quá trình phân huỷ các chất phức tạp để giải phóng năng lượng.
* Quá trình đồng hóa và dị hóa
* Vai trò của sự trao đổi chất

- Sự trao đổi chất là điều kiện phân biệt giữa vật thể sống và vật thể không sống. Nếu TĐC ngừng cơ thể sinh vật sẽ chết.
- Sự TĐC ở SV nhằm thực hiện hai chức năng Kiến tạo & Cung cấp năng lượng
* Vai trò của sự trao đổi chất

Hai chức năng:
+ Kiến tạo: nghĩa là xây dựng và đổi mới chất sống.
+ Cung cấp năng lượng: chất sống bị phân huỷ sẽ giải phóng năng lượng để tiêu dùng.
* Sự trao đổi gluxit
- Cấu tạo của gluxit
Gluxit là những hợp chất hữu cơ có thành phần chủ yếu gồm C, H, O.
Các gluxit đơn giản nhất có ý nghĩa sinh học là các đường đơn có công thức nguyên C6H12O6 như glucoza và fructoza.

* Sự trao đổi gluxit
- Vai trò của gluxit
Sự phân giải gluxit trong cơ thể sẽ giải phóng năng lượng và cho các sản phẩm cuối cùng là nước và khí cacbonic.
Ngoài ra sự phân giải gluxit còn tạo ra các chất đồng hoá, các chất này được dùng để tổng hợp lipit, axit amin và một số chất phức tạp khác như mucôprotêin, glucoprotein.
* Sự trao đổi gluxit
- Sự trao đổi gluxit trong cơ thể
Gluxit được thu nhận vào máu của đa số loài động vật dưới dạng glucoza.
Glucoza và các monosaccarit khác được thu nhận vào máu thường được giữ lại ở một mức độ nhất định.
* Sự trao đổi gluxit
+ Nếu hàm lượng glucoza trong máu dưới 0,04% sẽ có hiện tượng hạ đường huyết gây chóng mặt và có thể ngất.
+ Nếu hàm lượng glucoza trong máu tăng trên 0,18% có thể gây hiện tượng đào thải đường qua nước tiểu (bệnh tiểu đường).
Trong huyết tương của người có tỉ lệ glucoza không đổi nhờ gan.
* Sự trao đổi lipit
- Cấu tạo của lipit
Cũng có cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O nhưng tỉ lệ oxi ít hơn nhiều so với gluxit.
Mỗi phân tử lipit gồm một phân tử glyxêrin và ba phân tử axit béo.

* Sự trao đổi lipit
- Vai trò của lipit
Là nguyên liệu kiến tạo để xây dựng tế bào chất và màng tế bào. Đặc biệt trong thành phần của mô thần kinh và tuyến trên thận có rất nhiều lipit.
* Sự trao đổi lipit
- Vai trò của lipit
Là dung môi hoà tan một số chất.
Mỡ dự trữ ngoài chức năng phát sinh năng lượng, giữ cho cơ thể đỡ mất nhiệt, mỡ quanh ruột và thận bảo vệ các cơ quan đó, chống sự va chạm mạnh.
* Sự trao đổi lipit
- Sự trao đổi lipit trong cơ thể
Lipit trong thức ăn được các enzym tiêu hoá phân huỷ thành glyxêrin và axit béo. Lúc thấm qua thành ruột, mỡ lại được tổng hợp nên có rất ít axit béo tự do được nhận vào trong máu.
* Sự trao đổi lipit
- Sự trao đổi lipit trong cơ thể
Mỡ đã tổng hợp được nhận vào trong hệ bạch huyết và đưa đến các kho dự trữ như dưới da, màng bụng, quanh thân ...
* Sự trao đổi lipit
- Sự trao đổi lipit trong cơ thể
Một phần không đáng kể được nhận thẳng vào trong máu, đưa đến gan và giữ lại.
Cuối cùng axit béo và glyxêrin có thể được gan giữ lại và biến đổi thành glycozen.
* Sự trao đổi prôtêin
- Cấu tạo của prôtêin
Prôtêin là những hợp chất hữu cơ, có chứa các nguyên tố C, H, O, N, S, P ... trong thành phần cấu tạo.
Prôtêin được cấu tạo từ các hợp chất đơn giản hơn gọi là các axit amin.
* Sự trao đổi protein
- Vai trò của prôtêin
Tất cả các enzim, một số hoocmon và nhiều cấu trúc của tế bào đều có mặt của prôtêin.
Prôtêin chiếm 20% trọng lượng cơ thể
Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

* Sự trao đổi protein
- Sự trao đổi prôtêin trong cơ thể
Prôtêin có thể được tổng hợp từ các axit amin trong tế bào. Sự tổng hợp prôtêin tiến hành mạnh mẽ nhất ở gan.
Phần lớn prôtêin mới hình thành được thu nhận vào trong máu.

* Sự trao đổi protein
- Sự trao đổi prôtêin trong cơ thể
Sự phân huỷ prôtêin cũng tiến hành ở gan. Khi phân huỷ prôtêin các axit amin sẽ bị oxi hoá cho NH3 về sau sẽ bị thải ra ngoài dưới dạng urê, uric, crêatin, phần còn lại là C, O, H sẽ kết thành gluxit là chủ yếu.
* Sự trao đổi nước
- Trong cơ thể không có nước tinh khiết, mà chỉ có nước hoà tan các dạng chất kết tinh hoặc kết hợp với các chất keo. Người ta phân biệt 3 dạng nước:
+ Nước tự do
+ Nước liên kết
+ Nước cấu thành

* Sự trao đổi nước
- Vai trò của nước trong cơ thể
Nước có mặt trong thành phần prôtêin, gluxit, lipit
Trong cơ thể nam trưởng thành có 61% là nước, nữ 51%, trẻ con mới đẻ 80-84%.

* Sự trao đổi nước
- Vai trò của nước trong cơ thể
Nước tự do trong những cơ quan và mô
Nước là dung môi hoà tan các chất trong cơ thể.
Là yếu tố đảm bảo quá trình điều hoà nhiệt độ rất có hiệu quả.
* Sự trao đổi nước
- Sự trao đổi nước trong cơ thể
Đối với người, nhu cầu nước nhìn chung khoảng 2 lít/ ngày được cung cấp qua con đường thức ăn và nước uống là chủ yếu.
Lượng nước trong máu là ổn định, còn trong các mô và các cơ quan thì lên xuống tuỳ mức độ trao đổi nước giữa cơ thể và môi trường.
* Sự trao đổi khoáng
- Vai trò của khoáng trong cơ thể
Duy trì cân bằng ion và áp suất thẩm thấu đảm bảo sự hoạt động bình thường của các tổ chức trong cơ thể. Giúp quá trình hấp thu và trao đổi các chất.
* Sự trao đổi khoáng
- Sự trao đổi khoáng trong cơ thể
Muối khoáng trong thức ăn, muối khoáng được phóng thích trong cơ thể khi hồng cầu già bị huỷ ở gan sẽ cung cấp Fe, Fe được máu đưa về tủy đỏ của xương để xây dựng hồng cầu mới.
- Muối khoáng tốn tại trong cơ thể theo một tỉ lệ xác định. Nếu muối vào thừa thì sẽ được tích lũy trong các kho để dùng dần.
- Muối khoáng dùng xong thường được thải ra ngoài theo mồ hôi, nước tiểu và phân.
* Sự trao đổi vitamin
- Vai trò của vitamin
Lượng vitamin cần cho cơ thể là không đáng kể, mỗi ngày vài mg hoặc vài %, vài phần nghìn mg. Vitamin đặc biệt quan trọng đối với sự điều tiết trao đổi chất, có mặt trong các enzym tiêu hoá và hoocmon.

* Sự trao đổi vitamin
- Vai trò của vitamin

Có vài loại vitamin hình thành ngay trong cơ thể động vật và người, như vitamin A, C, còn hầu hết phải lấy từ bên ngoài vào.
- Vitamin vào cơ thể bị huỷ hoại rất nhanh chóng nên cần phải được cung cấp hàng ngày.
* Sự trao đổi vitamin
- Vitamin được chia làm 2 nhóm
+ Nhóm hoà tan trong dầu: A, D, E, F, K,
+ Nhóm hoà tan trong nước: các vitamin nhóm B, C, H, P, PP, ...

* Sự trao đổi vitamin
- Khi thiếu vitamin A gây ra chứng “quáng gà”, động vật non sẽ ngừng lớn và hỏng màng sừng của mắt ... vitamin A có trong mỡ động vật, sữa, lòng đỏ trứng, gan, thận ...

* Sự trao đổi vitamin

- Thiếu vitamin D việc trao đổi Ca bị rối loạn.
- Thiếu vitamin E trong giai đoạn sau thai thường làm thai chết và bị tiêu biến trong dạ con.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dien Tuyet
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)