TRAO ĐỔI CÂU ĐH VINH VÀ GIÚP BẠN VÂN KHÁNH
Chia sẻ bởi Trần Đắc Khang |
Ngày 27/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: TRAO ĐỔI CÂU ĐH VINH VÀ GIÚP BẠN VÂN KHÁNH thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
Trao đổi một số câu của trường chuyên Vinh lần 2 mã đề 132
Câu 8: Một phân tử 5 - brôm uraxin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gây đột biến gen, số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử 2n = 4. Khi kết thúc 5 lần nguyên phân, trong tất cả các tế bào con số nhiễm sắc thể mang gen đột biến là
A. 16. B. 32. C. 15. D. 60.
Đáp án là 15
Câu 31: Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô thực vật.
(2) Nhân bản vô tính tự nhiên.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng.
(4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.
(5) Cấy truyền phôi.
(6) Gây đột biến.
Có bao nhiêu phương pháp nhân nhanh giống trong sản xuất nông nghiệp?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Đáp án là A
Theo thầy cô thì (2) hay (4) đúng?
Câu khác:
Theo thầy cô thì nhận định : trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau đúng hay sai?
Kính mong các thầy cô cho ý kiến!
Trả lời:
Theo ý kiến của tôi như sau:
Câu 8: * Thứ nhất: Đáp án chưa chính xác. Đáp án đúng là 7 NST mang gen đột biến. lí do như sau: cơ chế tác động của 5BU là sau 3 lần nhân đôi mới tạo thành 1 gen đột biến theo cơ chế : A = T→ A 5BU → G 5BU → G X
Do đó sau 5 lần nhân đôi tạo thành 7 gen đột biến. ( đáp án của đại học vinh là 15 chỉ phù hợp với bazo nito hiếm thôi, tức là bazo ni to hiếm sau 2 lần nhân đôi mới tạo được 1 gen đột biến)
* Thứ 2 : Câu này ra chưa chặt chẽ: đề ra cho ở lần nhân đôi đầu tiên của hợp tử gây đột biến gen: Như vậy thì hoàn toàn sai đáp án.
Lí do như sau: nếu lần nguyên phân đầu tiên mà tạo được gen đột biến( đột biến gen là biến đổi liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu xảy ra trên phân tử ADN) thì 4 lần Nguyên phân(nhân đôi) tiếp theo gen đột biến đó đã tạo là 16( được 16 NST đột biến rồi), chưa nói là sẽ có gen tiền đột biến nữa nên sẽ tạo ra khoảng 31 gen đôt biến.
* Thứ 3 là: Câu này ra không phù hợp với kiến thức sách giáo khoa, vì theo sách giáo khoa thì 3 lần nhân đôi mới tạo được 1 gen đột biến nên học sinh sau khi làm câu này thì hướng tư duy về bài này sẽ khác. Nếu hôm sau gặp câu như vậy chắc chắn học sinh sẽ làm theo đáp án này và chắc chắn sẽ sai.
KẾT LUẬN CUỐI CÙNG: ĐÁP ÁN ĐÚNG LÀ 7. ( NHƯNG PHẢI SỬA LẠI ĐỀ LÀ Ở LẦN NHÂN ĐÔI ĐẦU TIÊN 5BU ĐÃ PHÁT HUY TÁC ĐỘNG )
Câu 31: 1,4,5: 3 phương pháp này có hệ số nhân giống rất cao.
Câu 8: Một phân tử 5 - brôm uraxin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gây đột biến gen, số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử 2n = 4. Khi kết thúc 5 lần nguyên phân, trong tất cả các tế bào con số nhiễm sắc thể mang gen đột biến là
A. 16. B. 32. C. 15. D. 60.
Đáp án là 15
Câu 31: Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô thực vật.
(2) Nhân bản vô tính tự nhiên.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng.
(4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.
(5) Cấy truyền phôi.
(6) Gây đột biến.
Có bao nhiêu phương pháp nhân nhanh giống trong sản xuất nông nghiệp?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Đáp án là A
Theo thầy cô thì (2) hay (4) đúng?
Câu khác:
Theo thầy cô thì nhận định : trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau đúng hay sai?
Kính mong các thầy cô cho ý kiến!
Trả lời:
Theo ý kiến của tôi như sau:
Câu 8: * Thứ nhất: Đáp án chưa chính xác. Đáp án đúng là 7 NST mang gen đột biến. lí do như sau: cơ chế tác động của 5BU là sau 3 lần nhân đôi mới tạo thành 1 gen đột biến theo cơ chế : A = T→ A 5BU → G 5BU → G X
Do đó sau 5 lần nhân đôi tạo thành 7 gen đột biến. ( đáp án của đại học vinh là 15 chỉ phù hợp với bazo nito hiếm thôi, tức là bazo ni to hiếm sau 2 lần nhân đôi mới tạo được 1 gen đột biến)
* Thứ 2 : Câu này ra chưa chặt chẽ: đề ra cho ở lần nhân đôi đầu tiên của hợp tử gây đột biến gen: Như vậy thì hoàn toàn sai đáp án.
Lí do như sau: nếu lần nguyên phân đầu tiên mà tạo được gen đột biến( đột biến gen là biến đổi liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu xảy ra trên phân tử ADN) thì 4 lần Nguyên phân(nhân đôi) tiếp theo gen đột biến đó đã tạo là 16( được 16 NST đột biến rồi), chưa nói là sẽ có gen tiền đột biến nữa nên sẽ tạo ra khoảng 31 gen đôt biến.
* Thứ 3 là: Câu này ra không phù hợp với kiến thức sách giáo khoa, vì theo sách giáo khoa thì 3 lần nhân đôi mới tạo được 1 gen đột biến nên học sinh sau khi làm câu này thì hướng tư duy về bài này sẽ khác. Nếu hôm sau gặp câu như vậy chắc chắn học sinh sẽ làm theo đáp án này và chắc chắn sẽ sai.
KẾT LUẬN CUỐI CÙNG: ĐÁP ÁN ĐÚNG LÀ 7. ( NHƯNG PHẢI SỬA LẠI ĐỀ LÀ Ở LẦN NHÂN ĐÔI ĐẦU TIÊN 5BU ĐÃ PHÁT HUY TÁC ĐỘNG )
Câu 31: 1,4,5: 3 phương pháp này có hệ số nhân giống rất cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Đắc Khang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)