TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 18/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Lời nói đầu
Trong xu thế toàn cầu hoá, khi mà nền kinh tế của các quốc gia ngày một phát triển,cùng với sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xẩy ra nhiều bất đồng về quyền và lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Chế định giải quyết tranh chấp lao động là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động, góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực tế cho thấy, Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Do đó, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới.Và mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về tranh chấp lao động em đã chọn đề tài: “Tranh chấp lao động cách giải quyết tranh chấp lao động...”
nội dung
i. lí luận chung về Tranh chấp lao động :
Khái niệm tranh chấp lao động:
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được thiết lập qua hình thức hợp đồng lao động theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực chất, đây là quan hệ hợp tác cùng có lợi, trên cơ sở hiểu biết và quan tâm lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích mà mỗi bên đã đặt ra. Song, chính do mục tiêu đạt được lợi ích tối đa là động lực trực tiếp của cả hai bên, mà giữa họ có thể dung hoà được quyền lợi trong suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động. Người lao động thường có nhu cầu tăng lương, giảm thời gian lao động và được làm việc trong điều kiện ngày càng tốt hơn…Người sử dụng lao động lại luôn có xu hướng tăng cường độ, thời gian làm việc, giảm chi phí nhân công…nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Những vectơ lợi ích ngược chiều này sẽ trở thành những bất đồng, mâu thuẫn nếu hai bên không biết dung hoà quyền lợi với nhau. Do đó sự phát sinh tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều khó tránh khỏi .
Hiện nay, tuy giải quyết tranh chấp lao động được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước mà khái niệm tranh chấp lao động được hiểu khác nhau. Theo Bộ luật lao động (1994) :
“ Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng
Trong xu thế toàn cầu hoá, khi mà nền kinh tế của các quốc gia ngày một phát triển,cùng với sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xẩy ra nhiều bất đồng về quyền và lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Chế định giải quyết tranh chấp lao động là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động, góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực tế cho thấy, Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Do đó, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới.Và mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về tranh chấp lao động em đã chọn đề tài: “Tranh chấp lao động cách giải quyết tranh chấp lao động...”
nội dung
i. lí luận chung về Tranh chấp lao động :
Khái niệm tranh chấp lao động:
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được thiết lập qua hình thức hợp đồng lao động theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực chất, đây là quan hệ hợp tác cùng có lợi, trên cơ sở hiểu biết và quan tâm lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích mà mỗi bên đã đặt ra. Song, chính do mục tiêu đạt được lợi ích tối đa là động lực trực tiếp của cả hai bên, mà giữa họ có thể dung hoà được quyền lợi trong suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động. Người lao động thường có nhu cầu tăng lương, giảm thời gian lao động và được làm việc trong điều kiện ngày càng tốt hơn…Người sử dụng lao động lại luôn có xu hướng tăng cường độ, thời gian làm việc, giảm chi phí nhân công…nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Những vectơ lợi ích ngược chiều này sẽ trở thành những bất đồng, mâu thuẫn nếu hai bên không biết dung hoà quyền lợi với nhau. Do đó sự phát sinh tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều khó tránh khỏi .
Hiện nay, tuy giải quyết tranh chấp lao động được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước mà khái niệm tranh chấp lao động được hiểu khác nhau. Theo Bộ luật lao động (1994) :
“ Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)