Trang trí cơ bản
Chia sẻ bởi Lê Trọng Nghĩa |
Ngày 18/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: Trang trí cơ bản thuộc Nghệ thuật
Nội dung tài liệu:
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TRANG TRÍ CƠ BẢN
LÊ TRỌNG NGHĨA
TRANG TRÍ CƠ BẢN
TRANG TRÍ CƠ BẢN
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Làm quen dần với các thể thức trang trí, áp dụng trong các khuôn khổ hình học cơ bản khác nhau như hình tròn và hình vuông
Tác dụng của trang trí 2 hình cơ bản này trong thực tế đời sống, nắm bắt được các phương pháp bố cục, sắp xếp hoa văn trên các hình tròn và vuông bằng các nguyên lý cơ bản của trang trí.
Vận dụng được các họa tiết (họa văn trang trí) đã có để sắp xếp bố cục một cách sáng tạo, đẹp mắt trong hình tròn và hình vuông, đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
II- NỘI DUNG TRANG TRÍ
Khái niệm, vai trò của trang trí hình tròn, hình vuông trong đời sống
Những đồ dùng, vật dụng của chúng ta, phần lớn được cấu tạo từ những hình dáng hình hình học mà trong đó cấu trúc phần lớn được xây dựng từ 2 hình hình học cơ bản là hình tròn và hình vuông:
viên gạch men, gạch trang trí, khay, dĩa, chậu, ấm, chén, giấy trang trí dán tường và trần nhà, khăn trải bàn, khăn quàng phụ nữ, các ô cửa sắt uốn hoa trang trí, các đồ nữ trang: mặt nhẫn đeo tay vuông, tròn…
Những hình khác chẳng qua chỉ là một biến thể của một trong 2 hình tròn và vuông
Thực hiện những bài tập bố cục trang trí trong hình tròn - hình vuông chính là tiền đề cho việc ứng dụng nó vào việc trang trí các vật thể ở xung quanh ta như đã nêu ở trên.
* Muốn đạt kết quả cao, người vẽ trang trí phải nắm vững các nguyên lý bố cục cơ bản của trang trí, kết hợp với sự tinh thông về nguyên lý sử dụng màu sắc – đưa vào áp dụng cho bài trang trí của mình thật nhuần nhuyễn và hiệu quả.
2- Các nguyên lí bố cục trong trang trí hình tròn-hình vuông
Nguyên lý đối xứng – cân bằng
Trong nghệ thuật trang trí, thông thường các thể loại hình vuông, hình tròn (khi bố cục trang trí) được áp dụng hầu hết theo nguyên lý cân bằng – đối xứng qua trục hay qua tâm.
Các họa tiết trang trí được sắp xếp đối xứng hay cân bằng nhau qua các trục ngang, dọc, chéo (hình vuông)
hoặc đối xứng cân bằng qua tâm (hình tròn).
Do các họa tiết giống nhau đều nhau được sắp xếp đăng đối qua trục nên có sự cân đối hài hòa, giống nhau và bằng nhau về hình mảng đã tạo nên sự cân bằng hài hòa.
Không đối xứng nhưng cân bằng
Sự cân bằng này còn được gọi là cân đối tương đối
b- Nguyên lí nhắc lại
Sử dụng các họa tiết giống nhau và được nhắc lại ở các vị trí đối xứng nhau qua tâm
(cũng có thể dùng một nhóm họa tiết hay các mảng hình học bằng nhau, giống nhau để bố cục nhắc lại).
Khi xếp đặt họa tiết đó có thể nhắc lại cùng chiều hay ngược chiều, có thể nhắc lại về hình hay màu.
Ví dụ: bố cục hình tròn theo cấu trúc nhắc lại (ở lớp diềm tròn khép kín là 3 lớp hoa văn khác nhau, xen kẽ nhau – mỗi lớp dùng một loại họa tiết giống nhau được nhắc lại nhiều lần, ở giữa là bông hoa 2 lớp cánh cùng nhắc lại.
c- Nguyên lí xen kẽ
Sử dụng các họa tiết hay các mảng hình lớn, bé khác nhau xếp đặt cạnh nhau tạo nên sự xen kẽ lớn bé của mảng hay họa tiết
tạo nên sự đa dạng, vui mắt, sinh động vì có nhịp điệu nên tránh được sự đơn điệu, buồn tẻ, nhàm chán khi chỉ có một họa tiết giống nhau lặp đi lặp lại.
Ví dụ: hình tròn (cái dĩa) đường diềm được sắp xếp bằng 2 mảng họa tiết khác nhau xen kẽ nhau - ở giữa là họa tiết bông hoa, 4 cạnh lớn xen kẽ 4 cánh nhỏ.
d- Nguyên lí tự do (phá thế)
Áp dụng nguyên lý này không bị lệ thuộc bởi sự nhắc lại hay xen kẽ hoặc đối xứng,
song nên chú ý sự cân đối của hoa văn họa tiết cũng như mảng, màu sắc phải được sắp xếp phân bố hài hòa và tạo nên nhịp điệu và sự cân bằng cho thị giác.
Bố cục phải chặt chẽ, thoáng mắt, không rườm rà, rối mắt.
Các họa tiết phải thống nhất theo một phong cách (sắc độ màu phải đủ ít nhất 3 sắc độ chính: đậm, trung gian, sáng) mảng đủ 3 loại lớn, trung bình, nhỏ, đường nét mềm mại, uyển chuyển tạo nhịp điệu sinh động, vui mắt.
Có thể chuyển đổi một vài họa tiết nhỏ của bố cục đối xứng cũng biến dạng thành bố cục tự do
Bố cục trang trí kiểu này còn có thể gọi là nguyên lí đối xứng -cân bằng tương đối
III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT BÀI TẬP TRANG TRÍ CƠ BẢN (HÌNH TRÒN VÀ HÌNH VUÔNG)
Để hoàn thành tốt một bài tập trang trí, người ta phải thực hiện theo đúng 5 bước tiến hành như sau:
Bước thứ nhất:
phác thảo vị trí các mảng hoa văn trang trí chính phụ
Bước thứ hai:
cụ thể hóa các mảng họa tiết trang trí thành họa tiết đẹp
Bước thứ ba:
tìm sắc độ đậm nhạt của bố cục trang trí (hình tròn, hình vuông)
Bước thứ tư:
tìm hòa sắc màu
Bước thứ năm:
phóng hình trang trí thể hiện bài
Đường diềm là một hình thức trang trí thông dụng trong đời sống xung quanh ta: trên ấm, chén, bát, dĩa, lọ khay, đường diềm, vạt áo, váy, ống, gấu tay áo quần các dân tộc ít người.
Trong các bia tiến sĩ ở Quốc Tự Giám, trong đền chùa, cung điện Huế…đều được sử dụng trang trí đường diềm làm cho tổng thể cảnh quan thêm sinh động, vui mắt, tạo nên một sự hấp dẫn phong phú, không nhàm chán,
mục đích của trang trí đường diềm là để đề cao cái đẹp, tôn vinh sự trang trọng cho những vật dụng xung quanh cuộc sống của con người.
Đường diềm chính là sự sỬ dụng những dãy họa tiết hoa văn trang trí kéo dài liên tục.
Ở đó có sự sắp xếp các mảng họa tiết, hoa văn theo các nguyên lý trang trí cơ bản sao cho hài hòa, tạo được nhịp điệu uyển chuyển đẹp mắt hấp dẫn – sự phân bố đường nét, mảng hình, màu sắc, độ sáng tối hợp lý.
Đường diềm được giới hạn chiều cao (rộng) ở phần trên và dưới bằng những đường nẹp kéo dài.
Đường nẹp có thể chỉ là một đường thẳng đơn cũng có thể là họa tiết trang trí đơn giản nhỏ hơn (phụ) so với đường diềm chính nhằm tôn vinh cho đường diềm thêm trang trọng, đẹp mắt cũng như cho bố cục chặt chẽ.
TRANG TRÍ CÁC HÌNH CƠ BẢN
LÊ TRỌNG NGHĨA
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TRANG TRÍ CÁC HÌNH CƠ BẢN
TRANG TRÍ CƠ BẢN
LÊ TRỌNG NGHĨA
TRANG TRÍ CƠ BẢN
TRANG TRÍ CƠ BẢN
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Làm quen dần với các thể thức trang trí, áp dụng trong các khuôn khổ hình học cơ bản khác nhau như hình tròn và hình vuông
Tác dụng của trang trí 2 hình cơ bản này trong thực tế đời sống, nắm bắt được các phương pháp bố cục, sắp xếp hoa văn trên các hình tròn và vuông bằng các nguyên lý cơ bản của trang trí.
Vận dụng được các họa tiết (họa văn trang trí) đã có để sắp xếp bố cục một cách sáng tạo, đẹp mắt trong hình tròn và hình vuông, đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
II- NỘI DUNG TRANG TRÍ
Khái niệm, vai trò của trang trí hình tròn, hình vuông trong đời sống
Những đồ dùng, vật dụng của chúng ta, phần lớn được cấu tạo từ những hình dáng hình hình học mà trong đó cấu trúc phần lớn được xây dựng từ 2 hình hình học cơ bản là hình tròn và hình vuông:
viên gạch men, gạch trang trí, khay, dĩa, chậu, ấm, chén, giấy trang trí dán tường và trần nhà, khăn trải bàn, khăn quàng phụ nữ, các ô cửa sắt uốn hoa trang trí, các đồ nữ trang: mặt nhẫn đeo tay vuông, tròn…
Những hình khác chẳng qua chỉ là một biến thể của một trong 2 hình tròn và vuông
Thực hiện những bài tập bố cục trang trí trong hình tròn - hình vuông chính là tiền đề cho việc ứng dụng nó vào việc trang trí các vật thể ở xung quanh ta như đã nêu ở trên.
* Muốn đạt kết quả cao, người vẽ trang trí phải nắm vững các nguyên lý bố cục cơ bản của trang trí, kết hợp với sự tinh thông về nguyên lý sử dụng màu sắc – đưa vào áp dụng cho bài trang trí của mình thật nhuần nhuyễn và hiệu quả.
2- Các nguyên lí bố cục trong trang trí hình tròn-hình vuông
Nguyên lý đối xứng – cân bằng
Trong nghệ thuật trang trí, thông thường các thể loại hình vuông, hình tròn (khi bố cục trang trí) được áp dụng hầu hết theo nguyên lý cân bằng – đối xứng qua trục hay qua tâm.
Các họa tiết trang trí được sắp xếp đối xứng hay cân bằng nhau qua các trục ngang, dọc, chéo (hình vuông)
hoặc đối xứng cân bằng qua tâm (hình tròn).
Do các họa tiết giống nhau đều nhau được sắp xếp đăng đối qua trục nên có sự cân đối hài hòa, giống nhau và bằng nhau về hình mảng đã tạo nên sự cân bằng hài hòa.
Không đối xứng nhưng cân bằng
Sự cân bằng này còn được gọi là cân đối tương đối
b- Nguyên lí nhắc lại
Sử dụng các họa tiết giống nhau và được nhắc lại ở các vị trí đối xứng nhau qua tâm
(cũng có thể dùng một nhóm họa tiết hay các mảng hình học bằng nhau, giống nhau để bố cục nhắc lại).
Khi xếp đặt họa tiết đó có thể nhắc lại cùng chiều hay ngược chiều, có thể nhắc lại về hình hay màu.
Ví dụ: bố cục hình tròn theo cấu trúc nhắc lại (ở lớp diềm tròn khép kín là 3 lớp hoa văn khác nhau, xen kẽ nhau – mỗi lớp dùng một loại họa tiết giống nhau được nhắc lại nhiều lần, ở giữa là bông hoa 2 lớp cánh cùng nhắc lại.
c- Nguyên lí xen kẽ
Sử dụng các họa tiết hay các mảng hình lớn, bé khác nhau xếp đặt cạnh nhau tạo nên sự xen kẽ lớn bé của mảng hay họa tiết
tạo nên sự đa dạng, vui mắt, sinh động vì có nhịp điệu nên tránh được sự đơn điệu, buồn tẻ, nhàm chán khi chỉ có một họa tiết giống nhau lặp đi lặp lại.
Ví dụ: hình tròn (cái dĩa) đường diềm được sắp xếp bằng 2 mảng họa tiết khác nhau xen kẽ nhau - ở giữa là họa tiết bông hoa, 4 cạnh lớn xen kẽ 4 cánh nhỏ.
d- Nguyên lí tự do (phá thế)
Áp dụng nguyên lý này không bị lệ thuộc bởi sự nhắc lại hay xen kẽ hoặc đối xứng,
song nên chú ý sự cân đối của hoa văn họa tiết cũng như mảng, màu sắc phải được sắp xếp phân bố hài hòa và tạo nên nhịp điệu và sự cân bằng cho thị giác.
Bố cục phải chặt chẽ, thoáng mắt, không rườm rà, rối mắt.
Các họa tiết phải thống nhất theo một phong cách (sắc độ màu phải đủ ít nhất 3 sắc độ chính: đậm, trung gian, sáng) mảng đủ 3 loại lớn, trung bình, nhỏ, đường nét mềm mại, uyển chuyển tạo nhịp điệu sinh động, vui mắt.
Có thể chuyển đổi một vài họa tiết nhỏ của bố cục đối xứng cũng biến dạng thành bố cục tự do
Bố cục trang trí kiểu này còn có thể gọi là nguyên lí đối xứng -cân bằng tương đối
III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT BÀI TẬP TRANG TRÍ CƠ BẢN (HÌNH TRÒN VÀ HÌNH VUÔNG)
Để hoàn thành tốt một bài tập trang trí, người ta phải thực hiện theo đúng 5 bước tiến hành như sau:
Bước thứ nhất:
phác thảo vị trí các mảng hoa văn trang trí chính phụ
Bước thứ hai:
cụ thể hóa các mảng họa tiết trang trí thành họa tiết đẹp
Bước thứ ba:
tìm sắc độ đậm nhạt của bố cục trang trí (hình tròn, hình vuông)
Bước thứ tư:
tìm hòa sắc màu
Bước thứ năm:
phóng hình trang trí thể hiện bài
Đường diềm là một hình thức trang trí thông dụng trong đời sống xung quanh ta: trên ấm, chén, bát, dĩa, lọ khay, đường diềm, vạt áo, váy, ống, gấu tay áo quần các dân tộc ít người.
Trong các bia tiến sĩ ở Quốc Tự Giám, trong đền chùa, cung điện Huế…đều được sử dụng trang trí đường diềm làm cho tổng thể cảnh quan thêm sinh động, vui mắt, tạo nên một sự hấp dẫn phong phú, không nhàm chán,
mục đích của trang trí đường diềm là để đề cao cái đẹp, tôn vinh sự trang trọng cho những vật dụng xung quanh cuộc sống của con người.
Đường diềm chính là sự sỬ dụng những dãy họa tiết hoa văn trang trí kéo dài liên tục.
Ở đó có sự sắp xếp các mảng họa tiết, hoa văn theo các nguyên lý trang trí cơ bản sao cho hài hòa, tạo được nhịp điệu uyển chuyển đẹp mắt hấp dẫn – sự phân bố đường nét, mảng hình, màu sắc, độ sáng tối hợp lý.
Đường diềm được giới hạn chiều cao (rộng) ở phần trên và dưới bằng những đường nẹp kéo dài.
Đường nẹp có thể chỉ là một đường thẳng đơn cũng có thể là họa tiết trang trí đơn giản nhỏ hơn (phụ) so với đường diềm chính nhằm tôn vinh cho đường diềm thêm trang trọng, đẹp mắt cũng như cho bố cục chặt chẽ.
TRANG TRÍ CÁC HÌNH CƠ BẢN
LÊ TRỌNG NGHĨA
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TRANG TRÍ CÁC HÌNH CƠ BẢN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Nghĩa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)