TRAN THU DO CO CONG LAP RA NHA TRAN
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến |
Ngày 10/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: TRAN THU DO CO CONG LAP RA NHA TRAN thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Trần Thủ Độ (chữ Hán: 陳守度; 1194-1264), là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam[1].
Tiểu sử
Theo gia phả họ Trần, thủy tổ Trần Quốc Kinh dời đến ở hương Tức Mạc (Nam Định - Thái Bình), lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh còn Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Như vậy Trần Thủ Độ là cháu của Trần Lý, em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh.
Sự nghiệp
Họ Trần bắt đầu tham gia chính sự từ sau loạn Quách Bốc năm 1209 - 1210 thời Lý Cao Tông vì có công dẹp loạn và tôn phò thái tử Lý Sảm. Lý Sảm lên nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Quyền hành họ Trần ban đầu trong tay Trần Tự Khánh.
Là em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đồng thời là võ tướng dưới quyền Trần Tự Khánh đánh dẹp các lực lượng nổi dậy cát cứ cuối thời Lý. Năm 1213, Trần Thủ Độ theo Tự Khánh đánh kinh đô Thăng Long và thắng trận, sau đó lại đánh thắng hai tướng cát cứ ở vùng Hồng châu là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi trong lúc trên đường đi trấn nhậm Lạng ải.
Lật đổ nhà Lý
Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều. Đối với nhà Lý, ông tỏ ra còn cứng rắn hơn Trần Tự Khánh.
Năm 1224, ông được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Huệ Tông và vợ, tức chị họ ông, là Trần Thị Dung có 2 con gái, người em tên là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thánh. Ông ép Huệ Tông bỏ ngôi lên làm thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới lên 7 tuổi.
Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh (sau này là Trần Thái Tông), mới 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để chuyển ngai vàng sang họ Trần vào cuối năm 1225. Nhà Trần thay nhà Lý bởi tay Trần Thủ Độ. Thượng hoàng Huệ Tông bị ép đi tu, truất làm sư Huệ Quang.
Nhà Trần thành lập, ông được phong là Thống quốc thái sư, lo toan mọi việc cho triều đình nhà Trần.
Để củng cố quyền lực nhà Trần, ông đánh dẹp các sứ quân Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng bên ngoài, sắp xếp quan lại trong triều. Năm 1232, nhân lúc tôn thất nhà Lý về quê ngoại ở làng Hoa Lâm (nay là xã Mai Lâm, huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm lễ cúng tổ tiên, ông đã làm bẫy sập chôn sống nhiều tôn thất nhà Lý.[2], bắt những người sống sót đổi sang họ Nguyễn và một số họ khác để trừ tuyệt hậu họa.
Thái sư nghiêm minh
Trần Thủ Độ làm quan rất nghiêm minh, khi Thiên Cực công chúa có xin riêng cho một người làm Câu Đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên mà bảo: "ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu Đương nên không thể so với người khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt." Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.
Vợ Trần Thủ Độ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi đi ngang qua cung cấm thì bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: "...Mụ này là vợ ông mà bị bọn quan khinh nhờn như vậy!" Trần Thủ Độ tức giận sai bắt người lính chạy cờ về trị tội. Nhưng sau khi nghe người này trình bày nguyên do thì ông cười và nói: "Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa", sau đó ban thưởng cho người này.
Lại có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, vào gặp Thái Tông tâu rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?"[3]. Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói."[4]. Rồi lấy tiền lụa thưởng cho người ấy.
Vì cơ nghiệp lâu dài của họ tộc
Để ngăn ngừa sự nhen nhóm nổi lên của các lực lượng chống đối, Trần Thủ Độ đặt ra quy định khoanh vùng các làng ở nông thôn, tạo ra sự ngăn cách từng
Tiểu sử
Theo gia phả họ Trần, thủy tổ Trần Quốc Kinh dời đến ở hương Tức Mạc (Nam Định - Thái Bình), lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh còn Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Như vậy Trần Thủ Độ là cháu của Trần Lý, em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh.
Sự nghiệp
Họ Trần bắt đầu tham gia chính sự từ sau loạn Quách Bốc năm 1209 - 1210 thời Lý Cao Tông vì có công dẹp loạn và tôn phò thái tử Lý Sảm. Lý Sảm lên nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Quyền hành họ Trần ban đầu trong tay Trần Tự Khánh.
Là em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đồng thời là võ tướng dưới quyền Trần Tự Khánh đánh dẹp các lực lượng nổi dậy cát cứ cuối thời Lý. Năm 1213, Trần Thủ Độ theo Tự Khánh đánh kinh đô Thăng Long và thắng trận, sau đó lại đánh thắng hai tướng cát cứ ở vùng Hồng châu là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi trong lúc trên đường đi trấn nhậm Lạng ải.
Lật đổ nhà Lý
Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều. Đối với nhà Lý, ông tỏ ra còn cứng rắn hơn Trần Tự Khánh.
Năm 1224, ông được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Huệ Tông và vợ, tức chị họ ông, là Trần Thị Dung có 2 con gái, người em tên là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thánh. Ông ép Huệ Tông bỏ ngôi lên làm thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới lên 7 tuổi.
Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh (sau này là Trần Thái Tông), mới 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để chuyển ngai vàng sang họ Trần vào cuối năm 1225. Nhà Trần thay nhà Lý bởi tay Trần Thủ Độ. Thượng hoàng Huệ Tông bị ép đi tu, truất làm sư Huệ Quang.
Nhà Trần thành lập, ông được phong là Thống quốc thái sư, lo toan mọi việc cho triều đình nhà Trần.
Để củng cố quyền lực nhà Trần, ông đánh dẹp các sứ quân Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng bên ngoài, sắp xếp quan lại trong triều. Năm 1232, nhân lúc tôn thất nhà Lý về quê ngoại ở làng Hoa Lâm (nay là xã Mai Lâm, huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm lễ cúng tổ tiên, ông đã làm bẫy sập chôn sống nhiều tôn thất nhà Lý.[2], bắt những người sống sót đổi sang họ Nguyễn và một số họ khác để trừ tuyệt hậu họa.
Thái sư nghiêm minh
Trần Thủ Độ làm quan rất nghiêm minh, khi Thiên Cực công chúa có xin riêng cho một người làm Câu Đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên mà bảo: "ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu Đương nên không thể so với người khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt." Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.
Vợ Trần Thủ Độ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi đi ngang qua cung cấm thì bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: "...Mụ này là vợ ông mà bị bọn quan khinh nhờn như vậy!" Trần Thủ Độ tức giận sai bắt người lính chạy cờ về trị tội. Nhưng sau khi nghe người này trình bày nguyên do thì ông cười và nói: "Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa", sau đó ban thưởng cho người này.
Lại có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, vào gặp Thái Tông tâu rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?"[3]. Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói."[4]. Rồi lấy tiền lụa thưởng cho người ấy.
Vì cơ nghiệp lâu dài của họ tộc
Để ngăn ngừa sự nhen nhóm nổi lên của các lực lượng chống đối, Trần Thủ Độ đặt ra quy định khoanh vùng các làng ở nông thôn, tạo ra sự ngăn cách từng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)