Trải nghiệm sáng tạo GDPT mới

Chia sẻ bởi Tăng Hoàng Tâm | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Trải nghiệm sáng tạo GDPT mới thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

MỤC TIÊU TẬP HUẤN
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO
1-Giới thiệu học qua trải nghiệm
5-HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông mới
2-Vị trí của HĐTNST trong giáo dục
3-Đặc điểm của HĐTNST
4-Vai trò của HĐTNST
Các nhóm thảo luận câu hỏi:

-Câu 1: Học qua trải nghiệm là gì?
-Câu 2: Học qua trải nghiệm có thể triển khai theo những quy định như thế nào?
Học qua trải nghiệm là gì?
Học qua trải nghiệm là quá trình học, theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm.
Chu trình trải nghiệm
Kinh nghiệm cụ thể
Thử nghiệm tích cực
Khái niệm hóa
Quan sát, phản chiếu
Vị trí của HĐTNST trong giáo dục
Khái niệm Giáo dục (nghĩa hẹp)
Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh nhằm giúp học nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn mình trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
GIÁO DỤC THEO NGHĨA HẸP là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống, liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ cuộc sống của học sinh để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.
Giáo dục (theo nghĩa rộng)
Giáo dục (theo nghĩa rộng, tổng quát) bao hàm cả hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp, bộ phận) và hoạt động dạy học.
Theo anh chị HĐTNST nằm trong hoạt động nào ?
+HĐ giáo dục ( nghĩa hẹp)
+HĐ dạy học,
+ Giáo dục ( nghĩa rộng)
Giáo dục và Dạy học
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Khái niệm HĐTNST
Đặc điểm của HĐ TNST
HĐ TNST mang tính tích hợp và phân hóa cao
HĐ TNST thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng
HĐ TNST là quá trình học tích cực, hiệu quả và sáng tạo
HĐ TNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
HĐ TNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được
Sự khác biệt của HĐ TNST với GD NGLL ?
Thảo luận nhóm
Phân biệt Thực hành (Học qua hành); Thực tập (Học qua làm) và Trải nghiệm (Học qua trải nghiệm)
Thực hành, thực tập
Thực hành là việc vận dụng những kiến thức lý luận được học vào một ngữ cảnh khác, hoặc vận dụng để thực hiện nhiệm vụ nào đó của thực tiễn.
Thực tập, tập làm là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học với đối tượng.
… và học qua trải nghiệm

HĐTNST TRONG CHƯƠNG
TRÌNH GDPT MỚI
HĐ TNST là hoạt động tự chọn bắt buộc dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống.
Trong CT GDPT mới, HĐTNST là hoạt động bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5, mỗi lớp học 105 tiết/ năm, có thời lượng nhiều đứng thứ 3 sau môn Tiếng Việt và môn Toán.
HĐTN là hoạt động bắt buộc.
Nội dung hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề.
Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Chương trình GDPT mới xác định

Chú trọng tính thiết thực của các nội dung dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cùng với hoạt động tư vấn trường học để giúp học sinh học xong tiểu học và trung học cơ sở có thể chọn con đường học lên theo giáo dục nghề nghiệp hoặc trung học phổ thông, góp phần thực hiện yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở.
HĐ TNST chia làm 2 giai đoạn
1- Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống...

Học sinh được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động... cũng như tham gia các loại hình câu lạc bộ khác nhau...
Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Bằng HĐTNST của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm.

Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
2- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:

Chương trình hoạt động trải ngiệm sáng tạo được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn.

Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải nghiệm với các ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau.
Vị trí HĐ TNST trong chương trình SGK mới
Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Chương trình giáo dục cấp Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực chung được nêu trong mục tiêu GDPT; bước đầu phát triển những tiềm năng sẵn có để tiếp tục học trung học cơ sở.
Mục tiêu GDTH hiện hành:
Mục tiêu GD của CTGDPT mới:
Mục tiêu GD của CTGDPT mới
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.
Năng lực là gì? Tại sao hiện nay giáo dục lại chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh?
Khái niệm năng lực
Cấu trúc năng lực
Tầng 1 : Làm
Tầng 2 : suy nghĩ, KT-KN-TĐ, chuẩn giá trị, niền tin.
Tầng 3: Mong muốn, động cơ, nét nhân cách, tư chất.
Các chủ đề
Các mạch nội dung
NL đặc thù
Khái niệm sáng tạo
Đặc điểm của sáng tạo
Tính mềm dẻo, linh hoạt
Tính lưu loát , trôi chảy
Tính độc đáo
Tạo cấu trúc mới
Tính nhạy cảm.
Các cấp độ của sáng tạo
Tạo ấn tưởng
Tạo sản phẩm
Sáng kiến ( sáng tạo phát hiện, phát kiến)
Đổi mới ( sáng tạo cải biến, cải cách)
Sáng tạo cao nhất ( phát minh)
Đặc điểm sáng tạo ở HS TH.
Khả năng phản xạ nhanh
Khả năng đưa ra nhiều đáp án khác nhau
Khả năng đưa ra những hành động độc đáo và khác biệt.
Khả năng làm việc độc lập, ít chờ đợi nhắc nhở của GV

Khả năng tranh luận, đặt ra câu hỏi và chịu khó lắng nghe
Khả năng linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ
Khả năng nhạy cảm với cảm xúc của người khác
Dễ hòa đồng và giao tiếp tự nhiên với mọi người.
Bình tĩnh, kiên trì khi chơi và giải quyết vấn đề
Sáng tạo trong trải nghiệm
Trải nghiệm trong HĐ Dạy học và HĐ TNST
HĐ Dạy học: Trải nghiệm như là một trong nhiều phương thức DH nhằm hình thành chủ yếu những năng lực trí tuệ.
HĐ TNST: Trải nghiệm và sáng tạo là tính chất hoạt động giáo dục nhằm hình thành chủ yếu năng lực tâm lý – XH và phẩm chất nhân cách ở HS.
Đánh giá kết quả hoạt động TNST chủ yếu tập trung vào các năng lực TLXH, các giá trị, niềm tin, tình cảm…
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Trước đây ta đã tổ chức hoạt động giáo dục dưới những hình thức nào ?
Trong CT GDPT hiện tại, ta đã tổ chức HĐGD dưới những hình thức : HĐGD NGLL, HĐTT, HĐ Đoàn- Đội, HĐ CLB, HĐ thiện nguyện,... Tất cả những hoạt động này sắp tới sẽ mở rộng hơn và trở thành HĐTNST.
Hình thức hoạt động
HĐTNST HÌNH THỨC CLB
CLB văn hóa nghệ thuật
CLB thể dục, thể thao
CLB học thuật
CLB võ thuật
CLB trò chơi dân gian
...
HĐTNST HÌNH THỨC TRÒ CHƠI
Trò chơi học tập
Trò chơi vận động
Trò chơi khởi động
Trò chơi mô phỏng game truyền hình
...
HĐTNST HÌNH THỨC HỘI THI/ CUỘC THI
Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, ...
HĐTNST HÌNH THỨC CHIẾN DỊCH
Chiến dịch Giờ Trái đất
Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học
Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu
Chiến dịch tình nguyện hè
Chiến dịch về trật tự xã hội
...
Hoạt động nhân đạo
Tìm hiểu về những địa chỉ khó khăn, cần hỗ trợ, giúp đỡ trong lớp trong trường, ở địa phương và vận động bạn bè trong lớp, trong trường và cộng đồng địa phương cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần.


Tết vì người nghèo
Quyên góp ĐDDH cho các bạn nghèo
Gây quỹ ủng hộ bạn khuyết tật
Quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão lũ
Xây dựng quỹ ủng hộ bạn nghèo.
...
GỢI Ý HĐTNST
VÌ CỘNG ĐỒNG
Tham gia tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện các phong trào xã hội như: Thực hiện An toàn giao thông, Bảo vệ môi trường, chăm sóc các di tích lịch sử, di sản văn hóa, trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng,....

Xem clip giới thiệu một số hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Thiết kế HĐTNST
B1: Đặt tên hoạt động
B2: Xác định mục tiêu của hoạt động
B3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động
B4: Chuẩn bị hoạt động
B5: Lập kế hoạch
B6: Thiết kế chi tiết hoạt động
B7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động.
Thực hành
Chia 2 nhóm lớn.
Mỗi nhóm thiết kế và thực hành HĐTNST về lĩnh vực nghệ thuật, gồm màn chào hỏi để tự giới thiệu và 3 tiết mục:
Múa dân vũ.
Kể chuyện tiếp sức.
Trình diễn thời trang.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
PGS.TS. ĐInh Thị Kim Thoa. Trường ĐHGD_VNU
Đánh giá kết quả hoạt động TNST chủ yếu tập trung vào các năng lực tâm lý XH, các giá trị, niềm tin, tình cảm…
Mô hình tảng băng
về cấu trúc năng lực
Hành vi
(quan sát được)

Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ
Chuẩn, giá trị, niềm tin

Động cơ
Nét nhân cách
Tư chất
1.
Làm

2.
Suy nghĩ

3. Mong muốn
Quy trình thực hiện đánh giá KQ HĐTNST
Tiêu chí đánh giá chung
PP và công cụ đánh giá HĐTNST
KẾT LUẬN
NĂNG LỰC CỦA CON NGƯỜI CHỈ ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG, QUA SỰ TRẢI NGHIỆM CỦA CHÍNH CHỦ THỂ.
BẢN THÂN SỰ PHẢN ÁNH TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI ĐÃ MANG TÍNH SINH ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO, CHÚNG TA CẦN PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA ĐẶC TÍNH NÀY.
HOẠT ĐỘNG CẦN CÓ SỰ CHỈ DẪN, ĐỊNH HƯỚNG RÕ RÀNG VÀ TRIỂN KHAI ĐÚNG NGUYÊN TẮC (PPDH VÀ GD) THÌ MỤC TIÊU GIÁO DỤC MỚI ĐẠT ĐƯỢC NHƯ MONG ĐỢI.
GIÁO VIÊN LÀ LỰC LƯỢNG THEN CHỐT TẠO NÊN SỰ ĐỔI MỚI. ĐÀO TẠO GV LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐÓN ĐẦU SỰ ĐỔI MỚI NÀY.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tăng Hoàng Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)