Trac ngiem theo bai
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thúy Hằng |
Ngày 26/04/2019 |
55
Chia sẻ tài liệu: trac ngiem theo bai thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
TÀI LIỆU ÔN TẬP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12
CHỦ ĐỀ 1 : VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội :
a. Bối cảnh :
- Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b. Diễn biến :
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
- Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu :
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng ktế - xhội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
- Cơ cấu ktế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng ktế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
- Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực :
a. Bối cảnh :
- Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
- Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ( 1995)
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/1995) thành viên thứ 150 của WTO năm 2007, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD.
b. Thành tựu :
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo.
3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới :
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực :
A. Chính trị. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998. D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là : A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.
Câu 4. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức : A. Thương mại thế giới. B. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
C. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN. D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 5. Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức. B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia. C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc. D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên
CHỦ ĐỀ 1 : VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội :
a. Bối cảnh :
- Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b. Diễn biến :
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
- Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu :
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng ktế - xhội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
- Cơ cấu ktế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng ktế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
- Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực :
a. Bối cảnh :
- Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
- Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ( 1995)
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/1995) thành viên thứ 150 của WTO năm 2007, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD.
b. Thành tựu :
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo.
3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới :
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực :
A. Chính trị. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998. D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là : A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.
Câu 4. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức : A. Thương mại thế giới. B. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
C. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN. D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 5. Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức. B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia. C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc. D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Thúy Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)