Trắc nghiệm VHTĐ 11

Chia sẻ bởi Triệu Trung Kiên | Ngày 26/04/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: trắc nghiệm VHTĐ 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA KIẾN THỨC

1, Tú Xương gửi gắm tâm sự gì qua hai câu luận "Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công" trong bài Thương vợ?
A. Tình yêu chung thủy của ông đối với người vợ của mình.
B. Sự trân trọng của ông đối với tình yêu chung thủy của bà Tú.
C. Sự biết ơn của ông Tú đối với công lao của bà Tú.
D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.
2,Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thể hiện ở điểm nào?
A. Sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo.
B. Tình huống truyện bất ngờ, cách giải quyết tình huống hợp lí.
C. Dùng những từ ngữ miêu tả giàu tính biểu cảm, tạo cảm giác chân thật cho người đọc.
D. Sử dụng nhiều hình ảnh có tính phóng đại để miêu tả sự xa hoa trong phủ chúa Trịnh.
3,Trong câu thơ thứ hai trong bài Thương vợ của Tú Xương, tác giả đã tự họa mình là con người
A. tầm thường và vô tích sự. B. hèn nhát và ích kỉ.
C. biết chia sẻ và giúp đỡ vợ con. D. chăm chỉ và chịu khó làm ăn.
4,Hai câu thực và hai câu luận trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến sử dụng biện pháp tu từ
A. lặp cấu trúc. B. nói giảm nói tránh. C. đối xứng D. nhân hóa.
5,Thể loại nào của Trung Quốc đã được Việt hóa trong giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XIX?
A. Thư. B. Hành. C. Truyền kì. D. Thơ Đường luật.
6,Dòng nào không phải là đặc trưng của thể "kí"?
A. Thể hiện trực tiếp cá nhân cái tôi của người viết.
B. Do bề tôi viết để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước.
C. Thường viết về những điều xảy ra đối với bản thân tác giả.
D. Không mang tính hư cấu.
7,Mặc dù biết làm quan là gò bó, mất tự do, nhưng tại sao Nguyễn Công Trứ vẫn làm?
A. Vì tác giả muốn làm quan để mang lại danh lợi và danh vọng cho bản thân.
B. Vì để trọn đạo vua tôi và để cống hiến sức mình cho sự vững bền của triều đại.
C. Vì làm quan là yêu cầu bắt buộc với nam nhi dưới thời phong kiến.
D. Vì đó là cách thể hiện bản lĩnh cá nhân trong khuôn khổ của chế độ phong kiến.
8,Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?
A. "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".
B. "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".
C. "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
D. "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".
9,Sau khi khóc những nghĩa sĩ Cần Giuộc: "thà thác mà đặng câu địch khái", nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã nghĩ đến những ai và canh cánh điều gì?
A. Tác giả "tủi phận bạc" dùm người đã chết, lo cho cuộc đời còn lại của mẹ già, vợ trẻ của người nghĩa sĩ, nghĩ nhiều đến "một trận khói tan, nghìn năm tiết rõ".
B. Tác giả đau lòng cho cuộc đời còn lại của những người mẹ già và những người vợ trẻ không còn ai để nương tựa, canh cánh nỗi niềm ai sẽ là người dẹp giặc cứu nước muôn dân.
C. Tác giả nghĩ nhiều đến Chùa Tông Thạnh, lo lắng về người mẹ già, người vợ trẻ của người đã khuất, canh cánh "một khắc đặng trả hờn".
D. Tác giả nghĩ đến linh hồn người đã khuất, mong họ "sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc" và canh cánh nỗi lo "ai cứu đặng một phường con đỏ".
10,Trong đoạn trích 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)