Trắc nghiệm sinh thái

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Mậu | Ngày 08/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: trắc nghiệm sinh thái thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRẮC NGHIỆM

SINH THÁI HỌC
Nhiều loài cây có những đặc điểm thích nghi khi lửa cháy lướt qua như thế nào?

A. Thân có vỏ mỏng sần sùi, cây thân thảo có thân ngầm dưới mặt đất, mặt nước để tránh lửa
B. Thân có vỏ dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có thân ngầm dưới mặt đất, mặt nước để tránh lửa
C. Thân có vỏ mỏng dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có thân bò lan mặt đất, mặt nước để tránh lửa
D. Thân có vỏ mỏng dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có rễ dài dưới mặt đất, mặt nước để tránh lửa
Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể như thế nào?

A. luôn thúc đẩy lẫn nhau
B. luôn gây ảnh hưởng trái ngược nhau
C. thường thúch đẩy lẫn nhau và hạn chế gây ảnh hưởng trái ngược nhau
D. có thể thúc đẩy lẫn nhau và gây ảnh hưởng trái ngược nhau.
Nhóm cây ưa tối gồm:

phong lan, ráy, gừng, phi lao.
B. phong lan, ráy, riềng, bồ đề.
C. phong lan, riềng, gừng, cây tếch.
D. phong lan, ráy, gừng, riềng.
Đặc điểm của thực vật ở nơi giá rét là:

A. có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm.
B. có vỏ mỏng, sinh trưởng nhanh, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm.
C. có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng nhanh, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm.
D. có vỏ mỏng, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm.
Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm cư trú của chúng
B. địa điểm sinh sản của chúng
C. địa điểm thích nghi của chúng
D. địa đểm dinh dưỡng của chúng
Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, thực vật được chia thành những nhóm chính nào?

A. ưa sáng mạnh, ưa sáng vừa và ưa bóng
B. ưa sáng, ưa bóng và chịu bóng.
C. ưa sáng mạnh, ưa sáng vừa và chịu bóng
D. ưa sáng, ưa bóng và chiu tối.
Các loài khác nhau có phản ứng như thế nào đối với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái?

A. có hoặc không phản ứng với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
B. có phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
C. có phản ứng luôn thích nghi với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
D. có phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
Điều nào dưới đây không phản ánh sự thích nghi của cây chịu hạn với môi trường khô hạn?

A. có khả năng trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá)
B. giảm sự thoát hơi nước (khí khẩu ít, lá hẹp, hoặc biến thành gai, hình kim, rụng lá vào mùa khô.)
C. Tăng khả năng tìm nước (rễ phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”
D. Vào mùa lạnh, hạt nảy mầm, phát triển nhanh và nhanh chóng ra hoa kết trái, có trường hợp chưa kịp mọc đủ lá. Ví dụ: Thực vật vùng hoang mạc.
Nhân tố sinh thái là:

A. tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh)
B. những mối quan hệ giữa một sinh vật này với một sinh vật khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh)
C. những tác động của con người với môi trường
D. Những yếu tố môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
Ảnh hưởng của độ ẩm đến động vật biến nhiệt như thế nào?

A. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết giảm.
B. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ bình thường, tỉ lệ chết càng cao.
C. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ được kéo dài, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao.
D. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước. Ngược lại, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao.
Mối quan hệ của sinh vật với môi trường như thế nào?

A. Sinh vật luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường và không tác động trở lại môi trường
B. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi.
C. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi. Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong tổ chức càng thấp.
D. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi. Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong tổ chức càng cao.
Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào đến sinh vật?

A. tác động luôn đồng đều trên cơ thể sinh vật
B. tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống nhau.
C. tác động không đồng đều lên cơ thể sinh vật
D. tác động luôn cực thuận với mọi hoạt động sinh lí của sinh vật.
Liên quan đến độ ẩm, những loài ếch nhái thường xuất hiện và hoạt động vào thời gian nào trong ngày?

A. vào sáng sớm hay chiều tà
B. vào sáng sớm hay buổi tối
C. vào buổi trưa hay chiều tối
D. vào buổi sáng hay trưa.
Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng?

A. có lá mỏng
B. màu lá xanh đậm do chứa nhiều hạt sắc tố.
C. thường mọc ở dưới tán của cây khác.
D. có lá dày.
Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài như thế nào?

A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.
B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì sự cạnh tranh với nhau càng yếu.
C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau.
D. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu.
Liên quan với độ ẩm và nhu cầu nước, thực vật được chia thành mấy nhóm?

A. Thực vật ưa ẩm, ưa ẩm vừa (trung sinh), và thực vật chịu khô hạn.
B. Thực vật ưa ẩm ít, thực vật ưa ẩm nhiều và thực vật ưa ẩm vừa.
C. Thực vật ưa ẩm ít, thực vật ưa khô hạn vừa và thực vật chịu khô hạn.
D. Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa khô hạn vừa và thực vật ưa ẩm nhiều.
Công thức tổng nhiệt hữu hiệu ngày là:

A. T = (k-x)n. B. T = (n-k)x. C. T = (x-n)k. D. T = (x-k)n.
Sự thích nghi của sinh vật đồng nhiệt với điều kiện khô nóng được thể hiện là:

A. giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay hang, hốc.
B. tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vàoban đêm hay hang, hốc.
C. giảm tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay hang, hốc.
D. giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào buổi sáng..
Sinh vật chỉ sống trong giới hạn nhiệt rất hẹp thường là:

A. 0oC – 35oC
B. 0oC – 40oC
C. 0oC – 45oC
D. 0oC – 50oC
Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau, cơ thể phản ứng như thế nào đối với tác động của cùng một nhân tố?

A. cơ thể phản ứng khác nhau đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
B. cơ thể phản ứng thích nghi đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
C. cơ thể không phản ứng đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
D. cơ thể phản ứng như nhau đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
Động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía bắc có

A. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể cũng lớn hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
B. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể cũng nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
C. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
D. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
Mối quan hệ của ánh sáng với các nhân tố khác như thế nào?

A. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhân tố khác.
B. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chỉ chi phối gián tiếp đến các nhân tố khác.
C. Ánh sáng là nhân tố cơ bản luôn chi phối trực tiếp đến các nhân tố khác.
D. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố khác.
Những động vật đi ăn vào ban đêm là:

A. chim bìm bịp và gà cỏ
B. chim chích chòe, chào mào, khướu.
C. vạc, diệc, sếu
D. gà cỏ, chào mào.
Ổ sinh thái là gì được hiểu như thế nào?

A. là các nhân tố sinh thái
B. là cách sinh sống của sinh vật
C. là nơi cư trú của sinh vật
D. là ổ dinh dưỡng của sinh vật.
Sống ở nơi lộng gió, cây thường có những đặc điểm thích nghi gì?

A. thấp, thân mảnh; rễ ăn sâu xuống nền đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ.
B. cây thường thấp, có thân bò; rễ ăn lan tỏa trên mặt đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ.
C. cây thường thấp, có thân bò; rễ ăn sâu xuống nền đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ.
D. cây thường thấp, có thân bò; rễ ăn sâu xuống nền đất, còn cây cao có bạnh rễ, rễ trụ, rễ chống tránh bị đổ.
Khả năng trữ nước trong cơ thể của thực vật chịu khô hạn là:

A. trữ nước ở rễ, củ và lá
B. trữ nước ở củ, thân và lá
C. trữ nước ở rễ và lá
D. trữ nước ở rễ, củ, thân và lá
Trong tháp tuổi của quần thể trẻ có:

A. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.
B. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản
C. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.
D. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.
Điều nào không đúng về mối quan hệ đối kháng trong quần thể?

A. diễn ra sự ăn thịt đồng loại
B. diễn ra sự kí sinh cùng loài
C. diễn ra phổ biến trong loài
D. diễn ra sự cạnh tranh cùng loài.
Những đặc trưng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia là:

A. tỉ lệ giới tính, sự tăng hay giảm dân số.
B. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
C. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng hay giảm dân số.
D. thành phần nhóm tuổi, sự tăng hay giảm dân số.
Những loài có sự phân bố đều là:

A. các cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc ở ven ven rừng, giun đất sống đông đúc ở nơi đất có độ ẩm cao, đàn trâu rừng.
B. các cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều, các cây gỗ trong vùng nhiệt đới.
C. đàn trâu rừng, chim cánh cụt.
D. chim cánh cụt, dã tràng cùng nhóm tuổi, cây thông trong rừng.
Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là :

A. môi trường đất, môi trường không khí, môi trường sinh vật .
B. môi trường cạn, môi trường sinh vật, môi trường nước, môi trường đất .
C. môi trường cạn, môi trường không khí, môi trường nước & môi trường sinh vật.
D. môi trường đất, môi trường cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật .
Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì:

A. có vùng phân bố đồng đều B. có vùng phân bố rộng
C. có vùng phân bố hẹp D. có vùng phân bố gián đoạn
Ổ sinh thái của sinh vật là gì?

là các nhân tố sinh thái của môi trường .
B. là nơi cư trú của các loài .
C. là cách sinh sống của sinh vật trong môi trường.
D. là tổ hoặc hang của sinh vật đó..
Nếu 2 loài có ổ sinh thái không giao nhau thì :

A. cạnh tranh với nhau. B. không cạnh tranh với nhau.
C. cạnh tranh khốc liệt. D. phân ly ổ sinh thái.
Phát biểu nào không đúng trong các câu sau đây?

A. Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có kích thước lớn hơn so với động vật cùng loài vùng nhiệt đới.
B. Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi thường bé hơn so với động vật cùng loài vùng nhiệt đới.
C. Động vật hằng nhiệt có thân nhiệt ổn định độc lập với môi trường nên phân bố rộng.
D. Động vật biến nhiệt có thân nhiệt thay đổi theo môi trường nên rất thích nghi với môi trường và phân bố rộng nhất.
Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho những loài chịu khô hạn?

lá hẹp hoặc biến thành gai
B. trữ nước trong lá, thân, củ hay rễ
C. trên mặt lá có nhiều khí khổng
D. rễ rất phát triển
Đặc điểm hình thái giúp các loài sinh vật thích nghi với lửa:

Trữ nước trong rễ, thân, lá.
B. Lá hẹp hoặc biến thành gai.
C. Trên mặt lá có nhiều khí khổng
D. Có lớp vỏ chịu nhiệt hoặc có thân ngầm.
So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ với thực vật thụ phấn nhờ gió, thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm:

hoa có màu sáng và rực rỡ
B. hoa có nhiều tuyến mật
C. có ít giao tử đực
D. hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều.
Điều nào không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi số lượng của quần thể?

A. Mức cạnh tranh
B. Mức sinh sản.
C. Mức nhập cư và xuất cư.
D. Mức tử vong.
Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là:

A. làm giảm cạnh tranh của các cá thể trong quần thể
B. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. sinh vật tận dụng được nguốn sống tiềm tàng trong môi trường..
Tỉ lệ giới tính thay đôi chủ yếu:

A. theo lứa tuổi của cá thể.
B. do nơi sinh sống.
C. do nhiệt độ của môi trường.
D. do nguồn thức ăn.
Điều nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài?

A. Trong nhiều trường hợp, quần tụ chỉ là tạm thời ở những thời gian nhất định như các con sống quây quần bên cha mẹ hoặc các cá thể họp đàn tạo thuận lợi cho săn mồi hay chống kẻ thù.
B. Trong nhiều trường hợp, quần tụ chỉ mang tính chất nhất thời ở những thời gian nhất định như các con sống quây quần bên cha mẹ hoặc các cá thể họp đàn tạo thuận lợi cho sinh sản.
C. Sự quần tụ hay sống bầy đàn là hiện tượng phổ biến trong sinh giới..
D. Sự quần tụ hay sống bầy đàn là hiện tượng không phổ biến trong sinh giới.
Quần thể là gì?

A. là nhóm cá thể cùng loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.
B. là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong vùng phân bố nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả các loài trinh sản và sinh sản vô tính.
C. là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.
D. là nhóm cá thể của một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, phân bố trong vùng phân bố của loài.
Những loài có kiểu tăng trưởng gần với hàm mũ là:

A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh, động thực vật phù du, côn trùng, cây nhiều năm.
B. vi sinh vật, động vật nguyên sinh, động thực vật phù du, côn trùng, cây một năm.
C. vi sinh vật, động vật nguyên sinh, động thực vật phù du, giun, cây một năm.
D. vi sinh vật, động vật nguyên sinh, động thực vật phù du, côn trùng, cây hạt trần.
Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người?

A. Tỉ lệ giới tính 1: 1
B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Mức sinh sản và mức tử vong
D. Kinh tế - xã hội.
Hệ số tăng hay tốc độ tăng trưởng riêng tức thời của quần thể theo biểu thức: r = b – d, trong đó:

A. Nếu b > d, quần thể giảm số lượng; b = d, quần thể ổn định; b < d, quần thể tăng số lượng.
B. Nếu b > d, quần thể tăng số lượng; b = d, quần thể không ổn định; b < d, quần thể suy giảm số lượng.
C. Nếu b > d, quần thể tăng số lượng; b = d, quần thể suy thoái; b < d, quần thể tăng số lượng.
D. Nếu b > d, quần thể tăng số lượng; b = d, quần thể ổn định; b < d, quần thể suy giảm số lượng.
Nhân tố nào sau đây không tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể?

A. cạnh tranh sinh học
B. nhập cư của nhóm cá thể và quần thể.
C. di cư của nhóm cá thể ra khỏi quần thể.
D. vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh.
Những loài thường có những biến động không theo chu kì là:

A. những loài có kich thước quần thể nhỏ và có vùng phân bố rộng.
B. những loài có kich thước quần thể lớn và có vùng phân bố hẹp.
C. những loài có kich thước quần thể nhỏ và có vùng phân bố hẹp.
D. những loài có kich thước quần thể lớn và có vùng phân bố rộng.
Từ đồ thị dạng chữ S mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể trong môi trường bị giới hạn cho thấy:

A. ở thời gian ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ.
B. ở thời gian ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm do nguồn dinh dưỡng còn hạn chế.
C. ở thời gian ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm do sự cạnh tranh diễn ra còn mạnh mẽ..
D. ở thời gian ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm do kích thước quần thể quá lớn.
Dân số của nhân loại phát triển theo các giai đoạn như thế nào?

Ở giai đoạn nguyên thủy, dân số tăng chậm; ở giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng; nhưng vảo thời đại công nghiệp, nhất là hậu công nghiệp, dân số bước vào giai đoạn bùng nổ.
B. Ở giai đoạn nguyên thủy, dân số tăng chậm; ở giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp, dân số tăng nhanh; nhưng vảo thời đại công nghiệp, nhất là hậu công nghiệp, dân số bước vào giai đoạn bùng nổ.
C. Ở giai đoạn nguyên thủy, dân số không tăng; ở giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng; nhưng vảo thời đại công nghiệp, nhất là hậu công nghiệp, dân số bước vào giai đoạn bùng nổ.
D. Ở giai đoạn nguyên thủy, dân số tăng chậm; ở giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng; nhưng vảo thời đại công nghiệp, nhất là hậu công nghiệp, dân số bước vào giai đoạn tăng khá nhanh.
Không có khái niệm tuổi thọ nào dưới đây?
A. Tuổi thọ sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh ra cho đến lúc chết vì già.
B. Tuổi thọ sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể từ lúc sinh ra cho đến lúc chết vì những nguyên nhân sinh thái.
C. Tuổi quần thể: là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
D. Tuổi loài là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong loài
Trong tháp tuổi của quần thể ổn định có:

A. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại
B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
C. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
D. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.
Kích thước của quần thể được mô tả bằng công thức tổng quát dưới đây: Nt = No + B – D + I – E, trong đó:

A. Nt và No là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to, B là mức sinh sản, D là mức tử vong, I là mức nhập cư và E là mức xuất cư.
B. Nt và No là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to, B là mức tử vong, D là mức sinh sản, I là mức nhập cư và E là mức xuất cư.
C. Nt và No là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to, B là mức sinh sản, D là mức tử vong, I là mức xuất cư và E là mức nhập cư.
D. Nt và No là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to, B là mức sinh sản, D là mức nhập cư, I là mức tử vong và E là mức xuất cư.
Mức sinh sản của quần thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A. phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của quần thể, cũng như tác động của các nhân tố sinh thái.
B. phụ thuộc chủ yếu vào đực cái trong quần thể, cũng như tác động của các nhân tố sinh thái.
C. phụ thuộc chủ yếu vào sức sinh sản của cá thể cái trong quần thể, cũng như tác động của các nhân tố sinh thái.
D. phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng trong quần thể, cũng như tác động của các nhân tố sinh thái.
Phân bố theo nhóm (hay điểm) là dạng phân bố:

A. rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể không thích sống tụ họp với nhau.
B. ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
C. rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
D. rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
Hiện tượng tự tỉa thưa là gì?

A. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và mức sinh sản, kích thước quần thể tăng cân bằng với môi trường.
B. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và giảm mức sinh sản, kích thước quần thể giảm cân bằng với môi trường.
C. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và giảm mức sinh sản, kích thước quần thể tăng cân bằng với môi trường.
D. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và mức sinh sản, kích thước quần thể giảm cân bằng với môi trường.
Mật độ quần thể là:

A. kích thước quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích
B. khoảng cách phân bố giữa các cá thể trong quần thể.
C. không gian của quần thể.
D. sự phân bố của quần thể trong môi trường sống của quần thể.
Biến động số lượng của quần thể là:

A. sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng với sức chứa của môi trường.
B. sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng khi kích thước của quần thể đạt giá trị trung bình.
C. sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng khi kích thước của quần thể đạt giá trị tối đa, chưa cân bằng với sức chứa của môi trường.
D. sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng khi mức sinh sản bằng mức tử vong.
Từ đồ thị dạng chữ S mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể trong môi trường bị giới hạn cho thấy:

A. Số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra rất mạnh mẽ trong quần thể.
B. Số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản bằng tốc độ tử vong.
C. Số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong.
D. Số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng.
Sống trong đàn cá thể nhận biết nhau bằng cách nào?

A. bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn hoặc bằng các vũ điệu
B. bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn hoặc bằng kích thước cơ thể.
C. bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn hoặc bằng hình dạng cơ thể.
D. bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn hoặc bằng âm thanh phát ra từ sinh vật.
Những loài có sự phân bố theo nhóm là:

A. cây cỏ lào, chôm chôm, giun đất, đàn trâu rừng
B. cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu, sò, ...
C. đàn trâu rừng, chim cánh cụt.
D. chim cánh cụt, dã tràng cùng nhóm tuổi, cây thông trong rừng thông.
Về nguồn gốc hệ sinh thái được chia thành các kiểu:

các hệ sinh thái rừng và biển
B. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
C. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
D. các hệ sinh thái lục địa và đại dương.
Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo đầy đủ bởi các yếu tố nào?

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất vô cơ, các yếu tố khí hậu.
B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất vô cơ, các chất hữu cơ và các yếu tố khí hậu.
C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất vô cơ, các chất hữu cơ.
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ và các yếu tố khí hậu.
Nitrat được hình thành chủ yếu bằng con đường nào?

A. Con đường điện hóa
B. Con đường quang hóa
C. Con đường hóa học.
D. Con đường sinh học.
Chu trình sinh địa hóa là:

A. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và quần thể sinh vật.
B. sự trao đổi không ngừng của các chất hữu cơ giữa môi trường và quần xã sinh vật.
C. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và hệ sinh thái.
D. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật.
Điều nào sau đây không đúng với khái niệm hệ sinh thái?

A. là một hệ thống kín, trong đó diễn ra sự tương tác giữa các sinh vật.
B. là một hệ động lực mở, tự điều chỉnh, nó được xem là 1 đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên.
C. là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống.
D. là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh mà nó tồn tại.
Điểm nào không phải là đặc trưng về cấu trúc của quần xã?

sự phân bố của các loài trong không gian.
B. mối quan hệ giữa các loài.
C. số lượng của các nhóm loài.
D. hoạt động chức năng của các nhóm loài.
Trật tự nào sau đây của chuỗi thúc ăn là không đúng?

Cây xanh  Chuột  Mèo  Diều hâu
B. Cây xanh  Chuột  Cú  Diều hâu
C. Cây xanh  Chuột  Rắn  Diều hâu
D. Cây xanh  Rắn  Chim  Diều hâu
Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên kiểu phân tầng hoặc những khu tập trung theo mặt phẳng ngang?

do nhu cầu sống khác nhau
B. do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài
C. do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.
D. do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:

sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.
B. sự canh tranh trong loài chủ chốt.
C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.
D. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài trong quần xã.
Điều nào sau đây không đúng trong quá trình diễn thế sinh thái?

A. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài thay đổi.
B. mối quan hệ giữa con mồi – vật sử dụng thay đổi.
C. các yếu tố cấu trúc của quần xã không thay đổi.
D. mối quan hệ giữa quần xã và môi trường thay đổi.
Loại tháp sinh thái hay biến dạng là:

tháp năng lượng
B. tháp năng lượng và tháp số lượng
C. tháp năng lượng và tháp sinh khối
D. tháp sinh khối và tháp số lượng.
Vì sao trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi?

vì sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ.
B. vì do sự phân chia khu phân bố.
C. vì sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.
D. vì do sự phân chia nguồn sống.
Các loài trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó:

A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có 1 loài bị hại.
B. các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có 1 loài bị hại.
C. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có 1 loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có 1 loài bị hại.
D. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có 1 loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại.
Ví dụ về mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là:

A. giun sán sống trong cơ thể lợn.
B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên đồng ruộng.
C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật sống xung quanh
D. thỏ và chó sói sống trong rừng.
Tần xuất xuất hiện hay độ thường gặp của loài là:

A. tỉ số % của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng các điểm khảo sát trong quần thể.
B. tỉ số % của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng các các loài được khảo sát.
C. tỉ số % của một loài khảo sát so với tổng tổng các loài được khảo sát
D. tỉ số % của một loài gặp trong các thời điểm khảo sát so với tổng số các thời điểm được khảo sát.
Nhóm loài ưu thế là:

A. nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
B. nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nh1om này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.
C. nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng làm tăng mức đa dạng của quần xã.
D. nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
Kích thước quần thể là:

A. Tổng số cá thể trong quần thể đó.
B. Tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể đó.
C. Tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể đó.
D. tổng sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể đó.
Ý nào không được phản ánh trong tháp tuổi của người?

A. Tỉ lệ giới tính.
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
C. Số lượng dân cư.
D. Trạng thái quần thể.
Tính chất nào sau đây không phải của kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn?

A. Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp, chịu tác động chủ yếu của các nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao, mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố sinh thái vô sinh.
C. Biết bảo vệ và chăm sóc con non rất tốt.
D. kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn.
Sự biến động số lượng thỏ rừng Bắc Mĩ và linh miêu diễn ra theo chu kì nào?

A. chu kì tuần trăng.
B. chu kì mùa.
C. chu kì nhiều năm.
D. chu kì ngày đêm.
Trong bầy đàn, hiện tượng hiệu suất nhóm là:

A. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như tiêu giảm tiêu hao lượng cacbônic, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
B. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như tiêu giảm tiêu hao lượng ôxi, giảm dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
C. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như tiêu giảm tiêu hao lượng cacbônic, giảm dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
D. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như tiêu giảm tiêu hao lượng oxi, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
Điều nào dưới đây không đúng với đường cong sống sót của quần thể?

A. Các quần thể khác loài có đường cong sống sót giống nhau.
B. Những loài đẻ nhiều, phần lớn bị chết ngay ở những ngày đầu, số sống sót đến cuối đời htường rất ít.
C. Những loài đẻ rất ít, sinh con ra phần lớn sống sót là nhờ vào bố mẹ
D. Các quần thể khác loài có đường cong sống sót khác nhau.
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:

A. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tử vong
B. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mật độ - không gian phân bố của quần thể.
C. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản – thành phần tuổi.
D. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tỉ lệ đực cái.
Kích thước quần thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào dưới đây?

A. Nt = No + B - D + I + E
B. Nt = No + B - D - I + E
C. Nt = No + B -D + I - E
D. Nt = No + B + D + I + E
Cư dân Bắc bộ có câu “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng năm” để nói đến thời điểm:

A. rươi có kích thước quần thể tăng vọt.
B. tôm có kích thước quần thể tăng vọt.
C. ba khía có kích thước quần thể tăng vọt.
D. cá cơm có kích thước quần thể tăng vọt.
Quần thể thông thường có những nhóm tuổi nào?

A. Nhóm trước sinh sản và sau sinh sản
B. Nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
C. Nhóm còn non và nhóm trưởng thành.
D. Nhóm trước sinh sản và đang sinh sản.
Sự biến động số lượng ruồi muỗi diễn ra hàng năm theo chu kì nào?

A. mùa
B. ngày đêm
C. tuần trăng
D. nhiều năm.
Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
B. Cây cỏ ven bờ hồ
C. cây trong vườn
D. đàn cá rô trong ao.
Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là:

A. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Quan hệ giữa 2 loài sinh vật diễn ra sự cạnh tranh nguồn sống là mối quan hệ nào?

A. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
B. quan hệ cạnh tranh
C. quan hệ hợp sinh (hợp tác)
D. Quan hệ hội sinh.
Vai trò số lượng của các loài trong quần xã được thể hiện qua các tiêu chí:

A. tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài và nhóm loài ưu thế.
B. tần suất xuất hiện của loài, độ phong phú của loài và loài chủ chốt.
C. tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài và nhóm loài ngẫu nhiên.
D. tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài và nhóm loài thứ yếu.
Quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi. Song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào?

A. quan hệ hội sinh
B. quan hệ cộng sinh
C. quan hệ hãm sinh
D. quan hệ hợp tác.
Điều nào dưới đây không đúng về sự biến đổi của các chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế?

A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng quan trọng và quan hệ giữa các loài ngày càng căng thẳng.
B. kích thước và tuổi thọ các loài đều tăng lên.
C. tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm.
D. sinh khối, tổng sản lượng và sản lượng sơ cấp đều tăng.
Nhóm loài ngẫu nhiên có vai trò:

A. quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
B. làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
C. kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
D. thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm loài này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.
Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

A. giun sáng sống trong cơ thể lợn.
B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên đồng ruộng.
C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật sống xung quanh
D. thỏ và chó sói sống trong rừng.
Mối quan hệ của 2 chuỗi thức ăn cơ bản như thế nào?

A. chuỗi thức ăn sinh vật phân giải là hệ quả chuỗi thức ăn thực vật. Hai chuỗi thức ăn hoạt động không đồng thời, tuỳ nơi và tuỳ lúc mà một trong 2 chuỗi trở thành ưu thế.
B. chuỗi thức ăn sinh vật phân giải là hệ quả chuỗi thức ăn thực vật. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, song tuỳ nơi và tuỳ lúc mà một trong 2 chuỗi trở thành ưu thế.
C. chuỗi thức ăn sinh vật phân giải là hệ quả chuỗi thức ăn thực vật. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, song chuỗi thức ăn thực vật luôn trở thành ưu thế
D. chuỗi thức ăn sinh vật phân giải độc lập với chuỗi thức ăn thực vật. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, song tuỳ nơi, tuỳ lúc mà một trong 2 chuỗi trở thành ưu thế
Vai trò hoạt động chức năng của nhóm loài đề cập đến:

A. mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã.
B. mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.
C. sự sinh sản trong quần xã.
D. sự dinh dưỡng trong quần xã.
Lưới thức ăn là:

A. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
B. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc chỉ một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
C. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làmthức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
D. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
Diễn thế thứ sinh (hay thứ cấp) xảy ra:

A. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị huỷ diệt chưa hoàn toàn.
B. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
C. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, sau đó lần lược được thay thế các quần xã khác.
D. trên môi trường tồn tại một quần xã tiên phong, nhưng nay đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
Những nguyên nhân bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến quần xã trong diễn thê sinh thái.

A. chỉ huỷ hoại hoàn toàn quần xã.
B. làm cho quần xã trẻ lại hoặc huỷ hoại hoàn toàn, sau đó quần xã được khôi phục lại từ đầu.
C. quần xã bị huỷ hoại không khôi phục lại từ đầu.
D. làm cho quần xã trẻ lại.
Loài chủ chốt là:

A. nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rât thấp, nhưng sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Mậu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)