Trắc nghiệm sinh 11 theo từng bài SGK

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Lan | Ngày 26/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Trắc nghiệm sinh 11 theo từng bài SGK thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
1.Đơn vị hút nước của rễ là:
A. Tế bào lông hút B. Tế bào biểu bì C. Không bào D. Tế bào rễ
2.Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là:
A. Rễ B. Thân C. Rễ, thân , lá D. Lá
3.Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý? I. Trời nắng gay gắt kéo dài II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn IV. Cây bị thiếu phân
A.I, IV B. II, III C. III, IV D. II
4.Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là:
A. Số lượng tế bào lông hút lớn. B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả.
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút. D. Số lượng rễ bên nhiều
5.Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do: I. Tính chất lí, hoá của đất thay đổi nên rễ cây bị thối. II. Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ. III. Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới. IV. Không có lông hút thì cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây bị phá huỷ.
A. I, II, III B. II, III, IV C. I, II, IV D. I, III, IV
6.Dạng nước nào sau đây không giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước trong cây?
A.Nước tự do. B. Nước liên kết C. Nước tự do hoặc liên kết D. Nước trọng lực
7.Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là:
A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào.
C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.
D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào
8.Một số thực vật ở cạn, hệ rễ không có lông hút (ví dụ thông, sồi,...). Chúng hấp thu nước và ion khoáng nhờ
A. lá. B. nấm rễ C. thân. D. tất cả các cơ quan của cơ thể
9.Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào? I. Năng lượng là ATP II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi IV. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. I, IV B. II, IV C. I, II, IV D. I, III, IV
10.Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?
A. Chủ động B. Khuếch tán C. Có tiêu dùng năng lượng ATP D. Thẩm thấu
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
1.Xilem là một tên gọi khác của:
A, quản bào.B. mạch ống. C. mạch gỗ. D. mạch rây.
2.Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?
A. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.
B. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây.
C. dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây.
D. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác.
3.Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào?
A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh. C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ. D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
4.Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)