TRẮC NGHIỆM QUẦN THỂ QUẦN XÃ

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Nhân | Ngày 26/04/2019 | 115

Chia sẻ tài liệu: TRẮC NGHIỆM QUẦN THỂ QUẦN XÃ thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ÔN TRA 1
BÀI 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1: Ở rừng nhiệt đới châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anophenles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B.
B. Loài A là loài rộng nhiệt , loài B là loài hẹp nhiệt.
C. Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau.
D. Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau.
Câu 2:Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kỳ sống của chúng
A. không đổi B. càng dài C. càng ngắn D. luôn thay đổi
Câu 3:Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép… vì
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
D. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Câu 4: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các …. khác nhau.
A. quần thể B.ổ sinh thái C. quần xã D. sinh cảnh
Câu 5: Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
I. Vi sinh vật II. Chim III. Con người
IV. Thực vật V. Thú VI. Ếch nhái, bò sát
A. I, II, V B. I, IV, VI C. II, III, V D. I,III, VI
Câu 6: Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
I. Động vật không xương sống II. Thú III. Lưỡng cư, bò sát
IV. Nấm V. Thực vật VI. Chim
A. I, II, IV B. II, III, VI C. I, III, IV, V C. I, III, IV, VI
Câu 7: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
I. Môi trường không khí II. Môi trường trên cạn III. Môi trường đất
IV. Môi trường xã hội V. Môi trường nước VI. Môi trường sinh vật
A. I, II, IV, VI B. I, III, V, VI C. II, III, V, VI D. II, III, IV, V
Câu 8: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:
A. môi trường B. giới hạn sinh thái C. ổ sinh thái D. sinh cảnh
Câu 9: Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?
A. Quy tắc về kích thước cơ thể.
B. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể
C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt
D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt
Câu 10: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Rừng mưa nhiệt đới B. Cá rô phi C. Đồng lúa D. Lá khô trên sàn rừng
Câu 11: Khả năng thích nghi của động vật sống nơi thiếu ánh sáng là:
A. Cơ quan thị giác tiêu giảm B. Cơ quan thị giác phát triển mạnh
C. Nhận biết đồng loại nhờ tiếng nói D. Cơ quan xúc giác tiêu giảm
Câu 12: Cây có lớp vỏ dày, tầng bần phát triển có ý nghĩa gì?
A. Giúp dẫn truyền nước và muối khoáng
B. Không thấm nước
C. Tránh sâu hại xâm nhập
D. Đây là lớp cách nhiệt bảo vệ các cơ quan bên trong
Câu 13: Đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của một số thực vật là:
A. Tầng cutin rất mỏng B. Lá mỏng
C. Rễ cây nông D. Thân cây có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)