Trac nghiem on thi nguyen bo chuong trinh 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiệp | Ngày 26/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: trac nghiem on thi nguyen bo chuong trinh 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ



1. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. mã di truyền B. bộ ba mã hóa (cođon) C. gen D. bộ ba đối mã (anticôđon)
2. Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là
A. 5’mã hóa ( điều hòa ( kết thúc phiên mã 3’ B. 5’điều hòa ( mã hóa ( kết thúc phiên mã 3’
C. 3’mã hóa ( điều hòa ( kết thúc phiên mã 5’ D. 3’điều hòa ( mã hóa ( kết thúc phiên mã 5’
3. Bản chất của mã di truyền là
A. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
B. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
C. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
4. Phát biểu ĐÚNG về đặc điểm của mã di truyền, TRỪ:
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).
C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).
5. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
A. Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
B. Vì số nu ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số aa của chuỗi pôlipeptit.
C. Vì số nu ở mỗi mạch của gen dài gấp 6 lần số aa của chuỗi pôlipeptit.
D. Vì 3 nu mã hoá cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43= 64 bộ ba dư thừa để mã hoá cho 20 loại aa.
6. Thời điểm xảy ra quá trình nhân đôi ADN trong chu kỳ tế bào
A. kỳ trung gian B. kỳ đầu C. kỳ giữa D. kỳ sau
7. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở
A. tế bào chất B. ribôxôm C. ti thể D. nhân tế bào
8. Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ: A. nguồn gốc thống nhất của sinh giới B. mã di truyền có tính thoái hóa
C. mã di truyền có tính đặc hiệu D. thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau
9. Đặc tính nào sau đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A. Tính liên tục B. Tính phổ biến C. Tính đặc hiệu D. Tính thoái hoá
10. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một aamin
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
11. Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN.
C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã.
12. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
A. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn .
B. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn.
C. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc gián đoạn.
D. nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn.

13. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là
A. A liên kết với X, G liên kết với T.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với T, G liên kết với X.
14. Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 phân tử ADN con có một phân tử là từ ADN mẹ và một phân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)