Trac nghiem diali12
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thủy |
Ngày 26/04/2019 |
63
Chia sẻ tài liệu: trac nghiem diali12 thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 – PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ – KINH TẾ
Câu 1. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do
A. Dân số đông.
B. Cấu trúc dân số trẻ.
C. Tỉ lệ sinh cao.
D. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.
Câu 2. Hằng năm lao động nước ta tăng lên (triệu người)
1,0. B. 1,1. C. 1,2. D. 1,3
Câu 3. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng
A. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
B. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.
C. Giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.
D. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.
Câu 4. Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (thống kê năm 2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực
A. Kinh tế ngoài Nhà nước
B. Kinh tế Nhà nước
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D. Kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 5. Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung
Câu 6. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do
A. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
B. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.
C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
Câu 7. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là
A. Tây Bắc. B. Tây Nguyên. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ.
Câu 8. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm
A. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
B. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.
Câu 9. Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ
A. 13. B. 11. C. 12. D. 15
Câu 10. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến
A. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
B. Việc phát triển giáo dục và y tế.
C. Vấn đề giải quyết việc làm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 11. Dân tộc Kinh chiếm (%)
86,2. B. 85,2. C. 84,2. D. 87,2
Câu 12. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là
A. Lực lượng lao động chiến trên 50% dân số.
B. Dưới tuổi lao động chiếm 33,1% dân số.
C. Trên tuổi lao động chỉ chiếm 7,6% dân số.
D. Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao.
Câu 13. Dân số nước ta năm 2006 là (triệu người)
A. 84,2. B. 84,5. C. 84,3. D. 84,4
Câu 14. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ. B. Trình độ phát triển kinh tế.
C. Tính chất của nền kinh tế. D. Điều kiện tự nhiên.
Câu 15. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm
A. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.
B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
C. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)