Tr¨c nghiªm 119.

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Trung | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: tr¨c nghiªm 119. thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Câu 1
Các tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ�:
Tương tác giữa hai nam châm.
B) Tương tác giữa hai dây dẫn có dòng điện.
C) Tương tác giữa các điện tích đứng yên.
D) Tương tác giữa nam châm với dòng điện.
Đáp án C
Câu 2
Phát biểu nào dưới đây là đúng�? từ trường không tương tác với.
Các điện tích chuyển động.
B) Các điện tích đứng yên.
C) Nam châm đứng yên.
D) Nam châm chuyển động.
Đáp án B
Câu 3
Phát biểu nào sau đây là sai�?Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện.
Vuông góc với phần tử dòng điện.
B) Cùng hướng với từ trường.
C) Tỉ lệ với cường độ dòng điện.
D) Tỉ lệ với cảm ứng từ.
Đáp án B
Câu 4
Phát biểu nào dưới đây là đúng�?Cảm ứng từ tại một điểm trong trường .
Vuông góc với đường sức từ.
B) Nằm theo hướng của đường sức từ.
C) Nằm theo hướng của lực từ.
D) Không có hướng xác định.
Đáp án B
Câu 5
Phát biểu nào dưới đây là đúng�?Độ lớn của cảm ứng từ tại tâm của một dòng điện tròn.
Tỉ lệ với cường độ dòng điện.
B) Tỉ lệ với chiều dài đường tròn.
C) Tỉ lệ nghịch với diện tích đường tròn
D) Tỉ lệ với diện tích đường tròn
Đáp án A
Câu 6
Phát biểu nào dưới đây là đúng�?Cảm ứng từ trong ống dây dẫn hình trụ.
Luôn luôn bằng không.
B) Tỉ lệ với chiều dài ống dây.
C) Là đồng đều
D) Tỉ lệ với tiết diện ống dây.
Đáp án C
Câu 7
Cảm ứng từ của một dòng điện thẳng tại một điểm N cách dòng điện 2.5cm. bằng 1,8.10-5T. Tính cường độ dòng điện?
A) 1 A B) 125 A C) 2,25 A D) 3,25 A
Đáp án C
Câu 8
Hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau một khoảng cố định 42cm I 1=3A, I 2=1,5A. Hãy tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không. xét trường hợp hai dòng điện cùng chiều.
Trên một đường thẳng song song với I 1;I 2 và cách I 1:28cm
B) Trên một đường thẳng nằm giữa và song song với I 1;I 2và cách I 2:14cm
C) Trên một đường thẳng nằm ngoài và song song với I 1; I2và cách I 2:14cm
D) Trên một đường thẳng song song với I 1;I 2 và cách I2:28cm
Đáp án B
Câu 9
Cho hai dòng điện I 1=I 2=6A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài song song, cách nhau 30cm theo cùng một chiều. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn. Cách hai dây dẫn lần lượt r 1=0,1m; r 2=0,2m.
A) 12.10-6T B)18.10-6T C) 6.10-6T D) 9.10-6T
Đáp án C
Câu 10
Một khung dây tròn bán kính R=4cm gồm 10 vòng dây. dòng diện chạy trong mỗi vòng dây I=0,3A. Tính cảm từ tại tâm của khung dây.
A) 4,7.10-5T B)3,7.10-5T C) 2,7.10-5T D) 1,7.10-5T
Đáp án A
Câu 11
Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có cường độ I=0,5A chạy qua. Theo tính toán thì cảm ứng từ tại tâm của khung bằng 6,3.10-5T. Tính bán kính của khung dây.
A) 0,1m B) 0,12m C) 0,16m D) 0,19m
Đáp án B
Câu 12
Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng dây dẫn đồng tâm�:bán kính một vòng là R=8cm, vòng kia là 2R; trong mỗi vòng có dòng điện 10A chạy qua. xét hai dòng điện cùng nằm trong một mặt phẳng, hai dòng điện cùng chiều.
A) 9,8.10-5T B)10,8.10-5T C) 11,8.10-5T D) 12,8.10-5T
Đáp án C
Câu 13
Một ống dây dài 0,5m, đường kính 16cm, chiều dài của dây quấn là 10m, cường độ dòng điên chạy qua là 100A. Véc tơ cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn là.
A) 2,5.10-3T B) 5.10-3T C) 7,5.10-3T D) 2,0.10-3T
Đáp án B
Câu 14
Cho một vòng tròn bán kính 1,5cm. cho dòng điện I=3A chạy trong dây dẫn . Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng dây.
A) 5,6.10-5T B) 6,6.10-3T C) 7,6.10-3T D) 8,6.10-3T
Đáp án D
Câu 15
Phát biểu nào sau đây là sai?Lực lo-ren xơ
Vuông góc với từ trường.
B) Vuông góc với vận tốc.
C) Không phụ thuộc vào hướng của từ trường.
D) Phụ thuộc dấu của địên tích.
Đáp án C
Câu 16
Phát biểu nào sau đây là đúng�?Hạt êlectrôn bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường thì.
Hướng chuyển động thay đổi.
B) Độ lớn của vận tốc không thay đổi
C) Động năng thay đổi.
D) Chuyển động không thay đổi.
Đáp án D
Câu 17
Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Khi bán quỹ đạo tăng lên gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu?
A) R/2 B) R C) 2R D) 4R
Đáp án C
Câu 18
Cho dòng điện cường độ I=0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây, thì cảm ứng từ bên trong ống dây=35.10-5 T. ống dây dài 50cm. Tính số vòng dây của ống
A) 420 B) 390 C) 670 D) 930
Đáp án D
Câu 19
Cho hai dây dẫn thẳng dài vô hạn có I 1=2A;I 2=1A. hai dòng điện song song chạy ngược chiều trong không khí cách nhau 4cm. Tìm cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện trên gây ra tại điểm cách đều hai dòng điện.
A) 2,5.10-5T B)10-5T C) 3.10-5T D) Một đáp số khác.
Đáp án B
Câu 20
Một ống dây dài 0,5m, đường kính 16cm, chiều dài của dây quấn là 10m. véc tơ cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn :5.10-3T. Tìm cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây.
A) 10A B) 50A C) 100A D) 1A
Đáp án C
Câu 21 .
Đối với thấu kính hội tụ vật thật
Cho ảnh thật lớn hơn vật
B)Cho ảnh ảo bằng vật
C) Cho ảnh thật nhỏ hơn vật
D) Cho ảnh ảo lớn hơn vật
Đáp án D
Câu 22
Đối với thấu kính hội tụ vật đặt trong khoảng 0F
Cho ảnh ảo
B) Cho ảnh thật
C) ảnh không được tạo thành
D) Cho ảnh bằng vật
Đáp án A
Câu 23
Đối với thấu kính phân kì vật thật luôn cho.
ảnh bằng vật
B) ảnh thật nhỏ hơn vật
C) ảnh ảo nhỏ hơn vật
D) ảnh ảo lớn hơn vật
Đáp án C
Câu 24
Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n= thì tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau. Giá trị của góc tới là�:
A) 350 B) 600 C) 300 D) 450
Đáp án B
Câu 25
Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. vận tốc của ánh sáng trong nước có chiết suất là�:n=4/3
A) 1,33. 108m/s B) 0,25. 108m/s C) 2,5. 108m/s D) 2.25. 108m/s
Đáp án C
Câu 26
Khi truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 gọi góc tới i1,góc khúc xạ i2. Tìm câu đúng
A) n1sin i2= n2sin i1 B) n1> n2, i1>i 2 C) n1< n2, i1< i2 D) n1 sin i1= n2sini 2
Đáp án D
Câu 27
Đối với thấu kính phân kì vật sáng AB đặt trước thấu kính, di chuyển vật lại gần thấu kính thì
Độ lớn của ảnh tăng
B) Độ lớn của ảnh giảm
Độ lớn của ảnh không đổi
D) Có thể tăng có thể giảm tùy vào vị trí đặt vật
Đáp án A
Câu 28
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh ảo bằng 1/2 vật biết vật cách thấu kính 60cm. Tiêu cự của thấu kính là�:
A) -30cm B) -60cm C) -50cm D) Một đáp số khác
Đáp án B
Câu 29
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm. Độ tụ của thấu kính là
A) +0,02 dp B) +2 dp C) +20 dp D) +4 dp
Đáp án B
Câu30
Hệ gồm hai thấu kính ghép sát nhau, có tiêu cự lần lượt là�;10cm và -5cm. Tiêu cự của hệ thấu kính trên là
A) -5cm B) -10cm C) -15cm D) Một đáp số khác
Đáp án B
Câu 31
Một thấu kính phân kì có độ tụ -10dp. Tiêu cự của thấu kính là�:
A) -1m B) -10cm C) -0,1cm D) Một đáp số khác
Đáp án B
Câu 32
Một thấu kính
Có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính hội tụ
B) Có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính phân kì
Có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính lồi
D) Có phần giữa dày hơn phần rìa là thấu kính lõm
Đáp án B
Câu 33
Vật sáng AB đặt cách thấu kính phân kì một đoạn 10cm. Cho ảnh ảo bằng 1/2 vật khoảng cách giữa ảnh và vật là�:
A) 15cm B) 10cm C) 5cm D) Một đáp số khác
Đáp án C
Câu 34
Vật sáng AB đặt cách thấu kính hội tụ một đoạn 10cm. Cho ảnh ngược chiều bằng 2 vật. khoảng cách giữa ảnh và vật là�:
A) 30cm B) 20cm C) 10cm D) Một đáp số khác
Đáp án A
Câu 35
Tìm câu sai
ảnh thật hứng được trên màn
B) ảnh ảo cùng chiều với vật thật
Vật thật cho ảnh thật thì ngược chiều
D) Thấu kính phân kì có thể cho ảnh bằng vật
Đáp án D
Câu 36
So với vật thật của nó, ảnh thật được tạo thành bởi một thấu kính bao giờ cũng�:
Cùng chiều B) Ngược chiều
C) Nhỏ hơn D) Lớn hơn
Đáp án B
Câu 37
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt là 40cm. Muốn chữa tật cận thị thì phải mang sát mắt kính có độ tụ nào.
-2,5dp B) -2dp
C) -5dp D) -4dp
Đáp án A
Câu 38
Một người muốn quan sát một vật rất xa mà không phải điều tiết đã mang sát mắt một kính có độ tụ�-2dp. Người này có điểm cực viễn cách mắt�?
40cm B) 60cm
C) 50cm D) Một đáp số khác
Đáp án C
Câu 39
Một người đọc sách để một trang sách cách mắt gần nhất là 20cm thì phải mang kính có độ tụ +2,5dp. điểm cực cận cách mắt bao xa.
15cm B) 50cm
C) 40cm D) 60cm
Đáp án C
Câu 40
Một người nhìn được một vật gần nhất cách mắt 30cm. Và nhìn vật xa nhất là vô cực người đó bị tật gì�?
Mắt cận
B) Mắt viễn
Mắt lão
D) Chưa đủ điều kiện để xác định
Đáp án C
Câu 41
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12,5cm. Độ tụ của kính phải đeo.
-2,5dp B) -3dp
C) -2dp D) Một đáp số khác
Đáp án C
Câu 42
Dùng một kính có độ tụ +10dp để làm kính lúp. Tìm độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực. Biết khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm.
3,5 B) 3
C) 2 D) 2,5
Đáp án D
Câu 43
Một người khi mang kính +1dp thì có thể nhìn rõ vật xa nhất cách mắt 25cm. Muốn sửa tật phải mang kính có độ tụ bao nhiêu�?
-3dp B) -2dp
C) 2dp D) 3dp
Đáp án A
Câu 44
Mắt bị tật cận thị
Có tiêu điểm nằm sau võng mạc
B) Nhìn vật ở xa phải điều tiết mới thấy rõ
Phải deo kính sát mắt mới thấy rõ
D) Có điểm cực cận cách mắt 2m trở lại
Đáp án D
Câu 45
Mắt bị tật viễn thị
Có tiêu điểm nằm trước võng mạc
B) Nhìn vật ở xa đã phải điều tiết
Đeo kính hội tụ hoặc phân kỳ thích hợp để nhìn vật ở xa
D) Có điểm cực viễn ở vô cực
Đáp án B
Câu 46
Khi dùng thấu kính hội tụ làm kính lúp để nhìn một vật ta phải đặt vật cách thấu kính một khoảng�:
Nhỏ hơn f B) Bằng f
C) Giữa f và 2f D) Lớn hơn 2f
Đáp án A
Câu 47
Tiêu cự của vật kính và thị kính của một kính thiên văn là f1=120cm và f2=4cm. Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi ngắm chừng ở vô cực
124cm B) 196cm
C) 120cm D) 128cm
Đáp án A
Câu 48
Tiêu cự của vật kính và thị kính của một kính thiên văn là f1=120cm và f2=4cm. Một người mắt tốt nhìn mặt trăng qua kính. tính độ bội giác.
36 B) 33
C) 32 D) 30
Đáp án D
Câu 49
Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 25cm muốn sửa tật cận thị phải mang sát mắt một kính có độ tụ bao nhiêu�?
-4dp B) -2,5dp
C) -3dp D) -2dp
Đáp án A
Câu 50
Vật kính máy ảnh có tiêu cự 10cm. Dùng máy này chụp ảnh một vật ở cách vật kính 5,1m. Độ phóng đại của ảnh trên phim có giá tuyệt đối là
0,04 B) 0,02
C) 0,05 D) 0,5
Đáp án B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)