Tổng quan về Ai Cập cổ đại

Chia sẻ bởi Nguyễn Giang | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Tổng quan về Ai Cập cổ đại thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

lớp sử k36
kính chào thầy cô và các bạn
nhóm 1
A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
Tổng quan về ai cập cổ đại :
1. Địa lí và cư dân :
2. Các thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại :
Địa lí và cư dân :
Địa lí :
Ai Cập ở vùng Đông Bắc Châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin.
Hằng năm, từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú bồi đắp cho vùng hai bên bờ ngày càng màu mỡ.
Nền kinh tế phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới.
Nhà sử học Hi Lạp Hêrôđôt nói rằng : “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Về mặt địa hình, là một nước tương đối bị đóng kín :
Phía Bắc là Địa Trung Hải
Phía Đông giáp biển Đỏ
Phía Tây giáp sa mạc Sahara
Phía Nam giáp Nubi
Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt :
Miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp.
Miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác.
Về tài nguyên thiên nhiên :
Có nhiều loại đá quý như : đá vôi, đá bazan, đá hoa cương, đá mã não…
Kim loại : có đồng, vàng
b. Cư dân :
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập.
Thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới.
2. Các thời kì lịch sử của Ai cập cổ đại : 5 thời kì :
Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200 – 3000 TCN)
Thời kì Cổ vương quốc ( khoảng 3000 – 2200 TCN)
Thời kì Trung vương quốc (khoảng 2200 – 1570 TCN)
Thời kì Tân vương quốc (1570 – khoảng 1100 TCN)
Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN
Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200 – 3000 TCN):
Vào khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân hóa giàu nghèo, các công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu.
Các châu ấy lại hợp thành hai miền Thượng và Hạ Ai Cập.
Qua đấu tranh hai miền Thượng và Hạ thống nhất thành nước Ai Cập. Trải qua hai vương triều là vương triều I và vương triều II được gọi chung là thời kì Tảo vương quốc.
Nguời đứng đầu nhà nuớc là 1 ông vua chuyên chế gọi là Pharaông.
Cư dân Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày.
Hình ảnh Pharaông
Thời kì Cổ vương quốc ( khoảng 3000 – 2200 TCN) :
Bao gồm 8 vuơng triều, từ vương triều III đến vương triều X.
Chế độ tập quyền trung ương được củng cố, kinh tế phát triển hơn  các Pharaông đã huy động sức người sức của để xây dựng cho mình những Kim Tự Tháp rất đồ sộ.
Từ vương triều V thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm. Đến vương triều VII nền thống nhất không được duy trì nữa.
c. Thời kì Trung vương quốc (khoảng 2200 – 1570 TCN) :
Bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XVII. Trong đó thời kì thống trị của vương triều XI và XII là ổn định nhất.
Năm 1750 TCN nổ ra 1 cuộc khởi nghĩa  Ai Cập bị suy yếu.
Năm 1710 TCN, miền Bắc Ai Cập bị người Híchxốt ở Palextin chinh phục và thống trị 140 năm. Và miền Nam Ai Cập cũng phải thần phục vương triều ngoại tộc này.
Thời kì này xuất hiện đồng thau phục vụ sản xuất.
d. Thời kì Tân vương quốc (1570 - khoảng 1100 TCN) :
Năm 1570 TCN Ai cập thống nhất, thời Tân vương quốc bắt đầu.
Gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến XX.
Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài và đã chinh phục được Xyri, Phênixi, Palextin, Libi và Nubi.
Cuối vương triều XVIII vua Ichnatôn đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo nhưng chỉ được thi hành trong một thời gian ngắn.
Về công cụ sản xuất : đồng thau được sử dụng rộng rãi, sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm.
Sau vương triều XVIII, Ai Cập ngày càng suy yếu.
e. Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN :
Từ thế kỉ X TCN, Ai cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị.
Từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á.
Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alêchxăngđrơ ở Makêđônia chinh phục.
Sau khi Makêđônia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của vương triều Ptôlêmê (305-30TCN)
Đến năm 30 TCN, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)