Tong ket mon toan trinh chieu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Biểu | Ngày 22/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: tong ket mon toan trinh chieu thuộc Hình học 9

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2009 - 2010
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2010 - 2011
MÔN: TOÁN
Mở đầu :
* Tính đặc trưng của môn học:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS:
Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học. Trong hoạt động đó, HS cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn. Vì vậy trong tiết lên lớp, GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập: cũng cố kiến thức cũ, tìm tòi phát hiện kiến thức mới, vận dụng kiến thức để làm bài tập… Thông qua các hoạt động đó để học sinh phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, GV giúp HS chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, GV cần rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để HS biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những kiến thức đã quên, biết cách tìm tòi kiến thức mới,… Việc nắm vững các tri thức phương pháp nói trên tạo điều kiện cho HS có thể tự đọc hiểu được tài liệu, tự làm bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò:
Để phát huy vai trò tích cực chủ động của HS, GV cần hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình, nhận xét góp ý bài làm của bạn, cách phát biểu của bạn…
*Yêu cầu chung về kiến thức và phương pháp dạy học bộ môn:
- Ở cấp THCS về kiến thức học sinh phải nắm được cơ bản về chương trình đã biên soạn ở SGK, biết vận dụng các quy tắc, các định lý, định nghĩa để làm bài tập. Muốn cho học sinh nắm vững được các kiến thức thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học tốt bộ môn từ cách ghi bài,học bài,làm bài và đọc trước bài mới ở nhà…Về kỹ năng rèn luyện
cho tính cẩn thận, tính chính xác khi tính toán và vẽ hình, đo đạc…
- Một số phương pháp dạy học bộ môn Toán được sử dụng phổ biến, có hiệu quả, có khả năng đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học:
+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp luyện tập và thực hành.
+ Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
* Tình hình cụ thể về phương pháp dạy học bộ môn của đơn vị trường học:
Hiện tại môn Toán ở Trường THCS An trạch đang thực hiện các phương pháp dạy học trên.
I. Tình hình hoạt động từng bộ môn Toán năm học 2009 -2010:
1. Tình hình chung:
- Tổng số giáo viên trong tổ dạy bộ môn Toán là 8 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên trình độ đại học và có 1 giáo viên đang theo học lớp Đại học từ xa,1 giáo viên đang học lớp đại học Bạc Liêu . Thâm niên cao nhất là 20 năm, thấp nhất là 7 năm. Đa số giáo viên tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình trong công tác.
- Dạy chương trình SGK mới của Bộ GD&ĐT cho tất cả các khối lớp.
- Năm học 2009 – 2010 trường có 11 lớp.
. Khối 6 có 3 lớp.
. Khối 7 có 2 lớp.
. Khối 8 có 3 lớp.
. Khối 9 có 3 lớp.
- Kỹ năng học tập môn Toán tương đối tốt, đa số các em có ý thức học.
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và của BGH.
- BGH có kế hoạch và chỉ đạo kịp thời, luôn tạo điều kiện tốt cho tổ hoạt động.
- Các GV trong tổ luôn đoàn kết và có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Trang thiết bị và ĐDDH tương đối đủ cho việc dạy và học.
b. Khó khăn:
- Trình độ học sinh không đồng đều, một số ít học sinh chưa có ý thức học nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cuối năm.
- Một phần gia đình học sinh là nông dân, có hoàn cảnh khó khăn, một số học sinh còn phải phụ giúp gia đình lo mưu sinh.
- Nội dung chương trình SGK vẫn còn nhiều bài quá tải.
2. Thực trạng dạy bộ môn Toán năm học 2009 - 2010:
2.1. Đối với khối 9:
* Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2008 – 2009:
Số học sinh có điểm TBM dưới 5,0 là 13 em chiếm 16,88 %.
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 trở lên là 64 em chiếm 83,12%.
* Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2009 – 2010:
Số học sinh có điểm TBM dưới 5,0 là 24 em chiếm 29,63 %.
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 trở lên là 57 em chiếm 70,37 %.
Qua 2 bảng số liệu trên, ta thấy số học sinh yếu kém năm học 2009 – 2010 là 29,63% so với năm học 2008 – 2009 là 16,88 % tăng 12,75 %.
* Nguyên nhân:
- Về phía thầy:
+ Trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng làm bài căn bản.
+ Ôn tập cho học sinh bám sát theo những kiến thức trọng tâm của chương.
+ Nhiệt tình phụ đạo học sinh yếu kém.
- Về phía trò:
+ Các em học yếu kém chưa có ý thức cho việc học ở lớp , ở nhà
+ Một số em còn trông cậy vào thầy cô và bạn bè nên chưa chịu khó trong học tập .
+ Đa số các em ở nông thôn nên việc tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn
- Về Ban Lãnh Đạo:
+ Có kế hoạch cho tổ chuẩn bị chương trình và nội dung ôn tập.
+Có kế hoạch dạy tự chọn và phụ đạo học sinh yếu kém hợp lý.
+ Phân công giáo viên có năng lực giảng dạy ở các lớp đầu cấp và cuối cấp.
+Có dự giờ thăm lớp,góp ý chân thành để giáo viên có tiến bộ trong giảng dạy.
- Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn trong việc đáp ứng công tác dạy và học.
- Về tổ chức công đoàn:
Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ngay từ đầu năm học và có chính sách hỗ trợ cho giáo viên.
- Tổ chức Đội và Đoàn:
+ Phát động phong trào thi đua: Tuần học tốt, tháng học tốt và thi điểm 10 dâng tặng thầy cô . Có tổng kết và khen thưởng kịp thời.
+ Ngoài ra, còn tổ chức các phong trào giải trí như văn nghệ, các trò chơi dân gian và các phong trào chủ điểm.
- Tổ chuyên môn:
+ Cùng với BLĐ lên kế hoạch tổ cụ thể từ tuần.
+ Thống nhất các nội dung ôn tập.
+ Dự giờ và góp ý trao đổi về chuyên môn.
- Giáo viên chủ nhiệm:
Kết hợp với GVBM thông tin kịp thời về tình hình học tập của học sinh về gia đình.
- Giáo viên bộ môn:
Nhiệt tình thông tin đến GVCN về tình hình học tập và điểm kiểm tra.
Quan tâm đến học sinh yếu kém.Tổ chức cho các em học nhóm
2.2.Đối với khối 7và 8:
* Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2008 – 2009:
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 của khối 7 là 82,76 %. Yếu kém là 19,24 %.
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 của khối 8 là 72,45 %. Yếu kém là 27,55 %.
Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2009 – 2010:
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 của khối 7 là 69,74 %. Yếu kém là 30,27 %.
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 của khối 8 là 72,04%. Yếu kém là 27,96 %.
Tỉ lệ học sinh yếu kém của khối 7,8 năm học 2009 – 2010 điều tăng lên (khối 7 tăng 11,03 %, khối 8 tăng không đáng kể 0,41%).
* Nguyên nhân:
Đa số các em ở nông thôn nên việc tiếp thu kiến thức còn rất hạn chế (các nguyên nhân khác tương tự khối 9).
2.3.Đối với khối 6:
* Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2008 – 2009:
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 của khối 6 là 91,3%. Yếu là 8,7 %.
* Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2009 – 2010:
Số học sinh có điểm TBM từ 5,0 của khối 6 là 75,65 %. Yếu kém là 24,35%.
Tỉ lệ học sinh yếu kém của khối 6 năm học 2009 – 2010 tăng đáng kể 15,05%.
* Nguyên nhân:
+ Về phía thầy:
- Trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng làm bài căn bản.
- Ôn tập cho học sinh bám sát theo những kiến thức trọng tâm của chương.
- Nhiệt tình phụ đạo học sinh yếu kém.
- Về phía trò:
- Đa số các em học sinh đầu cấp chưa quen với phương pháp mới.
- Việc nắm kiến thức ở tiểu học còn rất hạn chế
2.4 Hoạt động báo cáo chuyên đề, SKKN, ngoại khoá, giao lưu học tập kinh nghiệm
Các GV bộ môn toán có ý thức tốt trong việc báo cáo chuyên đề, làm sáng kiến kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm.
Trong năm học 2009 – 2010, các GV bộ môn toán đã mở 2 chuyên đề phục vụ cho giảng dạy .
2.5 Công tác giúp đở học sinh yếu kém
- Ngay sau khi có kết quả khảo sát chất chất lượng đầu năm, BGH đã có kế hoạch cho GVBM lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn mình giảng dạy và phân tích nguyên nhân học yếu kém ở học sinh. Đề ra kế hoạch giúp đỡ các em. Giao cho những giáo viên nhiệt tình để dạy phụ đạo học sinh yếu kém.
- Tiến hành dạy phụ đạo theo kế hoạch và dạy theo thời khoá biểu của trường.
- Dạy phụ đạo và giúp đỡ các em học yếu kém.
- Thống kê và báo cáo số lượng học sinh có tiến bộ
( thường sau kiểm tra HKI và HKII).
* Bảng số lượng học sinh yếu kém TBM HKI năm học 2009- 2010
* Bảng số lượng học sinh yếu kém TBM cuối năm học 2009- 2010
2.6. Kết quả chung của 4 khối lớp
* Bảng tổng kết trung bình môn cuối năm học 2008 - 2009
* Bảng 1: Ñieåm kieåm tra khaûo saùt chất lượng ñaàu naêm hoïc 2010- 2011
* Bảng 2: Kết quả điểm kiểm tra HKI : 2009 – 2010

*Bảng 3: Kết quả điểm kiểm tra HKII : 2009 - 2010
* Bảng 4:Bảng tổng kết cuối năm học: 2009 – 2010
*Nhận xét: Kết quả TBm cuối năm học 2009 – 2010 của các khối lớp số lượng học sinh yếu kém tăng so với năm học 2008 – 2009
2.7. Hoạt động hướng dẫn rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh
3. Phân tích thực trạng, nguyên nhân
* Nguyên nhân:
- Về phía thầy:
+Vì các em học sinh mới làm quen với cách học theo từng tiết và là học sinh lớp
đầu cấp nên chưa quen với cách học mới ở cấp THCS. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách học cho học sinh.
+ Dạy bám sát với chuẩn kiến thức của chương trình.
+ Trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng làm bài từ cách làm bài trắc nghiệm đến làm bài tự luận. Rèn cho học sinh tính cẩn thận ngay từ lớp 6.
-Về phía trò:
+ Vì là lớp đầu cấp nên cũng được sự quan tâm của cha mẹ các em.
+ Tuổi các em còn nhỏ nên đa số các em đều ngoan và nghe theo lời chỉ dạy của giáo viên.
+ Cần tập thói quen tự giác học tập và chuẩn bị bài, đọc bài trước ở nhà (các nguyên nhân khác tương tự khối 9).
3.6. Phân tích nguyên nhân về các kiến thức và kỹ năng học sinh bị hỏng:
- Về phía học sinh:
+ Về mặt tâm lý học đây là lứa tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm lý và hết sức phức tạp.
+ Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của học sinh, chưa tiếp tay với giáo viên về việc kiểm tra giờ giấc học bài và làm bài ở nhà.
+ Việc xóa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS cũng khiến các em không có sự cố gắng, sự nổ lực trong học tập.
+ Một bộ phận nhỏ học sinh ham chơi ỷ lại vào việc không học ở trường thì sau này cũng học phổ cập nên không chịu chú ý học.
+ Một số ít học sinh còn ẩu, đi học không có dụng cụ học tập.
+ Mặt khác, còn nguyên nhân do một số em học yếu, mặc cảm, chán học nên bỏ
liều hay còn một số em lo phụ giúp gia đình không có thời gian để học, một số em nhà xa phương tiện đi lại khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến việc học…
- Về phía giáo viên:
+ Một số ít giáo viên chưa thật sự đầu tư cho tiết dạy, chủ yếu đầu tư vào các tiết hội giảng, thao giảng.
+ Chưa tìm được các biện pháp hữu hiệu để thu hút học sinh đến với môn học, chưa tạo không khí thoải mái và sự thân thiện giữa thầy và trò trong tiết học, chưa có sự khích lệ tinh thần học sinh kịp thời.
+ Một số ít giáo viên chưa nhiệt tình trong việc phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Việc hướng dẫn các em học bài và làm bài ở nhà, thói quen tự giác học chưa đem lại kết quả như mong đợi
3.1 Mức độ yêu cầu về kiến thức kĩ năng đối với học sinh.

Thông kê điểm từng phần

II. Phương hướng hoạt động và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán năm học 2010 – 2011
* Học sinh
* Giáo viên
- Không ngừng cải tiến và hoàn thiện các phương pháp dạy học.
- Cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.
- Luôn có sự đổi mới và sáng tạo trong dạy học nhằm gây sự hứng thú ở bộ môn.
- Đẩy mạnh phong trào phụ đạo học sinh yếu kém.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn Toán.
2.Giải pháp nâng cao chất lương dạy học bộ môn
Các giải pháp, biện pháp:
- Tổ trưởng lên kế hoạch cụ thể, theo kế hoạch chung của SGD,PGD và của trường tiến hành thực hiện kế hoạch một cách phù hợp.
- GV bộ môn Toán cần trao đổi với học sinh về phương pháp học tập, các yêu cầu để học tốt môn Toán.
- Dạy học sinh các kỹ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận, kỹ năng trình bày một bài toán…
- GV bộ môn Toán cần kết hợp với GV chủ nhiệm lớp để trao đổi việc học của học sinh.
- Cần có sự động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời khi các em có sự tiến bộ dù là nhỏ để các em có tự tin và hứng thú học tập bộ môn. Tạo không khí lớp học thoải mái, thân thiện, không nên quá áp đặt và đòi hỏi quá cao đối với học sinh.
- Tìm mọi biện pháp để thu hút các em đến với môn học.
- Ra đề kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh. Chấm bài và sửa bài kĩ, trả bài kiểm tra đúng thời gian qui định.
- Cố gắng tìm ra kiến thức học sinh bị hỏng để có hướng dạy phụ đạo yếu kém cho tốt.
- Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng cần tổ chức cho giáo viên thảo luận kỹ nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khi dạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi phương pháp.
- Khuyến khích giáo viên tự làm thêm ĐDDH, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các ĐDDH hiện có của nhà trường.
- Tổ chức hội giảng, thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.
Trao đổi góp ý tích cực, chân thành.
- Mở các chuyên đề về phương pháp, kinh nghiệm dạy tốt để đồng nghiệp học hỏi.
- Tổ chức triển khai về ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn Toán ở các buổi
sinh hoạt tổ chuyên môn.
III. Đề xuất kiến nghị:
Trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy
Xây dựng thêm phòng học để dạy phù đạo
.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Biểu
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)