Tong hop ve cac hanh tinh trong he mat troi(full)
Chia sẻ bởi Lưu Công Hoàn |
Ngày 23/10/2018 |
98
Chia sẻ tài liệu: Tong hop ve cac hanh tinh trong he mat troi(full) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nhóm I
Nhóm II
Vùng III gồm vùng của các vật thể bên kia của Hải Vương Tinh như vành đai Kuiper, Đám Oort và vùng rộng lớn ở giữa.
Các hành tinh vòng trong
Các hành tinh vòng ngoài
Thuỷ Tinh
Kim Tinh
Trái Đất
Hoả Tinh
Bốn hành tinh kiểu Trái Đất ở vòng trong có đặc trưng ở sự rắn đặc của chúng, được tạo thành từ đá. Chúng được tạo thành trong những vùng nóng hơn gần Mặt Trời, nơi các vật liệu dễ bay hơi hơn đã bay mất chỉ còn lại những thứ có nhiệt nóng chảy cao, như silicate, tạo thành vỏ rắn của các hành tinh và lớp phủ bán lỏng bên ngoài, và như sắt, tạo thành lõi của các hành tinh này.
Tất cả đều có các hố tạo ra bởi va chạm và nhiều đặc trưng kiến tạo bề mặt, như các thung lũng nứt rạn và các núi lửa. Chúng tự quay quanh trục chậm chạp và có rất ít hoặc không có vệ tinh nào cả. Tổng cộng cả nhóm chỉ có 3 vệ tinh.
Với tính chất lí hóa gần như Trái Đất, nhóm hành tinh bên trong đều có bề mặt là đá (nên lưu giữ được nhiều dấu vết những vụ va chạm với các thiên thạch), nhưng chỉ trên Trái Đất mới có mặt các hợp chất hữu cơ.
Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất, và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ (chỉ lớn hơn Sao Diêm Vương). Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5, nhưng vì quá gần Mặt Trời nên sự quan sát hành tinh này qua viễn vọng kính hay qua các kỹ thuật khác rất khó khăn và ít khi thực hiện được.
Tên tiếng Việt của hành tinh này được chọn dựa theo nguyên tố thủy của Ngũ Hành.Các văn hóa Tây phương đặt tên hành tinh này dựa vào tên thần Mercury, vị thần của thương mại và của trộm cướp trong thần thoại La Mã; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes
Sao Thủy có một cấu tạo gồm 70% kim loại và 30% chất silicat. Sắt chiếm một tỉ lệ rất lớn trong cấu tạo kim loại của Sao Thủy – tỉ lệ cao nhất trong các hành tinh của Thái Dương Hệ. Ở giữa tâm của Sao Thủy là một lõi hình cầu bằng sắt chiếm 42% thể tích của hành tinh và tạo ra từ trường cho hành tinh này, bằng khoảng 1% của Trái Đất. Phần đất và đá ở phía trên của lõi dầy vào khoảng 600 km.
Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời
Khí quyển
Bề mặt
Quỹ đạo và vận tốc quay
Nhiệt độ trung bình tại bề mặt của Sao Thủy là 440°K, thay đổi từ 90°K đến 700°K. Đây là một sự khác biệt hơn 600°K, trong khi sự khác biệt tại Trái Đất chỉ khoảng 20°K. Sự khác biệt về nhiệt độ trên Sao Thủy rất lớn vì chu kỳ quay quanh trục của hành tinh này rất dài – hơn 58 ngày của Trái Đất – và một bầu khí quyển rất mỏng.
Trung bình một mét vuông trên Sao Thủy nhận 9 lần ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn một mét vuông trên Trái Đất.
Sao Thủy có một bầu khí quyển cực mỏng, mỏng đến nỗi Sao Thủy được coi như một hành tinh không có không khí. Các phần tử chính của bầu khí quyển là: kali, natri và ôxy. Với một khối lượng quá nhỏ, Sao Thủy không đủ sức bảo tồn bầu khí quyển của nó – các nguyên tử trong bầu khí quyển liên tục bị mất vào trong không gian vì sức hút của trọng lực quá yếu. May thay, những nguyên tử đó được thay thế bằng các nguyên tử khác đến từ sự bức xạ của Mặt Trời, sự bốc hơi của các phần tử nằm trong băng đá hay lòng đất và từ các thiên thạch hay vệ tinh nhỏ khi đập vào Sao Thủy.
Bề mặt của Sao Thủy có rất nhiều hố to nhỏ và lởm chởm như bề mặt của Mặt Trăng. Hố được chụp hình rõ nhất là Caloris Basin, được tạo ra khi một thiên thạch từ ngoài không gian đập vào Sao Thủy, với đường kính khoảng 1350 km và một rặng núi cao gần 2 km ở chung quanh.
Sao Thủy còn có những rãnh sâu, nhìn từ xa giống như những vết cào, hình thành hàng triệu năm trước đây khi lõi của hành tinh nguội, co lại và tạo nên những nếp nhăn ở lớp đất phía trên.
Quỹ đạo của Sao Thủy là một hình elip rất hẹp, bán kính của trục chính là 70 triệu km trong khi bán kính của trục phụ chỉ có 46 triệu km. Vận tốc quỹ đạo của Sao Thủy rất thấp vì ảnh hưởng trọng lực của Mặt Trời. Sao Thủy quay một vòng chung quanh Mặt Trời vào khoảng 88 ngày. Vận tốc quỹ đạo của Sao Thủy thay đổi từ 39 km/s đến 59 km/s.
70
46
o
Trục quay của Sao Thủy gần như thẳng đứng đối với mặt phẳng của quỹ đạo. Mãi đến năm 1965 các nhà khoa học, dùng radar, mới khám phá ra Sao Thủy tự quay chung quanh chính mình với một vận tốc quay quanh trục là 58,6 ngày cho mỗi vòng – một ngày Sao Thủy, do đó, dài hơn 58 ngày của Trái Đất. Nói một cách dễ hiểu là 2 năm Sao Thủy bao gồm 3 ngày Sao Thủy, hay một ngày Sao Thủy dài bằng 2/3 của một năm Sao Thủy.
Cho đến nay chỉ có Mariner 10, do NASA phóng lên vào tháng 11 năm 1973 và đến phạm vi của Sao Thủy vào tháng 3 năm 1974, là tàu vũ trụ độc nhất thám hiểm hành tinh này. Do đó, chỉ vào khoảng 45% bề mặt của Sao Thủy được khám phá.
Mariner 10
Hiện nay, đang trên đường đến Sao Thủy là Tàu vũ trụ Messenger. Theo dự định thì Messenger sẽ đến phạm vi của sao Thủy vào đầu năm 2011.
Tàu vũ trụ Messenger
Sao Kim (còn gọi là Kim Tinh, sao Hôm, sao Mai) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và là loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Kích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi.
Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại.
Với mắt trần Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng.
Tên tiếng Việt của sao Kim dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành. Nhưng người Việt còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh. Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Venus (tiếng Việt là Vệ nữ) để gọi hành tinh này.
Khí quyển
Nhiệt độ và ánh sáng từ mặt trời
Bề mặt
Quỹ đạo và vận tốc quay
Sao Kim có một bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí, 3% nitơ và các loại axít khác nhau. Áp suất khí quyển của Sao Kim cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Sao Kim hấp thụ nhiệt mà không bức xạ được nhiệt ra ngoài không gian vì bầu khí quyển có quá nhiều thán khí. Nhiệt độ bề mặt của Sao Kim, do đó, rất cao – nóng hơn Sao Thủy mặc dù Sao Kim cách xa Mặt Trời gấp đôi Sao Thủy và rất ít ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào bề mặt của Sao Kim.
Hình ảnh bầu khí quyển Sao Kim
Một hậu quả của các chất hóa học nặng trong không khí là những lớp mây dầy đặc che kín hành tinh này. Mây của Sao Kim chứa những hạt chất lỏng nhỏ li ti; nhưng thay vì những hạt nước như tại Trái Đất, đây là những hạt axít. Nếu không có những lớp mây này, nhiệt độ của Sao Kim, dù đã quá nóng, sẽ còn nóng hơn nữa vì sẽ không có gì ngăn cản ánh sáng Mặt Trời.
Những lớp mây này cũng phản chiếu đa số ánh sáng Mặt Trời và làm cho Sao Kim thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời – Sao Kim có thể nhìn thấy bằng mắt thường kể cả ngay sau khi Mặt Trời mọc.
Nhiệt độ tại bề mặt của Sao Kim, như giải thích ở trên, rất cao – trung bình vào khoảng 740K. Đây là nhiệt độ nóng đủ để biến kim loại chì thành chất lỏng.
Sự cách biệt về nhiệt độ tại bề mặt giữa ban ngày và ban đêm của Sao Kim rất ít vì ảnh hưởng của ánh sáng Mặt Trời trên nhiệt độ rất ít. Sao Kim có thể xem như là hành tinh với khí hậu nóng nhất Thái Dương Hệ.
Ánh sáng Mặt Trời, vì bị mây che, chỉ còn khoảng 1/3 khi đến bề mặt của Sao Kim – hay hơn 1000 watt cho mỗi mét vuông.
Trong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ, Sao Kim có một bề mặt tương đối phẳng nhất – hơn 90% bề mặt của Sao Kim được phủ bằng dung nham.
Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc. Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào từ ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung.
Trên mặt, Sao Kim có hai cao nguyên khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những bình nguyên ở phía dưới. Cao nguyên ở bắc bán cầu có tên là Ishtar Terra. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ châu Úc và chứa ngọn núi cao nhất của Sao Kim: Maxwell (cao khoảng 11 km). Cao nguyên ở nam bán cầu rộng vào cỡ Nam Mỹ và có tên là Aphrodite Terra. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn
Quỹ đạo của Sao Kim, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn – độ lệch tâm của quỹ đạo này gần như 0. Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này vào khoảng 225 ngày.
Vì Sao Kim quá giống Trái Đất ở nhiều điểm nên đại đa số mọi người của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tin rằng Sao Kim có cùng một vận tốc quay với Trái Đất. Không có ai có thể làm thí nghiệm kiểm chứng vì Sao Kim lúc nào cũng bị mây che kín. Mãi cho đến 1964, nhờ kỹ thuật radar, các nhà khoa học mới tìm ra là Sao Kim quay rất chậm và quay ngược chiều với các hành tinh khác: từ đông sang tây thay vì từ tây sang đông.
Vận tốc quay của sao Kim, do đó, là -6.5 km/h – vận tốc quay nhỏ nhất của các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Với một vận tốc nhỏ như vậy, Sao Kim phải mất 243 ngày để quay một vòng xung quanh chính nó.
Đ
T
Từ 1961 cho đến nay 2004, Liên Xô và Hoa Kỳ đã phóng 30 phi thuyền lên thám hiểm hành tinh này. Đại đa số các phi thuyền này đều thất bại, một phần lớn vì kỹ nghệ không gian hãy còn quá thô sơ ở thập niên 1960, một phần vì trạng thái thiên nhiên của Sao Kim quá khắc nghiệt. Phi thuyền đầu tiên đến gần Sao Kim là Mariner 2, do NASA phóng lên vào tháng 8 năm 1962, nhưng đến đầu tháng 1 năm 1963 thì liên lạc với phi thuyền này bị mất.
Phi thuyền đầu tiên đáp được xuống Sao Kim là Venera 3, do Liên Xô phóng lên vào tháng 11 năm 1965 và đến nơi vào tháng 3 năm 1966, nhưng bị bóp bẹp vì áp suất khí quyển cực cao của Sao Kim.
Venera 3
Những Venera sau đó cũng thất bại, mãi cho đến Venera 7, phóng lên vào tháng 8 năm 1970 và đến nơi vào tháng 12 cùng năm, thì kỹ thuật mới đủ tân tiến để phi thuyền này đáp được xuống Sao Kim an toàn và gửi các dữ liệu về Trái Đất.
Bản đồ Sao Kim đầy đủ và chính xác nhất hiện nay được Magellan vẽ, phi thuyền này phóng lên vào tháng 5 năm 1989 và đến nơi vào tháng 8 năm 1990. Phi thuyền này đã thám hiểm được 98% bề mặt của Sao Kim với độ chi tiết khá cao, tiếc thay Magellan đã bị chấm dứt hoạt động vào tháng 10 năm 1994.
Bề mặt sao Kim do các con tàu chup lại
Trái Đất, cũng còn được gọi là Địa Cầu hay Quả Đất, là hành tinh thứ ba trong Thái Dương Hệ tính từ Mặt Trời trở ra. Địa Cầu là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ. Cho đến nay đây là nơi duy nhất trong toàn vũ trụ được biết là có sự sống. Tuổi của Địa Cầu được ước lượng vào khoảng 4,6 tỷ năm
Trái Đất tự quay quanh trục của nó, nếu xét so với nền sao, hết 23 giờ 56 phút và 4,09 giây (1 ngày thiên văn). Vì thế từ Trái Đất các chuyển động biểu kiến của các thiên thể trên bầu trời (ngoại trừ hiện tượng sao băng là diễn ra trong bầu khí quyển cũng như các vệ tinh quỹ đạo thấp) là chuyển động về phía Tây với tốc độ 15°/h = 15`/phút, tương đương đường kính góc của Mặt Trời hay Mặt Trăng cứ mỗi hai phút.
Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn). Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời tương đối với các ngôi sao với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông.
Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.
Mặt phẳng quỹ đạo và trục quay Trái Đất là không vuông góc: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Điều này sinh ra các mùa và thời gian ban ngày mùa hè dài, thời gian ban ngày mùa đông ngắn; vùng cận cực có 6 tháng sáng, 6 tháng tối. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất xung quanh Mặt Trời (nếu không như vậy thì hàng tháng đều có hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực).
23,5
So với nền sao, trục Trái Đất chuyển động với tuế sai có chu kỳ khoảng 25.800 năm, cũng như chương động với chu kỳ chính khoảng 18,6 năm. Các chuyển động này sinh ra bởi lực hấp dẫn khác nhau của Mặt Trời và Mặt Trăng lên hình dạng không thuần túy là hình cầu của Trái Đất.
Trái đất có một vệ tinh tự nhiên, đó là Mặt Trăng
với hầu hết các vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng có mặt phẳng quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo chứ không gần mặt phẳng xích đạo của hành tinh. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5° so với mặt phẳng hoàng đạo. Giao điểm của hai mặt phẳng này trên thiên cầu là 2 điểm nút mặt trăng.
Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng.
Mặt trăng quay một vòng quanh Trái Đất hết 27,3333 ngày. Vì thế từ Trái Đất tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trăng tương đối với Mặt Trời và các ngôi sao với vận tốc góc khoảng 12°/ngày, tức đường kính góc Mặt Trăng sau mỗi giờ về phía đông.
Quan sát từ cực bắc Trái Đất, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục Trái Đất là ngược chiều kim đồng hồ.
Trong cuộc sống hàng ngày của con người, Măt Trăng luôn được coi là một hành ảnh đẹp, mộng mơ.
Trong dân gian hình ảnh cua Mặt Trăng được gắn với nhiều truyền thuyết, với những câu truyện cổ tích….
Ngoài ra xung quanh trái đất còn có rất nhiều vệ tinh nhân tạo
Trái Đất có dạng gần giống như hình cầu dẹt, với đường kính khoảng 12.742 km. Độ lệch lớn nhất là các điểm cao nhất (đỉnh núi Everest, cao 8.850 m) và điểm thấp nhất (đáy vũng Mariana, ở độ sâu 10.911 m dưới mực nước biển). Do đó độ dẹt của Trái Đất là khoảng 1/584, hay 0,17 %. Khối lượng của Trái Đất khoảng 6 x 1024 kg.
Hình cầu dẹt
Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ đã biết có sự sống tồn tại
Sao Hỏa là hành tinh thứ tư gần Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ở ngoài quy đạo của Trái Đât. Sao Hỏa giống Trái Đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu khí quyển có mây, gió, bão cát, một ngày dài độ 24 giờ,... Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dầy nên nhiều người tin là có thể có sự sống ở đây.
Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa vào nguyên tố hỏa của Ngũ Hành. Vì Sao Hỏa phản chiếu ánh sáng mầu đỏ, các văn hóa Tây phương dùng tên Mars của vị thần chiến tranh trong thần thoại La Mã để đặt tên cho hành tinh này
Khí quyển
Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời
Bề mặt
Người đầu tiên chỉ ra các bằng chứng khoa học về sự hiện diện của một khí quyển trên Sao Hỏa là William bằng quan sát về các dấu hiệu của mây và khói qua kính viễn vọng năm 1783. Bốn năm sau đó, Johann cũng có những kết luận tương tự bằng quan sát của ông.
Khí quyển Sao Hỏa chụp nghiêng bởi vệ tinh Viking cho thấy các lớp bụi lơ lửng cao đến 50 km
Ngày nay Sao Hỏa có một bầu khí quyển với khí hậu sa mạc. Vào ban ngày, lớp bụi lơ lửng trong khí quyển tạo nên bầu trời màu hồng. Lúc hoàng hôn và bình minh, bầu trời trở nên có màu xanh lam.
Sao Hỏa có một bầu khí quyển mỏng với một áp suất ít hơn 1% áp suất tại Trái Đất. Hơn 95% của khí quyển là thán khí hay cacbon điôxít (CO2), tiếp đến là 3% đạm khí (N2) và 1,6% agon (Ar).
hơi nước được thấy trong tầng khí quyển thấp của Sao Hỏa, thỉnh thoảng tụ lại thành những dải mây nước đá hoặc, trong vài trường hợp hiếm, các cơn sương mù nước đá. Cũng được tìm thấy với lượng nhỏ trong khí quyển Sao Hỏa là ôxy (0.13%), CO (0.08%), và các khí hiếm như neon, krypton và xenon.
Mặc dù khí quyển Sao Hỏa mỏng, gió luôn thổi khá mạnh trên Sao Hỏa, đủ sức cuốn tung lớp bụi rất mịn trên bề mặt Sao Hỏa. Tốc độ gió nhẹ khoảng 2 đến 7 m/s vào mùa hè, trung bình khoảng 5 đến 10 m/s vào mùa thu, và mạnh khoảng 17 đến 30 m/s, vào những mùa bão bụi.
Khí quyển Sao Hỏa về cơ bản có tầng đối lưu và tầng bình lưu rõ rệt.
So sánh cấu trúc thẳng đứng giữa khí quyển Sao Hỏa và khí quyển Trái Đất
Trong tất cả các hành tinh của Hệ Mặt Trời, nhiệt độ tại bề mặt của Sao Hỏa gần giống tại Trái Đất nhất: mùa hè tại Sao Hỏa lạnh tương đương với mùa đông tại châu Nam Cực. Vì ở xa Mặt Trời hơn, nên Sao Hỏa chỉ nhận được 1/2 phần ánh sáng khi so sánh với Trái Đất. Thêm vào đó là một bầu khí quyển mỏng nên nhiệt độ trên Sao Hỏa bình thường ở dưới -110°C trong mùa đông.
Bề mặt của Sao Hỏa là một sự pha trộn giữa các dãy núi và các đồng bằng rộng lớn. Các đồng bằng tại bắc bán cầu được phủ dầy bằng một lớp bụi ôxít sắt nằm trên một lớp dung nham đông đặc. Trong khi đó các cao nguyên tại nam bán cầu thì đầy các hố lởm chởm.
Nhìn từ Trái Đất, Sao Hỏa tựa như có hai vùng đất với độ phản chiếu ánh sáng khác nhau. Những vùng sáng hơn thường là những bình nguyên phủ bởi bụi sắt rỉ và thường bị lầm tưởng là các châu hay các đảo lớn của hành tinh. Trái lại, những khu vực tối hơn, vì phản chiếu ít ánh sáng, bị lầm là các biển hay đại dương.
Hai cực của Sao Hỏa được che bằng một lớp băng đá tạo ra khi nước và thán khí đóng băng. Hai tảng băng đá này tăng lên hay co lại tùy theo mùa. Tại xích đạo có một vùng có nhiều núi lửa gọi là Tharsis.
Núi Olympus Mons là ngọn núi cao nhất của Hệ Mặt Trời hiện nay, với một chiều cao khoảng 27 km.
Về phía đông có Valles Marineris, đây là một thung lũng khổng lồ, lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, dài 4000 km, rộng 250 km tối đa và sâu 7 km.
Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên. Vệ tinh nhỏ được gọi là Deimos, có một hình thù không đều đặn, không lớn hơn 7,5 × 6 × 5,5 km. Vệ tinh lớn có tên là Phobos, có một hình thù giống như củ khoai tây, không lớn hơn 14,5 × 11 × 10 km.
Phobos nằm gần Sao Hỏa hơn với quỹ đạo cỡ 9 ngàn km trong khi Deimos có quỹ đạo cỡ 23 ngàn km. Cả hai đều tự quay một vòng chung quanh chính mình với một thời gian bằng một vòng xung quanh Sao Hỏa, nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Hỏa và một mặt quay đi – trường hợp giống như Mặt Trăng đối với Địa Cầu. Các nhà khoa học cho rằng hai vệ tinh này là các tiểu hành tinh hay các tảng đá bay trong không gian bị giữ lại bởi trọng lực của Sao Hỏa.
Ngay từ đầu tháng 10 năm 1960 Liên Xô đã phóng hai phi thuyền (Korabl 4 và Korabl 5) với dự định sẽ bay ngang Sao Hỏa, nhưng với kỹ thuật thô sơ của thập niên đó cả hai phi thuyền đều không qua được quỹ đạo của Trái Đất; các Korabl sau cũng thất bại.
Đến tháng 11 năm 1964 thì NASA mới phóng Mariner 1 và Mariner 2 lên Sao Hỏa. Trong khi Mariner 1 không vượt được ra ngoài quỹ đạo của Trái Đất, Mariner 2 đã trở thành phi thuyền đầu tiên đến phạm vi của Sao Hỏa.
Đến tháng 5 năm 1971 có ba phi thuyền được phóng lên về hướng hành tinh này: Mars 2 và Mars 3 của Liên Xô và Mariner 9 của Mỹ, cả ba trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Hỏa. Từ đó Hoa Kỳ đã bỏ xa Liên Xô trong các chương trình thám hiểm Sao Hỏa.
Mariner 9
Đến tháng 1 năm 2004, NASA gửi hai rô-bô thám hiểm xuống bề mặt của Sao Hỏa. Hai rô-bôt này, một tên là Spirit và một tên là Opportunity, đã đạt được nhiều thành công trong việc khảo cứu về cấu tạo của khí quyển và của đất đai nhưng quan trọng nhất là các dữ kiện chứng minh cho sự hiện diện của nước hàng tỉ năm cách đây trên hành tinh này.
Vì Sao Hỏa có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất cho cuộc sống con người trong Hệ Mặt Trời (sau Trái Đất), người ta hy vọng trong tương lai xa có thể địa khai hoá Sao Hỏa, biến nó thành môi trường sống của con người.
Tranh vẽ quá trình địa khai hoá trên Sao Hoả, theo ba giai đoạn phát triển.
Tuy vậy trước khi đưa bất cứ một sinh vật Trái Đất nào lên Sao Hỏa (kể cả vi khuẩn), phải có nghiên cứu để kết luận chắc chắn về sự sống bản địa của Sao Hỏa. Nếu vẫn còn sinh vật sống trên Sao Hỏa, các sinh vật đem lên từ Trái Đất có nguy cơ phát triển mạnh và lấn át, làm tuyệt chủng các sinh vật của hành tinh này.
Các hành tinh vòng ngoài còn được gọi là những "ông khổng lồ khí" do chúng rất to lớn và chiếm đến 99% khối lượng bay quanh Mặt Trời. Kích thước khổng lồ của chúng và khoảng cách của chúng đến Mặt Trời có nghĩa là chúng có thể giữ lại đa phần hydro và heli bị đẩy ra từ vòng trong do quá nhẹ.
Sao Mộc là hành tinh to lớn nhất của Thái Dương Hệ và đứng thứ năm nếu đếm từ Mặt Trời trở ra. Sao Mộc được cấu tạo bởi các chất khí ở thể lỏng vì nhiệt độ thấp; loại hành tinh này, do đó, không có đất và đá và thường thường lớn hơn loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Đôi khi người ta còn gọi loại hành tinh này là các "sao lùn nâu" vì nếu khối lượng của hành tinh chỉ cần khoảng 100 lần nặng hơn thì sức hút của trọng lực đã đủ mạnh để tạo nên phản ứng hợp hạt nhân của các chất khí và biến hành tinh này thành một ngôi sao.
Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa vào nguyên tố mộc của Ngũ Hành. Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã, để đặt tên cho hành tinh này
Sao Mộc có một lõi bằng đá tương đối nhỏ so với kích thước của nó. Ngoại trừ phần lõi ra, sao Mộc có thể được xem như hoàn toàn tạo bởi khinh khí (H2). Nằm ngay trên lõi là một lớp khinh khí ở thể đặc, có nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại, và trên nữa là lớp khinh khí ở thể lỏng biến dần dần sang một lớp ở thể khí. Ranh giới giữa ba thể không cách nào được xác định rõ ràng vì sự biến dạng từ thể này sang thể khác không xẩy ra một cách đột ngột.
Khí quyển của sao Mộc bao gồm khoảng 86% khinh khí và 14% hêli (He), cũng như một phần rất nhỏ của các chất khác. Càng xuống sâu, tỉ lệ các chất khác càng tăng lên và bầu khí quyển càng trở nên dầy đặc hơn cho đến khi biến sang thể lỏng. Ranh giới giữa bầu khí quyển và "bề mặt" của Sao Mộc, do đó, cũng không rõ ràng.
Các vùng khí quyển của Sao Mộc quay với vận tốc khác nhau: không khí gần cực quay chậm hơn không khí gần quỹ đạo vào khoảng 5 phút. Hơn thế nữa, mây ở các vĩ tuyến khác nhau bay với hai chiều ngược nhau và thường tạo ra những cơn bão lốc với vận tốc cao đến 600 km/h. Một cơn lốc kinh khủng nhất, với đường kính to hơn đường kính Trái Đất, được gọi là Đốm Đỏ Lớn.
Vì Sao Mộc được tạo ra bởi các chất khí ở thể lỏng nên mỗi vùng có một vận tốc quay khác nhau. Một điểm nằm gần xích đạo, giữa vĩ tuyến 10° bắc và vĩ tuyến 10° nam, làm một vòng chung quanh Sao Mộc trong 9 giờ 50 phút 30 giây. Vùng này được gọi là System I của Sao Mộc. Phần còn lại, gọi là System II, quay chậm hơn vùng gần xích đạo hơn 5 phút, hay 9 giờ 55 phút 41 giây.
Sao Mộc là hành tinh có vận tốc quay cao nhất của Hệ Mặt Trời.
Chung quanh Sao Mộc có một số vòng đai tạo bởi bụi và đá. Hiện nay các nhà thiên văn học xác nhận là Sao Mộc có 3 vòng đai được tạo ra bởi bụi và đá từ 4 vệ tinh thuộc nhóm Amalthea. Nếu kể từ tâm của Sao Mộc ra, vòng đai thứ nhất nằm từ 100 ngàn đến 122,8 ngàn km; vòng thứ hai từ 122,8 ngàn đến 129,2 ngàn km và vòng thứ ba từ 129,2 ngàn đến 214,2 ngàn km. Một vòng đai nữa ở rất xa về phía ngoài chưa được xác nhận chính thức. Đặc biệt là vòng đai ngoài cùng này, giống như các vệ tinh phía ngoài, quay ngược chiều với chiều quay của sao Mộc.
Đến năm 2004, đã có 63 vệ tinh của Sao Mộc được khám phá và được chia ra làm 7 nhóm. Trong những vệ tinh này: Io, Europa, Ganymedes và Callisto được khám phá bởi Galileo Galilei từ đầu thế kỷ 17 và được lập thành một nhóm. Bốn vệ tinh này, cùng với Metis, Adrastea và Amalthea của nhóm Amalthea, tự quay một vòng chung quanh chính mình trong một thời gian bằng một vòng chung quanh Sao Mộc nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Mộc và một mặt quay đi. Đại đa số những vệ tinh nhỏ còn lại tuy quay chung quanh Sao Mộc nhưng đi ngược với chiều quay của hành tinh này.
Vào tháng 12 năm 1973, Pioneer 10 trở thành phi thuyền đầu tiên bay ngang Sao Mộc. Đúng một năm sau đó Pioneer 11 cũng đến nơi. Cả hai phi thuyền đều được dùng để nghiên cứu về từ trường của Sao Mộc.
Trong năm 1979 có hai phi thuyền bay ngang hành tinh, Voyager 1 vào tháng 3 và Voyager 2 vào tháng 7. Cả hai được dùng để nghiên cứu các vệ tinh của nhóm Galilean nhưng, đồng thời, đã khám phá ra các vòng đai của hành tinh.
Theo dự định, Tàu vũ trụ New Horizons sẽ bay ngang Sao Mộc vào khoảng 2007 trong khi trên đường đến Sao Diêm Vương
Sao Thổ là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời. Sao Thổ cũng là loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng do đó không có đất và đá giống như Trái Đất. Tuy lớn thứ nhì sau Sao Mộc nhưng khối lượng của Sao Thổ chưa bằng 1/3 khối lượng của Sao Mộc.
Tên của Sao Thổ dựa vào nguyên tố thổ của Ngũ Hành. Các văn hóa Tây phương dùng tên của người khổng lồ Saturn trong thần thoại La Mã cho Sao Thổ; trong thần thoại Hy Lạp vị thần này là Cronus
Sao Thổ, chụp bởi tàuVoyager 2
Cũng giống như Sao Mộc, Sao Thổ là một khối hình cầu với một lõi bằng đá và nhiều lớp khinh khí (H2) ở cả ba thể nằm ở trên. Ngay trên lõi là một lớp khinh khí ở thể đặc, với nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại. Lớp khinh khí đặc đó biến dần dần sang thể lỏng đặc, thể lỏng thường, thể khí đặc, rồi thể khí thường của những lớp nằm bên trên.
Nhìn từ xa bầu khí quyển của Sao Thổ có nhiều vành nằm song song với xích đạo giống như Sao Mộc tuy rằng rộng hơn và không có mầu đậm bằng các vành của Sao Mộc. Sao Thổ cũng có nhiều cơn lốc khổng lồ giống như Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc nhưng không tồn tại lâu bằng – vào năm 1990 viễn vọng kính Hubble đã khám phá một vết tương tự ở gần xích đạo của Sao Thổ nhưng 4 năm sau thì vết này biến mất, trong khi Đốm Đỏ Lớn vẫn còn sau hơn 300 năm nay. Trong 4 năm đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho vết này là Đốm Trắng Lớn.
Sao Thổ là hành tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời có tỉ trọng kém hơn tỉ trọng của nước.
Giống như trường hợp của Sao Mộc, những vùng khác nhau trên Sao Thổ quay với một vận tốc khác nhau. Vùng chung quanh xích đạo, còn gọi là System I của Sao Thổ, quay một vòng trong 10 giờ 14 phút trong khi vùng gần hai cực, còn gọi là System II của Sao Thổ, quay chậm hơn 25 phút, hay 10 giờ 39 phút 24 giây.
Các nhà thiên văn không biết một ngày sao Thổ dài bao nhiêu tiếng, bởi họ không thể khắc phục được trở ngại đối với hành tinh khí khổng lồ này.
Trong một thời gian dài, người ta đã thực hiện các phép đo radio về từ trường của sao Thổ để dự đoán độ dài ngày của nó nhung gap rat nhieu kho khan vì nhung quan sát mới đây cho thấy các đường sức từ của sao Thổ không bắt kịp tốc độ tự quay nó.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do các mạch phun trào từ vệ tinh Enceladus của sao Thổ ảnh hưởng đến từ trường của hành tinh mẹ, mạnh đến nỗi từ trường đó quay chậm hơn bản thân sao Thổ, dù Enceladus chỉ rộng khoảng 500 km.
Như vậy, độ dài ngày chính xác của sao Thổ vẫn còn là bí ẩn, người ta chỉ biết rằng một năm của nó dài hơn 29 năm trái đất.
Hình ảnh của Sao Thổ rất nổi bật vì một vòng đai nhiều mầu xung quanh xích đạo. Chính vì vòng đai này làm cho Galileo Galilei lầm tưởng là Sao Thổ có hai "tai", hay hai "quai".
bóng của Sao Thổ lên vành đai và ngược lại, bóng của vành đai lên
hành tinh. Vành đai dày bên trong chính là phần sáng
nhất của cả hệ thống
vành đai.
Vào năm 1675 Cassini xác định rằng vòng đai của Sao Thổ bao gồm nhiều vòng đai nhỏ với những khoảng hở ở giữa chúng. Khoảng hở lớn
nhất, do đó, được đặt
tên là Khoảng hở Cassini.
Cấu tạo của các vòng đai này là các viên đá, sắt hay băng đá có kích thước từ nhỏ như hạt bụi đến lớn như chiếc xe.
Cho đến nay đã có 47 vệ tinh của Sao Thổ được khám phá. Tổng số vệ tinh của Sao Thổ sẽ rất khó xác định vì sự khác biệt giữa một vệ tinh nhỏ và một viên đá lớn của vòng đai không được ấn định rõ. Bốn vệ tinh có đường kính lớn hơn 1000 km, trong đó Titan là vệ tinh to nhất. Với một đường kính 5150 km, Titan không những to hơn cả Mặt Trăng mà còn to hơn 2 hành tinh của Hệ Mặt Trời là: Sao Diêm Vương và Sao Thủy.
Titan là vệ tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời với một bầu khí quyển.
Hình ảnh radar do NASA công bố cho thấy các vùng chứa chất lỏng màu xanh trên bề mặt Titan
Một số bức ảnh do tàu Cassini cung cấp gần đây cho thấy có dấu vết của protein và amino axit trên vệ tinh Titan, nơi có bầu khí quyển dày gồm nitơ và methane rất giống với khí quyển Trái Đất trước khi sự sống bắt đầu cách đây hơn 3,8 tỷ năm.Tuy nhiên, khả năng tìm thấy các sinh vật sống trên Titan là rất xa vời, bởi Titan rất lạnh. Nhiệt độ của nó ở vào khoảng -180°C nên rất hiếm nước ở thể lỏng, đồng thời hạn chế các phản ứng hoá học cần cho sự sống.
Trong các vệ tinh lớn, 8 vệ tinh tự quay một vòng chung quanh chính mình trong cùng một thời gian với một vòng chung quanh Sao Thổ nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Thổ và một mặt quay đi – giống như trường hợp của Mặt Trăng đối với Địa Cầu. Trong số các vệ tinh nhỏ, 6 vệ tinh đi ngược với chiều quay của Sao Thổ. Hầu hết các vệ tinh của Sao Thổ có cấu tạo pha trộn giữa băng và đá.
Phi thuyền đầu tiên bay ngang Sao Thổ là Pioneer 1, vào năm 1979. Trong hai năm sau, 1980 và 1981, Voyager 1 và Voyager 2 đã bay ngang và cho thêm nhiều dữ kiện về hành tinh này.
Pioneer 1
Vào đầu tháng 7 năm 2004, Tàu vũ trụ Cassini-Huygens đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Thổ. Chương trình chính của Cassini-Huygens là khảo cứu về Sao Thổ và các vệ tinh quan trọng của nó, nhất là Titan.
Tàu vũ trụ Cassini-Huygens
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối lượng. Các văn hóa Tây phương dùng tên của thần Ouranos, vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp, cho hành tinh này; vị thần tương đương trong thần thoại La Mã có tên là Caelus. Tên tiếng Việt của hành tinh được dịch ra dựa vào Ouranos vì Sao Thiên Vương, có nghĩa là "ngôi sao của vị vua trên trời".
Cũng giống như Sao Mộc và Sao Thổ, Sao Thiên Vương là loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng nhưng không chứa nhiều khinh khí (H2) như hai hành tinh trên. Sao Thiên Vương có một cấu tạo giống như các lõi của Sao Mộc và Sao Thổ mà không có lớp khinh khí ở thể đặc bọc bên ngoài.
Tàu Voyager 2 chỉ nhận thấy các lớp mây mỏng và không có gì đặc sắc khi bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986. Nhưng gần đây, viễn vọng kính Hubble lại nhận thấy nhiều vòng mây tựa như các vòng mây của Sao Mộc.
Sao Thiên Vương nhìn từ tàu Voyager 2, tháng 1/1986, ở khoảng cách 4,17 triệu km.
Trong khi Sao Mộc có Đốm Đỏ Lớn khổng lồ và Sao Thổ có một vòng đai nhiều mầu thì điểm đặc biệt của Sao Thiên Vương là trục quay của nó. Trong khi các hành tinh khác hầu như đứng thẳng trên quỹ đạo của chúng, Sao Thiên Vương quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo. Độ nghiêng của trục quay đối với quỹ đạo của nó là 97°.
Hậu quả của việc nằm ngang trên quỹ đạo là hai cực của Sao Thiên Vương nhận được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn vùng xích đạo. Khi Sao Thiên Vương ở trong khoảng 1/4 phần của quỹ đạo, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào một cực; khi ở trong khoảng 1/4 phần đối diện, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào cực kia. Tuy nhiên vùng xích đạo của Sao Thiên Vương vẫn nóng hơn hai vùng cực và các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được cung nhu nguyên nhân của độ nghiêng lớn của no. Co the la do một sự va chạm với một hành tinh khác trong quá khứ.
Sao Thiên Vương có một vòng đai rất mờ tạo bằng những hòn đá với đường kính vào khoảng 10 m. Vòng đai này thật sự bao gồm nhiều vòng đai nhỏ
Sư hiện diện của các vòng đai này đã được kiểm chứng bởi Voyager 2 khi phi thuyền này bay ngang Sao Thiên Vương vào 1986.
Tuy nhiên, mới đây các nhà thiên văn học đã công bố trên Tạp chí Science rằng hành tinh bên cạnh nó, sao Thiên vương cũng có vành đai xanh. Đó là vành đai ngoài cùng giống như vành đai sao Thổ. Vành đai xanh của Thiên vương tinh cách trung tâm của ngôi sao này 97.000km.
Giải thích màu xanh của vành đai sao Thiên vương, các nhà nghiên cứu cho rằng nó bị ảnh hưởng của mặt trăng Encelade (của Thiên vương tinh) mà địa chất của nó vẫn hoạt động. Máy dò Cassini đã cho phép quan sát các mạch nước phun ra từ bề mặt của nó. Theo các nhà khao học, sự có mặt của các mặt trăng là yếu tố chính giải thích màu xanh của các vành đai.
Cho đến nay các nhà khoa học đã công nhận 27 vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương. Trong do: Titania, Oberon, Ariel, Umbirel, Miranda lập thành một nhóm. Nhóm này có quỹ đạo nằm giữa 120 ngàn km và 590 ngàn km nếu kể từ tâm của Sao Thiên Vương ra. Cả 5 vệ tinh tự quay một vòng chung quanh chính mình trong cùng một thời gian với một vòng chung quanh Sao Thiên Vương nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Thiên Vương và một mặt quay đi..
Hình anh ve mat trang Titania cua Thiên Vuong Tinh
Cho đến 2004 chỉ có một phi thuyền đi gần đến Sao Thiên Vương. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1986 Voyager 2, phóng lên với mục đích thám hiểm Sao Hải Vương, đã bay gần Sao Thiên Vương nhất – vào khoảng 9,1 triệu km – và gửi về nhiều bức ảnh của hành tinh cũng như những vòng đai của nó.
Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh nặng thứ ba trong Thái Dương Hệ. Vì quỹ đạo của Sao Diêm Vương khá lệch tâm, thì đôi khi Sao Hải Vương là hành tinh xa Mặt Trời nhất. Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Neptune, vị thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, cho hành tinh này; vị thần tương đương trong thần thoại Hy Lạp là Poseidon.Tên tiếng Việt của hành tinh này được dựa trên tên Neptune vì Sao Hải Vương có nghĩa là "ngôi sao của vị vua của biển cả".
So sánh kich thuoc giua Hai Vuong va Trai Dat
Sao Hải Vương được quan sát lần đầu tiên bởi Galileo Galilei vào đầu thế kỷ 17, khi hành tinh này xuất hiện ở gần Sao Mộc. Nhưng ông ta cho đó là một ngôi sao, nên sự khám phá của hành tinh này không được coi như bởi ông.
Vào năm 1821 Alexis Bouvard, trong khi xuất bản các bảng về quỹ đạo của Sao Thiên Vương, đã nhận thấy có một sự trệch mà chỉ có thể gây ra bởi một hành tinh khác chưa tìm thấy. Vào năm 1843 John Adams và vào năm 1846 Le Verrier đã tính được quỹ đạo mà hành tinh giả định này phải vạch ra chung quanh Mặt Trời. Cuối cùng, vào ngày 23 tháng 9 1846 Heinrich đã tìm thấy Sao Hải Vương ở gần nơi mà Adams và Le Verrier đã từng nói trước rằng nó phải ở đó.
Sao Hải Vương là loại hành tinh có cấu tạo là các chất khí ở thể lỏng như Sao Thiên Vương. Các nhà khoa học nghĩ rằng Sao Hải Vương có một lõi bằng đá và kim loại, ở trên là một hỗn hợp gồm đá, nước, mêtan và ammonia. Các phần tử chính của khí quyển, nhất là tại trên cao, là khinh khí (H2) và hêli (He) nhưng càng xuống sâu thì tỉ lệ các chất khí khác tăng lên và không khí dần dần đặc lên cho đến khi thành thể lỏng tại bề mặt.
Khác hẳn với Sao Thiên Vương, các hiện tượng trong bầu khí quyển của Sao Hải Vương rõ hơn rất nhiều – gió trên Sao Hải Vương có thể đạt đến 2000 km/h. Trong khi Sao Mộc có Đốm Đỏ Lớn và Sao Thổ có Đốm Trắng Lớn, Sao Hải Vương cũng có một cơn lốc khổng lồ xẩy ra thường xuyên và được đặt tên là Đốm Đen Lớn.
Sao Hải Vương nhận được rất ít năng lượng của Mặt Trời vì có một quỹ đạo quá xa – nhiệt độ trung bình trên bề mặt là -218°C – tuy nhiên Sao Hải Vương vẫn còn tỏa ra nhiệt. Các nhà khoa học cho rằng đây là nhiệt còn dư lại từ thời sơ sinh của hành tinh này. Họ cũng nghĩ đây là động cơ tạo ra các luồng gió 2000 km/h.
Sao Hải Vương có một vòng đai rất mờ. Các cuộc quan sát những ngôi sao bị che bởi Sao Hải Vương (khi hành tinh này di chuyển đến phía trước chúng) trong thập niên 1980 đều cho thấy các ngôi sao này nhấp nháy trước khi bị che hoàn toàn bởi hành tinh. Sang đến năm 1989 thì Voyager 2 đã xác nhận sự hi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Công Hoàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)