Tong hop tieng viet 3,4

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Phuc | Ngày 17/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: tong hop tieng viet 3,4 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Công thức Tiếng Việt

Cấu tạo của tiếng:
Tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh.
Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
VD:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh

người
ng
ươi
huyền

ao

ao
ngang


Trong Tiếng Việt có 6 thanh để ghi các tiếng là: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
Dấu thanh đánh trên đầu âm chính.

II. Từ đơn, từ phức:
1.Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
VD: Từ đơn: trường, bút, mẹ,…
Từ phức: xinh đẹp, xinh xắn,…
Có hai cách chính để tạo từ phức:
a,Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
VD: học sinh, học hành,…
b,Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau. Đó là các từ láy
VD: thầm thì, cheo leo, luôn luôn,…
Từ ghép chia làm hai loại:
Từ ghép tổng hợp: ( bao quát chung): Bánh trái, xe cộ,…
Từ ghép có nghĩa phân loại: ( chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất): bánh rán, bánh nướng,…, xe đạp, xe máy,…



III. Từ loại:
Danh từ: là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
VD: cô giáo, bàn ghế, mây, kinh nghiệm, rặng( cây)…
Danh từ chung là tên của một loại sự vật: sông, núi, bạn,…
Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
VD: dãy núi Trường Sơn, sông Hồng, bạn Lan,…
Động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của vật.
- Động từ thường đi cùng các từ: đã, đang, sắp, hãy, đừng, chớ,…
VD: - đang làm bài, sẽ quét nhà,…., dòng thác đổ, lá cờ bay,…
Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
- Tính từ thường đi cùng các từ rất, quá, lắm,…
VD: rất xinh, đẹp lắm, đi nhanh nhẹn, ngủ say,…


Cấu tạo của câu:
A: câu đơn: có một vế câu đủ chủ ngữ,vị ngữ.
Câu kể: ( còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc.
Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Cuối câu kể có dấu chấm.
VD: Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ.
Câu kể thường có 3 loại:
a, Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa); trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật
( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ, (cụm động từ) tạo thành.
VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.
b, Câu kể Ai thế nào? gồm có hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành. - Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ, (cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
VD: Chị tôi rất xinh.
Em bé ngủ.
c, Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là
gì ?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Phuc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)